Vương Quân
Uganda đã hủy hợp đồng đường sắt trị giá hơn 2,2 tỷ USD với nhà thầu CHEC Trung Quốc, và tìm đến công ty Yapi Merkezi của Thổ Nhĩ Kỳ để thay thế. Nguyên nhân là Trung Quốc không đủ thiện chí đầu tư cho dự án này, theo Reuters và Bloomberg đưa tin 12/1.
“Đã hủy hợp đồng rồi, mọi việc không chạy,” trưởng điều phối dự án của Uganda ông Perez Wamburu nói như vậy trong một phỏng vấn hôm thứ Năm (12/1).
Đây là hợp đồng năm 2015 trị giá 2,2–2,3 tỷ USD với CHEC (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Cảng) Trung Quốc để xây dựng đường sắt theo chuẩn SGR (Standard Gauge Railway, khổ đường sắt tiêu chuẩn). Đó là chuẩn phổ biến ở quốc tế, không phải khổ hẹp hơn hiện đang phổ biến ở khu vực. Tuyến đường sắt này dài 273 km từ Kampala của Uganda nối đến biên giới với nước láng giềng ở phía Đông là Kenya.
Nối với biên giới Kenya là kỳ vọng có được vận tải đường sắt thông suốt từ Kampala đến tận thành phố cảng Mombasa của Kenya bên bờ Ấn Độ Dương. Đây là nằm trong chiến lược của Tổng thống Uganda Yoweri Museveni, biến thủ đô của quốc gia Đông Phi này trở thành một trung tâm giao thông ở khu vực (hub). Hủy dự án từ năm 2015 như vậy, sẽ khiến chiến lược của ông Museveni bị chậm trễ nhiều năm.
Một quan chức cấp cao của Bộ Công trình và Dự án Giao thông Uganda tiết lộ với Reuters rằng Uganda khá thất vọng trước việc chính quyền Bắc Kinh không sẵn sàng cung cấp vốn cho dự án xây dựng đường sắt, và đó là nguyên nhân họ phải tích cực tìm kiếm đối tác khác.
Mặc dù quan chức Uganda không được phép phát biểu công khai về chủ đề này nên không muốn nêu tên, nhưng ông cho biết ngay từ tháng 12 năm ngoái, Uganda đã gửi thư cho công ty Trung Quốc bày tỏ ý định hủy bỏ hợp đồng, nhưng phía Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa bày tỏ bất kỳ sự phản đối nào.
Ông nói, “một trong những nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đã ký với Trung Quốc là họ sẽ hỗ trợ Uganda về tài chính, nhưng họ đã không thực hiện điều đó trên thực tế.”
Mặc dù Kenya, cũng bằng khoản vay từ Trung Quốc, đã triển khai kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt 730 km nối từ Mombasa, thành phố lớn thứ 2 của Kenya, đến Naivasha (thị trấn ở Tây Bắc của Nairobi), nhưng hiện vẫn chưa chắc chắn Kenya sẽ triển khai kết nối tiếp từ đó tới biên giới với Uganda hay không.
Các nhà tài trợ Trung Quốc đã không thực hiện cam kết hỗ trợ Uganda cho dự án, khiến dự án bị đình trệ, chủ yếu là vì lo ngại nếu Kenya không xây dựng đoạn nối tới biên giới Uganda, hoặc triển khai không kịp thời gian, thì cuối cùng dự án với Uganda có thể sẽ thất bại.
Trong khi đó, tại nước láng giềng phía nam của Uganda là Tanzania, công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ Yapi Merkezi đã giúp xây dựng tuyến đường sắt theo chuẩn SGR dài 1.219 km thuận lợi cho thương mại nối với với các nước khác, trong đó có Uganda.
Về vấn đề này, một người của Bộ Truyền thông Uganda chỉ ra rằng họ rất ấn tượng với công trình của Yapi Merkezi ở Tanzania và đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Yapi Merkezi.
Theo Bloomberg đưa tin thì công ty Yapi Merkezi sẽ công bố quyết định của họ trong một vài tuần tới.
Các đàm phán về khoản nợ “Vành đai và Con đường” lên tới 838 tỷ USD
Theo báo cáo của Thời báo Tài chính, đến cuối năm 2021, Trung Quốc dẫn đầu sáng kiến “Vành đai và Con đường” và số tiền đầu tư và tài trợ vào hàng chục quốc gia đang phát triển đã lên tới 838 tỷ USD. Trong đó, nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã tham gia “Vành đai và Con đường” mà không phải trả bất kỳ khoản tiền nào, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ dây chuyền có thể sớm bùng nổ.
Báo cáo trích dẫn dữ liệu từ tổ chức tư vấn Rhodium Consulting cho thấy số tiền vay được đàm phán để giảm nợ giữa Trung Quốc và các quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường” vào năm 2020 và 2021 đã tăng vọt lên 52 tỷ USD. Hai năm trước 2020 mới là 16 tỷ đô la Mỹ, nay đã tăng hơn gấp ba lần.
Theo ước tính của Rhodium Consulting, với sự suy thoái kinh tế và tài chính nhanh chóng của các nước nghèo tham gia “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc đàm phán xóa nợ kể từ năm 2001, chiếm 16% tổng số khoản hoãn nợ, và có nhiều cuộc thương lượng giảm miễn khoản vay, liên quan đến việc miễn, hoặc hoãn thanh toán hoặc lãi suất thấp hơn.
ĐCSTQ xuất khẩu chính trị?
Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) đã đầu tư 40 triệu đô la Mỹ để đào tạo cán bộ trẻ cho các đảng cầm quyền ở 6 quốc gia châu Phi, qua đó xuất khẩu mô hình cai trị của ĐCSTQ. Một số nhà phân tích cho rằng “Chi bộ trường đảng châu Phi” do ĐCSTQ thành lập lần này là để xuất khẩu mô hình “độc đảng toàn trị.”
Theo tờ South China Morning Post của Hồng Kông, Trường Lãnh đạo Mwalimu Julius Nyerere ở Tanzania chính thức khai trương vào tháng 3/2022. Trường được đồng tài trợ và thành lập bởi 6 quốc gia bao gồm Nam Phi —Tanzania, Mozambique, Zimbabwe, Angola và Namibia— và Ban Liên lạc Quốc tế Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ (tên thường gọi là Ban Đối ngoại của ĐCSTQ; gọi tắt là Trung Liên Bộ) được tài trợ 40 triệu đô la Mỹ và chịu trách nhiệm cho khóa đào tạo vào đầu tháng này.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời các nhà phân tích báo cáo rằng bên cạnh việc tăng cường “ngoại giao đảng” thì học viện cũng đang cố gắng dạy cho các nước châu Phi về cái gọi là “mô hình ĐCSTQ” như là “một đảng độc đại” và “một đảng lãnh đạo”… cho nên, nó có thể được gọi là “Chi bộ trường đảng châu Phi” của ĐCSTQ.
Ngoài ra, vào tháng 6/2022, ĐCSTQ còn mời các nước vùng Đông Bắc Phi tổ chức “Hội nghị về An ninh, Quản trị và Phát triển” tại Ethiopia, và có cả Kenya, Djibouti, Somalia, Uganda tham gia. Sáu quốc gia kể cả gồm Trung Quốc và Sudan đã cử các quan chức cấp cao tham dự. Quan chức ĐCSTQ tuyên bố rằng các quan chức song phương cấp cao của Trung Quốc và châu Phi đã “trao đổi quan điểm về những thách thức đối với an ninh, phát triển và quản trị khu vực” tại cuộc họp.
Vương Quân, Vision Times