Bình Minh
Việc mở cửa trở lại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (Trung Quốc) sau zero-COVID chắc chắn là điều rất quan trọng đối với thị trường tài chính vốn đã bị thiệt hại hai con số vào năm 2022, do lạm phát và lãi suất gia tăng. Tuy nhiên, đây là họa hay phúc đối với nền kinh tế toàn cầu còn cần sự kiểm chứng của thời gian.
Ban đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực thi chính sách phòng chống dịch zero-COVID hà khắc, sau đó lại đột nhiên “bỏ phong tỏa”. Thậm chí họ còn cố tình đẩy nhanh tốc độ lây nhiễm COVID, đồng thời thổi phồng việc mở cửa Trung Quốc là niềm hy vọng cho các thị trường mới nổi, tiền tệ hàng hóa, dầu mỏ, du lịch và các công ty xa xỉ của châu Âu…
Tất cả những điều này liệu có mang lại một tương lai tươi sáng cho các nhà đầu tư toàn cầu? Hay chỉ làm gia tăng áp lực lạm phát mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế trên toàn thế giới đang phải vật lộn để chống lại nó?
Hiện số ca nhiễm và tử vong do virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), cũng như thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế Trung Quốc do dịch bệnh vẫn chưa thể hiện nhiều, nhưng giá cả hàng hóa đã tăng cao, làm tăng nguy cơ lạm phát.
Một số nhà kinh tế tin rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại giống như một canh bạc.
Deutsche Welle (DW) bình luận, nếu suy nghĩ logic có thể thấy rằng virus hiện đã biến chủng. Do đó, một số người phương Tây tin rằng Trung Quốc đang rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, cho biết ngay cả khi Trung Quốc tiến tới mở cửa lại biên giới, trong bối cảnh số ca nhiễm COVID ở Trung Quốc đang gia tăng đột biến, thì triển vọng kinh tế của nước này vẫn ảm đạm.
Năm 2022, lần đầu tiên sau 40 năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm, hoặc giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn của toàn cầu. Kinh tế suy giảm mạnh đã trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng của chế độ ĐCSTQ.
Tờ New York Times đã đăng một bài bình luận vào ngày 13/1 và chỉ ra rằng trong bài phát biểu chúc mừng năm 2022, ông Tập Cận Bình không đề cập đến kinh tế Trung Quốc, nhưng trong phút đầu tiên của bài phát biểu chúc mừng năm 2023, ông đã khen ngợi nền kinh tế Trung Quốc. Ông Tập nói rằng Trung Quốc “tiếp tục giữ vị thế là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới”.
Tuy nhiên, nhà bình luận các vấn đề thời sự Lương Kinh (Liang Jing) đã viết một bài phân tích nói rằng: Xu hướng của nền kinh tế của Trung Quốc đã mất sau khi trải qua đại dịch toàn cầu, tức là nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua điểm uốn lịch sử từ thịnh vượng sang suy thoái.
Theo báo cáo của Reuters, tháng 10/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, chủ yếu là do chiến tranh Nga-Ukraine, lạm phát cao và việc các ngân hàng trung ương của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất “mạnh tay”. Đồng thời, Trung Quốc đang đồng loạt nới lỏng zero-COVID, dự định “cùng tồn vong với virus”.
Sự gia tăng đột biến các ca nhiễm COVID trong một thời gian ngắn đã khiến người tiêu dùng Trung Quốc không dám ra ngoài và luôn cảnh giác. Các hoạt động kinh tế và thị trường lao động không có sự cải thiện đáng kể.
Georgieva cho biết bà dự đoán đợt bùng phát COVID mới có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay, và ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực và toàn cầu.
Tháng trước, IMF và OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 lần lượt ở mức 4,4% và 4,7%. Điều này cho thấy triển vọng không có gì hứa hẹn.
Dự kiến, IMF sẽ công bố dự báo kinh tế mới nhất tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Thụy Sĩ vào giữa tháng 1/2023. Khi đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và toàn cầu có thể bị hạ xuống một lần nữa.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích chỉ ra rằng trong năm nay, Trung Quốc có thể sẽ xảy ra việc “mua sắm phục thù” mang tính giai đoạn. (Mua sắm phục thù chỉ sự gia tăng đột ngột trong việc mua hàng tiêu dùng sau khi mọi người bị từ chối cơ hội mua sắm trong một thời gian dài). Chẳng hạn, ngành du lịch, vận tải, và ăn uống sẽ là những ngành được hưởng lợi từ mức tiêu thụ này.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị zero-COVID giáng đòn quá mạnh sẽ mất nhiều thời gian hơn mới có thể phục hồi. Mua sắm phục thù không phải là xấu đối với một số công ty phương Tây ở Trung Quốc.
Đó là lý do vì sao CEO của một số hãng ôtô Đức chuẩn bị sang Trung Quốc vào cuối tháng 1/2023. Hãng điện tử Panasonic của Nhật Bản cũng đẩy mạnh đầu tư sản xuất đồ điện gia dụng tại Trung Quốc.
Goldman Sachs, công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ, thông báo rằng công ty quản lý tài sản liên doanh Trung Quốc và nước ngoài “Goldman Sachs ICBC Wealth Management” đã được phép thành lập.
Ước tính bắt đầu từ giữa năm nay, kiểu mua sắm phục thù này sẽ đạt đến đỉnh điểm. Nhưng về lâu dài, nó không thể trở thành động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc. Nó có kéo dài hay không còn tùy thuộc vào việc nhà cầm quyền Bắc Kinh có “sự thay đổi đột biến” trong chính sách hay không.
Bình Minh