Chiến tranh thông tin phơi bày luồng dối trá bất tận của ĐCSTQ

Stu Cvrk

Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Bãi biển Myrtle, Nam Carolina, Hoa Kỳ, ngay trước khi bị bắn hạ. (Ảnh: Wikipedia)

Chiến tranh thông tin là một phần trong kế “không đánh mà thắng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ): gây ảnh hưởng và thuyết phục những người ra quyết định của kẻ thù, các nhà lãnh đạo quốc tế và những người khác về ‘thiện chí hòa bình’ của Trung Quốc. Tuy nhiên, những luồng dối trá bất tận của ĐCSTQ cũng theo đó mà bị phơi bày.

Chiến tranh thông tin hỗ trợ các mục tiêu của ĐCSTQ (thường đạt được bằng sự trả giá của những người khác) thông qua phối hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thông, ngoại giao và các nỗ lực khác nhằm ngăn chặn hoặc trì hoãn các hành động của những quốc gia có ý định phá hoại tham vọng của Trung Quốc.

Nhưng đừng nhầm lẫn. Mặc dù có đặc tính phi động lực học, nhưng chiến tranh thông tin là một cuộc chiến thực sự: có kẻ thắng người thua, và người Trung Quốc chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Nếu họ thắng thế, nền tự do và quyền tự do của phương Tây sẽ biến mất.

Bất kể những lời dối trá bất tận mà các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc lan truyền có mạnh mẽ đến đâu, thì điều quan trọng là chúng ta phải thường xuyên chú ý đến chúng bởi vì ĐCSTQ sẽ “để lộ” những mối quan tâm và ưu tiên thực sự của mình mỗi khi chỉ trích đối phương, đặc biệt là “đối thủ chính” của họ: Hoa Kỳ.

Cùng điểm một vài lời dối trá của ĐCSTQ được truyền thông nhà nước lan truyền trong những tuần gần đây để xem liệu chúng ta có thể suy ra động cơ thực sự của họ hay không.

Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã sản xuất một video hoạt hình vào tháng 9/2020 để quảng bá “Thuyết chủng tộc trọng yếu” cho các bậc cha mẹ và trẻ em Mỹ. (Ảnh chụp màn hình của video)

‘Dân chủ đặc sắc Trung Quốc’

Một chủ đề tuyên truyền không ngừng nghỉ là “nền dân chủ đặc sắc Trung Quốc” vượt trội hơn nhiều so với “nền dân chủ kiểu phương Tây”. Điều đó thật nực cười, vì ở Trung Quốc, nền dân chủ chỉ giới hạn trong việc bỏ phiếu cho các ứng cử viên được ĐCSTQ chấp thuận trong tất cả các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) vào ngày 11/2 đã giật tít rằng “tính hiếu chiến của nền dân chủ Hoa Kỳ bắt nguồn từ bá quyền, bắt nạt và độc đoán”.

Chúng ta hãy thử nhìn xem, những người Đức và Nhật Bản bại trận sau Thế chiến II giờ đây như thế nào? Họ trở thành các nền dân chủ sôi động, phát triển mạnh mẽ và được tái thiết với sự trợ giúp của một Hoa Kỳ dân chủ và thân thiện. Sự phản đối của người bản địa về nền dân chủ kiểu phương Tây ở hai quốc gia này hiện chỉ giới hạn ở phe cực tả và cực hữu.

Hơn nữa, người dân trên khắp thế giới đang bỏ phiếu ủng hộ loại hình dân chủ mà họ yêu thích. Trong nhiều thập kỷ, người châu Phi và người Trung Đông tràn ngập Tây Âu, trong khi trong hai năm qua, 6 triệu người nhập cư bất hợp pháp từ khắp nơi trên thế giới (thậm chí cả Trung Quốc!) đã tràn vào Hoa Kỳ qua biên giới Mexico. Ngược lại, với hàng thập kỷ diệt chủng không ngừng nghỉ ở Tây Tạng và Tân Cương, cũng như cảnh tượng đàn áp tàn bạo nền dân chủ Hong Kong bắt đầu từ năm 2020, chẳng có ai khao khát di cư sang Trung Quốc độc tài.

Tuy nhiên, người Trung Quốc phải tiếp tục chỉ trích nền dân chủ kiểu phương Tây vì đây là hình thức chính phủ thống trị mà hầu hết người dân trên toàn thế giới đều khao khát. Kết quả là, ĐCSTQ buộc phải “chơi chữ” để vượt mặt phương Tây bằng cách tuyên truyền rằng “dân chủ đặc sắc Trung Quốc” luôn là hệ thống vượt trội. Tất nhiên là vô lý, nhưng chiến dịch chiến tranh thông tin về chủ đề này vẫn không suy giảm.

Người biểu tình giương cao tờ giấy trắng, một biểu tượng phản đối chính sách kiểm duyệt và chính sách Zero Covid của chính quyền Trung Quốc vào ngày 27/11/2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Đảo ngược chính sách Zero Covid

Trong gần ba năm, chính sách Zero Covid phản khoa học đã tàn phá người dân và nền kinh tế Trung Quốc thông qua các biện pháp phong tỏa bắt buộc tùy tiện, hạn chế đi lại, chế độ xét nghiệm hà khắc, quy định đeo khẩu trang vô giá trị, tiêm chủng bắt buộc và các biện pháp hạn chế khác theo chỉ đạo cá nhân của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình, đoàn ngoại giao “chiến lang” của ông và các phương tiện truyền thông nhà nước đã ca ngợi thành công trong việc hạn chế Covid-19 là nhờ sự lãnh đạo của cá nhân ông Tập. Đồng thời, ĐCSTQ cố gắng thuyết phục thế giới áp dụng các biện pháp ngăn chặn Covid-19 của Trung Quốc.

Tuy nhiên, dưới chính sách Zero Covid, đặc biệt là trong quý 4/2022 (2,9%), với mức tăng trưởng GDP được báo cáo chính thức đã cắt giảm hơn một nửa từ năm 2021 (8,1%) xuống 2022 (3%). Hơn nữa, các cuộc biểu tình và bạo loạn quy mô lớn đã nổ ra ở hàng chục thành phố vào cuối năm 2022, châm ngòi cho “cuộc cách mạng Giấy trắng” mà cuối cùng đã buộc ông Tập Cận Bình phải nhắm mắt và hủy bỏ chính sách Zero Covid của mình vào tháng 12/2022.

Đây là một quyết định đảo ngược chính sách ngoạn mục ngang với việc đảo ngược các chính sách tàn khốc của ĐCSTQ liên quan đến Cách mạng Văn hóa (hàng triệu người chết) và chính sách một con (dân số Trung Quốc hiện đang giảm). ĐCSTQ không bào chữa hay thừa nhận thất bại! Rốt cuộc thì khả năng quản lý của ĐCSTQ ở Trung Quốc là vô song!

Tuy nhiên, mặc dù khẩu hiệu “Zero Covid” đã được dỡ bỏ, nhưng tờ Global Times vào ngày 29/1 vẫn đưa tin rằng “Chiến lược Covid của Trung Quốc thúc đẩy sự đoàn kết, cộng đồng với tương lai chung” và rằng Trung Quốc đã “đạt đến một giai đoạn mới trong phòng ngừa và quản lý Covid”. Làm thế nào mà có thể khéo léo mô tả sự thay đổi chính sách mà không chú ý đến việc gia tăng số ca tử vong và lây nhiễm trên khắp Trung Quốc, trong khi tìm cách hạ thấp tin tức của truyền thông phương Tây về những thất bại trong chính sách Zero Covid của Trung Quốc?

Bất chấp những sự thật trái ngang, chiến dịch chiến tranh thông tin của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ và phương Tây vẫn duy trì ảo tưởng về sự lãnh đạo của Trung Quốc. Thông điệp tuyên truyền là vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc trong việc “chiến đấu với Covid” không hề suy yếu và một kỷ nguyên mới đã bắt đầu, bỏ qua cụm từ “chính sách Zero Covid thất bại”.

Hải quân Mỹ đang tiến hành trục vớt xác khinh khí cầu do thám tầm cao của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Myrtle Beach, Nam Carolina, hôm 5/2/2023. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)

Những lời dối trá về khinh khí cầu

Câu chuyện về “khinh khí cầu” đã thu hút sự chú ý của thế giới trong những tuần gần đây. Chính quyền ông Biden đã cho phép một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lục địa Hoa Kỳ, thu thập dữ liệu gần các hầm chứa vũ khí hạt nhân và các tài sản quân sự rất nhạy cảm khác của Hoa Kỳ cho đến khi nó bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina vào ngày 4/2.

Một loạt các báo cáo điều tra đã vạch trần các sứ mệnh khinh khí cầu của Trung Quốc được thực hiện trên khắp thế giới trong vài năm qua, các hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc mà không bị trừng phạt, và sự suy đoán tràn lan về các sứ mệnh khinh khí cầu có thể xảy ra trong quá khứ và tương lai. Hoa Kỳ đã xác định rằng “khinh khí cầu có liên quan đến một chương trình do thám quy mô lớn do quân đội Trung Quốc điều hành, bao gồm việc sử dụng các khí cầu tương tự ở hơn 40 quốc gia dưới sự chỉ đạo của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA)”, theo đài Fox News.

Mặc dù việc thu hồi các mảnh vỡ khinh khí cầu vẫn đang tiếp tục, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 419-0 vào ngày 9/2 để lên án Bắc Kinh vì “sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Hoa Kỳ”. Điều đáng chú ý là ở nước Mỹ siêu đảng phái, bị chia rẽ về chính trị ngày nay, việc đạt được một cuộc bỏ phiếu đồng thuận về bất cứ điều gì là một sự kiện ngoạn mục.

Rõ ràng bị sốc trước phản ứng của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích cả việc bắn hạ “khí cầu nghiên cứu dân sự” và “sự leo thang chính trị” của Mỹ đối với sự cố khí cầu. Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng họ đã từ chối yêu cầu điện đàm của Hoa Kỳ để thảo luận về sự cố khinh khí cầu vào ngày 9/2. Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 10/2 tiếp tục khẳng định rằng, khinh khí cầu nói trên là một “khí cầu dân sự không người lái [đã] vô tình đi lạc vào không phận Mỹ vào tuần trước với lý do bất khả kháng”. (Bất khả kháng được định nghĩa là “một sự kiện hoặc ảnh hưởng không thể dự đoán hoặc kiểm soát một cách hợp lý).

Bất chấp các tin tức nói rằng khinh khí cầu của ĐCSTQ “được vận hành với sự tham gia của Lực lượng hỗ trợ chiến lược (SSF), một bộ chỉ huy được giao nhiệm vụ tác chiến điện tử, không gian mạng và không gian chiến lược cho quân đội Trung Quốc”, ĐCSTQ vẫn kiên quyết với lời nói dối về khinh khí cầu dân sự của mình”, theo tờ The Japan News.

“Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc [đã được liên kết] với một chương trình giám sát rộng lớn do Quân đội Giải phóng Nhân dân điều hành…[chương trình đó] đã thu thập thông tin về các tài sản quân sự ở… Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và Philippines”, theo trang tin Nhật Bản.

Khi bị bắt quả tang, chiến lược chiến tranh thông tin “khinh khí cầu” của Trung Quốc sẽ là: trì hoãn, từ chối, gây hoang mang, tấn công và cố gắng lật ngược kịch bản. Giữ “thể diện” là lựa chọn duy nhất trong tình huống như thế này – tình huống do chính ĐCSTQ tự “dồn mình vào chân tường” – ngay cả khi sự thật bác bỏ những tuyên bố của họ. Đây luôn là đường lối của ĐCSTQ!

Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. (Ảnh: Feng Li/ Getty Images)

Kết luận

Chiến dịch chiến tranh thông tin của ĐCSTQ chống lại phương Tây đã lan truyền những câu chuyện và huyền thoại trường kỳ trên khắp thế giới, chẳng hạn như tính ưu việt của “nền dân chủ đặc sắc Trung Quốc” và thành công của giới lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19. Bắc Kinh cũng nhanh nhẹn ứng phó với những tình huống xấu hổ mới nổi như “khinh khí cầu”, nhưng vụng về hơn nhiều.

Sự phủ nhận của ĐCSTQ hầu như luôn che đậy sự thật. Tấn công Mỹ và phương Tây không phải là cách hành xử của các quốc gia văn minh. Những lời xúc phạm ngoại giao từ Trung Quốc đã trở thành tiêu chuẩn. Thực tế hầu như luôn ngược lại với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Thực tế là tiếng nói của ĐCSTQ, đặc biệt, là một thành phần thiết yếu trong chiến dịch chiến tranh thông tin của ĐCSTQ chống lại phần còn lại của thế giới, và việc ĐCSTQ lặp đi lặp lại những lời dối trá dai dẳng có ảnh hưởng tai hại đến những người yếu đuối và thiếu hiểu biết trong chúng ta.

Hoa Kỳ và phương Tây phải liên tục đối mặt với những lời dối trá và đáp trả sự hiếu chiến của Trung Quốc ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nó hiện diện, vì nỗ lực này sẽ không dừng lại cho đến khi ĐCSTQ bị tiêu diệt.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Tác giả Stu Cvrk là một Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do – điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.

Related posts