Liên Thành
Vào ngày 28 tháng 2, Hạ viện Hoa Kỳ đã đệ trình Dự luật 554, nội dung của dự luật này rất có tính răn đe đối với ĐCSTQ.
Để ngăn chặn ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, dự luật yêu cầu Bộ Tài chính Hoa Kỳ báo cáo Tài sản của tất cả các Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ có liên quan trong vụ việc đánh chiếm với Đài Loan cùng với tài sản của họ hàng thân thuộc của họ, bao gồm cả việc công bố số tiền này họ đã có được như thế nào, và liệu họ có dùng đến các thủ đoạn phi pháp và tham nhũng nào để có được và sử dụng các khoản tiền này hay không?. Trừ khi Tổng thống miễn trừ cho họ, hoặc họ chủ động hợp tác với Hoa Kỳ, bằng không số tài sản của họ có thể sẽ bị đóng băng.
Ông Tập Cận Bình sẽ làm gì trong tình huống như vậy? ĐCSTQ liệu có nổi giận và chủ động khai chiến với Hoa Kỳ hay không?. Tâm trạng thái của Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện giờ như thế nào?. Giáo sư Chương Thiên Lượng, chuyên gia phân tích và bình luận thời sự – chính trị của Trung Quốc và thế giới, đã đưa ra góc nhìn của mình như sau:
Mọi người có thể vào trang web của Quốc hội Hoa Kỳ để xem thử, có một danh sách dài các Đạo luật sẽ được Quốc hội Hoa Kỳ ban hành, hầu hết các Đạo luật này đều liên quan đến ĐCSTQ. Thật khó để có thể tưởng tượng được rằng các Nghị viên của Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang lần lượt đưa ra các Đạo luật để đối phó với ĐCSTQ.
Tiêu đề của Đạo luật số 554 này là “Đạo luật ngăn chặn xung đột Đài Loan năm 2023.
Có nhiều chi tiết rất thú vị được đề cập trong Đạo luật này, chúng ta hãy nói một chút về nội dung đại khái của nó.
Theo Mục 3302, Điều 22 của “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” của Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ được yêu cầu thông báo ngay cho Quốc hội về bất kỳ mối nguy hiểm nào về an ninh của người dân Đài Loan hoặc hệ thống xã hội hoặc kinh tế của Đài Loan, từ đó dẫn đến bất kỳ nguy hiểm nào ảnh hưởng đến lợi ích của Hoa Kỳ.
Nói một cách đơn giản, nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan hoặc gây ra một số mối nguy hiểm khẩn cấp đối với Đài Loan – điều đó không nhất thiết phải là một cuộc xâm lược vũ trang vào Đài Loan—một khi Hoa Kỳ cảm thấy rằng ĐCSTQ hiện đang chuẩn bị cho chiến tranh, đã bắt đầu triển khai quân đội đến tiền tuyến, hoặc Các bệ phóng tên lửa của ĐCSTQ đều được mở… Trong trường hợp này, an ninh của người dân Đài Loan bị đe dọa. Thế thì Tổng thống Hoa Kỳ phải nhanh chóng thông báo cho Quốc hội, và Tổng thống cùng Quốc hội sẽ quyết định Hoa Kỳ nên thực hiện hành động gì để đối phó với những nguy cơ đó theo Trình tự Hiến pháp. Trên thực tế, chỗ này rất mơ hồ về mặt chiến lược và Hoa Kỳ đã không nói rằng họ sẽ ngay lập tức giúp bảo vệ Đài Loan.
Nhưng hiện giờ, ông Biden đã nói đi nói lại rằng chiến lược mơ hồ này đã được gạt sang một bên và cần một chiến lược rõ ràng. Tuy nhiên, trong “Đạo luật quan hệ Đài Loan”, chiến lược vẫn còn mơ hồ, đó là Quốc hội quyết định Hoa Kỳ nên phản ứng như thế nào trước cuộc xâm lược hoặc mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan dựa trên Trình tự Hiến pháp.
Thế thì, Đạo luật do Quốc hội Hoa Kỳ đề xuất lần này nói rằng nếu điều đó xảy ra, trong vòng 90 ngày, Bộ Tài chính Hoa Kỳ phải báo cáo Tài sản của tất cả các Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ có liên quan trong vụ việc xâm chiếm với Đài Loan và tài sản của những người thân thuộc của họ.
Về những người thân thuộc của các quan chức ĐCSTQ được nhắc đến ở đây, họ cũng có thể không hoàn toàn là người thân thuộc, bao gồm bản thân họ, vợ hoặc chồng, anh chị em, con cái và cháu nội cháu ngoại của họ. Bắt đầu từ cá nhân họ, toàn bộ cả một gia tộc lớn đều ở bên trong. Và điều này vẫn chưa xong, còn bao gồm cha mẹ chồng hoặc vợ của các nhân đó, cho đến anh chị em của vợ hoặc chồng cá nhân đó, thậm chí cho đến các vợ hoặc chồng của anh chị em của cá nhân đó nữa.
Về cơ bản, Đạo luật được đưa ra trong Đại hội lần này yêu cầu điều tra kỹ lưỡng tài sản của tất cả người thân của các thành viên Ủy ban Trung ương ĐCSTQ trở lên, và Tài sản của tất cả những người thân thuộc ba thế hệ của toàn bộ gia tộc của họ đều sẽ được điều tra kỹ lưỡng, hơn nữa còn phải nêu rõ rằng số tài sản này có phải có được thông qua các thủ đoạn bất hợp pháp hoặc tham nhũng hay không.
Nếu đúng như vậy, Bộ Tài chính Hoa Kỳ có quyền phong tỏa tài sản của họ, yêu cầu các ngân hàng Mỹ không làm ăn với họ và đóng băng tài khoản của họ. Còn số tiền đó thì sao? Tiền chỉ có thể bị đóng băng ở đó. Vì vậy, nội dung của Dự luật 554 lần này thực sự cứng rắn.
Khi một Đạo luật như vậy được đưa ra, mọi người hãy nghĩ xem ông Tập Cận Bình sẽ làm gì? Nếu ông ta muốn đánh chiếm Đài Loan, ông ta yêu cầu cấp của ông ta dưới phải tiếp tục thể hiện lòng trung thành với ông ta mỗi ngày. Mà những quan chức trong khi đang thể hiện lòng trung thành của mình và tung hô các chính sách, chủ trương của ông Tập, thì tài sản của họ, tài sản của cả gia tộc lớn của họ đều không còn nữa. Hoa Kỳ tung ra nước cờ lớn này, chính là đang từng bước áp sát.
Tất nhiên, có người có thể lo lắng, liệu ĐCSTQ có manh động hay không, kiểu như chó cùng rứt giậu vậy. Có người nghĩ liệu ĐCSTQ có chiếm một hòn đảo bên ngoài của Đài Loan, chẳng hạn như Đông Sa và Kim Môn, rồi quân đội ĐCSTQ sẽ đóng quân ở đó để chờ đợi thời cơ.
Giáo sư Chương nhìn nhận, chuyện này sẽ không thể xảy ra, lý do thực ra rất đơn giản, bởi một khi ĐCSTQ làm vậy, nó sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt và sự lên án của xã hội quốc tế, và thậm chí cả sự can thiệp vũ trang không khác gì so với việc nó phát động một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào Đài Loan. Không phải nói ĐCSTQ chiếm Đông Sa rồi mọi người lên án một chút rồi mọi chuyện sẽ kết thúc, sẽ không như vậy. Khi ĐCSTQ làm điều này, thì nó không khác gì với việc xâm lược Đài Loan. Hơn nữa, Đài Loan không thể hoàn toàn cam chịu số phận sau khi mất một hòn đảo, thiết nghĩ điều này là không thể. Nếu cuộc tấn công của ông Tập Cận Bình vào một hòn đảo bên ngoài không khác gì cuộc tấn công của ông ta vào Đài Loan, thế thì nhìn từ góc độ của ĐCSTQ, nếu đã mất công đánh chiếm rồi thì tại sao không chiếm luôn toàn bộ?
Vì vậy, giáo sư Chương nhìn nhận, ông Tập Cận Bình khó có thể tấn công Đài Loan, vậy nếu ông ta đã không tấn công Đài Loan, thì cũng sẽ không chiếm một hòn đảo bên ngoài của Đài Loan làm gì, đây là một mối quan hệ hợp lý.
Giờ đây, ông Tập Cận Bình làm cái gì mà các quan chức đảng và chính phủ đều phải báo cáo công tác với ông ta, điều này phản ánh mức độ thiếu tự tin một cách cao độ của ông ta. Mao Trạch Đông chưa bao giờ đòi hỏi Chu Ân Lai và Chu Đức đến báo cáo công việc, Mao Trạch Đông chưa bao giờ cần điều này, đó là vì ông ta có đủ quyền uy. Còn ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các thành viên trong đảng liên tục bày tỏ lòng trung thành với ông ta, điều này cho thấy ông ta không yên tâm. Nếu ông ta đã lo lắng về những người này, thì làm sao có thể yên tâm giao binh quyền cho họ? Nếu giao cho những tướng lĩnh cấp cao này, một ngày nào đó họ sẽ lấy được nòng súng, và quay ngược lại đoạt lấy quyền lực của ông ta thì sao?
Có người nói, chẳng phải Tập Cận Bình đích thân ra trận chỉ đạo sao? Nếu là như vậy thì quân đội ĐCSTQ sẽ chết nhanh hơn, và Trung Quốc sẽ được tự do ngay.
Thiết nghĩ rằng khi ông Tập Cận Bình gặp phải một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, ông ta sẽ không hướng mũi kiếm của mình ra ngoài. Bởi ông a biết rằng chĩa lưỡi kiếm của ông ta ra ngoài thì cũng không đấu lại Hoa Kỳ. Trên thực tế, Hoa Kỳ không muốn xảy ra xung đột vũ trang với ĐCSTQ.
Vì vậy, đây thực sự là điều mà không bên nào mong muốn xảy ra. Nếu Hoa Kỳ sẵn sàng xung đột vũ trang với một nước lớn, thì họ đã can thiệp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraina. Hoa Kỳ không tham gia cuộc chiến Nga – Ukraina vì không muốn xảy ra xung đột như vậy với một cường quốc hạt nhân khác, càng không muốn xảy ra chiến tranh như vậy với Nga, chứ đừng nói đến chiến tranh như vậy với ĐCSTQ. Hoa Kỳ chắc chắn không muốn, mà ĐCSTQ chắc chắn cũng không dám.
Giáo sư Chương nhìn nhận, khả năng xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ gần như bằng không.
Có điều người tính không bằng trời tính, và có thể cũng có một phần nghìn hoặc một phần vạn khả năng điều đó sẽ xảy ra. Nhưng từ phân tích nói trên, khả năng xảy ra là rất thấp.