Hạ Vũ
Theo “Báo cáo Hạnh phúc Thế giới” mới nhất được công bố vào thứ 2 (20 tháng 3), Phần Lan đã trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới 6 năm liên tiếp. Hoa Kỳ từ vị trí thứ 16 năm 2022 lên vị trí thứ 15 năm 2023. Việt Nam tăng 12 bậc so với năm 2022.
Báo cáo của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, dựa trên dữ liệu từ một cuộc khảo sát toàn cầu về người dân ở hơn 150 quốc gia. Các quốc gia được xếp hạng mức độ hạnh phúc dựa trên xếp hạng tuổi thọ trung bình của họ trong ba năm trước đó (từ năm 2020 đến 2022).
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ 6 liên tiếp, tiếp theo là Đan Mạch và Iceland. Các nước xếp từ thứ 4 đến thứ 10 là: Israel, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Luxembourg và New Zealand.
John Helliwell, biên tập viên của báo cáo giải thích trong một thông cáo báo chí: “Trong ba năm COVID-19, xếp hạng hạnh phúc và quốc gia hạnh phúc trung bình ổn định về cả cảm xúc và cuộc sống“.
Một số quốc gia thăng hạng, một số tụt hạng
Litva, Estonia và Latvia đều đã leo lên danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất trong những năm gần đây. “Những thay đổi xếp hạng là sự tiếp nối của các xu hướng dài hạn, chẳng hạn như sự trỗi dậy của ba quốc gia vùng Baltic”, Hallywell nói thêm.
Mặc dù tăng thứ hạng nhưng xếp hạng tuổi thọ trung bình của Hoa Kỳ giảm nhẹ từ 6,977/10 năm 2022 xuống 6,894 năm 2023.
Năm 2023, Mỹ đã đẩy Đức xuống vị trí thứ 16. Đức xếp thứ 14 tổng thể trong báo cáo vào năm ngoái.
Xếp hạng tổng thể của Luxembourg cũng giảm từ thứ 6 xuống thứ 9, trong khi Pháp đứng thứ 20 vào năm ngoái, đã rớt khỏi top 20 trong năm nay. Thụy Sĩ tụt từ hạng 4 xuống hạng 8.
Các quốc gia tăng hạng trong năm nay bao gồm Israel, Canada và Thụy Điển.
Các quốc gia xếp hạng từ 11 đến 20 là: Áo, Úc, Canada, Ireland, Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh và Litva.
Việt Nam được thăng hạng từ vị trí thứ 77 vào năm ngoái lên vị trí 65. Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc lần lượt ở vị trí 47, 57, 60, 64. Các nước Lào, Campuchia, Myanma, lần lượt ở vị trí 89, 115, 117. Bến tàu Nyhavn với những tòa nhà đầy màu sắc, những con tàu, du thuyền và những phương tiện khác ở phố cổ Copenhagen, thủ đô Đan Mạch, vào mùa hè. (Fotolia)
Có nhiều hành động tử tế mỗi ngày
Báo cáo cho thấy: Đến năm 2022, các dịch vụ và hỗ trợ xã hội tích cực có khả năng gây ra sự cô đơn cao gấp đôi ở các quốc gia G7 bao gồm cả Hoa Kỳ.
Các tác giả cho biết: “Những yếu tố này cũng liên quan chặt chẽ đến xếp hạng tổng thể của mọi người về sự hài lòng trong mối quan hệ. Tầm quan trọng của những mối quan hệ xã hội tích cực này giúp giải thích thêm khả năng phục hồi cuộc sống trong thời kỳ khủng hoảng“.
Ngoài ra, các dữ liệu cho thấy tỷ lệ các hành động tử tế đã tăng khoảng 25% vào năm 2022 so với những năm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Bờ sông Tel Aviv, Israel. (Fotolia)
“Trong năm thứ hai, chúng tôi thấy rằng nhiều việc làm tử tế hàng ngày, chẳng hạn như giúp đỡ người lạ, quyên góp cho tổ chức từ thiện và hoạt động tình nguyện cao hơn so với mức trước đại dịch. Hành động tử tế đã được chứng minh dẫn đến hạnh phúc lớn hơn”, Lara Aknin, đồng tác giả báo cáo cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã xếp hạng tuổi thọ của cư dân mỗi quốc gia dựa trên mức trung bình ba năm từ 2020 đến 2022. Họ giải thích những phát hiện dựa trên sáu yếu tố, bao gồm: hỗ trợ xã hội, thu nhập, sức khỏe, tự do, khảng khái và không có tham nhũng.
Afghanistan, Lebanon và Sierra Leone là ba quốc gia cuối cùng trong danh sách.
Hạ Vũ – Epochtimes
Lý Ngọc biên dịch