Tạ Linh
Văn phòng Trung ương ĐCSTQ gần đây đã ban hành một văn bản yêu cầu toàn đảng điều tra và nghiên cứu, từ ngữ trong văn bản gợi nhớ đến những gì cựu tổng bí thư Mao Trạch Đông đã nói trong bài phát biểu của ông tại Đại hội lần thứ 8 – một năm trước khi ông phát động phong trào chỉnh đốn.
Theo Tân Hoa Xã ngày 19 tháng 3, tài liệu do Văn phòng Trung ương ĐCSTQ ban hành có tiêu đề “Kế hoạch làm việc điều tra và nghiên cứu trong toàn Đảng”, trong đó nêu rõ rằng việc điều tra và nghiên cứu là di sản của ĐCSTQ.
Trung ương Đảng với nòng cốt là ông Tập Cận Bình coi trọng công tác điều tra nghiên cứu, không điều tra thì không có quyền quyết định; việc ra quyết định đúng không tách rời điều tra nghiên cứu, điều tra nghiên cứu trong toàn đảng phải đi theo đường lối quần chúng, xuất phát từ quần chúng. Toàn văn có 35 lần đề cập đến từ “điều tra, nghiên cứu” và từ “quần chúng” xuất hiện 16 lần.
Cựu tổng bí thư ĐCSTQ Mao Trạch Đông mỗi lần phát động chính trị đều thích dùng chiêu bài “điều tra nghiên cứu” và “lấy ý kiến quần chúng”. Khi lên nắm quyền thông qua phong trào chỉnh đốn Diên An vào năm 1941, ông đã đề xuất thúc đẩy phong cách điều tra và nghiên cứu.
Ngoài ra, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của ĐCSTQ năm 1956, Mao Trạch Đông nói rằng ông sẽ đi theo đường lối của quần chúng. Trong năm thứ hai, ông đã phát động phong trào chỉnh đốn để quần chúng đưa ra những lời chỉ trích và góp ý với đảng. Phong trào chỉnh đốn trong đảng phát triển thành phong trào chống phái hữu bức hại tầng lớp trí thức.
Vào năm thứ hai, một phong trào cải chính đã được phát động, yêu cầu quần chúng gửi những lời phê bình và góp ý cho đảng, đây là điều mà các thế hệ sau nói rằng là chiêu ‘dụ rắn ra khỏi hang’.
Sau khi giới trí thức hưởng ứng lời kêu gọi dám phê bình của ĐCSTQ, phong trào chỉnh đốn trong đảng đã phát triển thành phong trào chống cánh hữu bức hại tầng lớp trí thức.
Sau hơn 60 năm, từ ngữ của thời đại Mao đã xuất hiện trở lại.
Đài Á châu Tự do dẫn lời một nhà bình luận thời sự cho biết: “Giống như Mao Trạch Đông dụ rắn ra khỏi hang năm 1957, để những người có quan điểm khác nhau lên tiếng, từ đó có thể biết ai không hài lòng hoặc hiểu nhầm chính sách hiện tại. Bởi vì gần đây các nhà lãnh đạo khác nhau, bao gồm cả bài phát biểu của ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) tại hội nghị Chính Hiệp, tất cả họ đều nhấn mạnh sự cần thiết của đấu tranh.”
Học giả về các vấn đề Trung Quốc, Triệu Nhân Nghị (赵仁毅/Zhao Renyi) cho rằng tài liệu của Văn phòng Trung ương ĐCSTQ có hai điểm đáng chú ý, một là “cái gọi là đi theo đường lối quần chúng, tham gia vào các chính sách gần gũi với nhân dân, và thực thi công việc một cách quan liêu, sự thật không phải đã rõ ràng rồi sao, mà còn cần phải điều tra và nghiên cứu? Và điều thứ hai là “phải giống như năm 1957, đó là lúc cần bắt đầu một phong trào”.
Bối cảnh của phong trào chỉnh đốn thời đại Mao Trạch Đông năm 1957 là do cộng đồng quốc tế có những thay đổi, sau khi nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin qua đời, Đệ Tam Quốc Tế có khoảng trống quyền lực.
Cựu thủ tướng Liên Xô, Nikita (Sergeyevich) Khrushchev nới lỏng kiểm soát hệ tư tưởng ở một mức độ nhất định, và các phong trào xã hội quy mô lớn đòi cải cách đã nổi lên ở Ba Lan, Hungary và các nước cộng sản Đông Âu khác.
Tuy chúng thất bại nhưng địa vị của Liên Xô bị lung lay, Mao Trạch Đông muốn tranh giành quyền lãnh đạo với Matxcova trên trường quốc tế, đồng thời lo ngại các phong trào xã hội ở Hungary và các nước khác sẽ lặp lại ở Trung Quốc.
Đồng thời, vào khoảng thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của ĐCSTQ, uy tín của Lưu Thiếu Kỳ tăng cao khiến Mao phải cảnh giác, sau đó tại Đại hội lần thứ 8, Lưu Thiếu Kỳ thậm chí đã hủy bỏ Tư tưởng Mao trong báo cáo chính trị của mình.
Do đó, để củng cố chế độ ĐCSTQ và quyền lực của chính mình, Mao Trạch Đông đã phát động phong trào chỉnh đốn vào năm 1957.
Mao Trạch Đông đã phát động phong trào chỉnh đốn trong toàn đảng, tháng 9 cùng năm, Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu thốn nhu yếu phẩm hàng ngày, các cuộc đình công, biểu tình xuất hiện ở nhiều nơi.
Tình hình hiện tại của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ rất giống với tình hình của Mao Trạch Đông. Vậy nên, một cơn bão chính trị có thể sắp ập đến giới chức cấp cao ở Trung Nam Hải.