Reuters báo cáo hôm 8/5, theo tường thuật của phóng viên tại chỗ của hãng tin, người Nga sống nhiều thập kỷ ở Latvia đang phải học và thi ngoại ngữ để khỏi bị trục xuất. Chủ nghĩa bài Nga, dẫn đầu bởi Ukraine trong những năm qua và lan ra thế giới do các đồng minh Âu Mỹ cổ xúy, hiếm khi được báo cáo bởi truyền thông phương Tây.
Trong lớp học có nhiều người già, giờ phải học tiếng Litva để đi thi, nếu không có thể phải đối mặt khả năng bị trục xuất. Cư dân mạng liên tưởng việc làm này với chủ nghĩa phát xít “Tell me that’s not fascism”:
In Latvia’s capital Riga, dozens of elderly Russians wait to take a basic Latvian language test, as a proof of loyalty to a country where they have lived for decades. If they fail, they may face expulsion https://t.co/wT1Wy4htwJ pic.twitter.com/F1AI039o8y
— Reuters (@Reuters) May 8, 2023
Nắm chặt hộ chiếu Nga màu đỏ, những người tham gia, chủ yếu là phụ nữ, đọc ghi chú của họ để sửa đổi vào phút cuối, vì sợ rằng họ có thể bị trục xuất khỏi quốc gia vùng Baltic nếu thất bại.
Nói tiếng Nga thay vì tiếng Latvia từ xưa đến nay vẫn bình thường và không sao cả ở đây. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi bức tranh. Chiến dịch bầu cử năm ngoái bị chi phối bởi những câu hỏi về bản sắc dân tộc và những lo ngại về an ninh.
Dimitrijs Trofimovs, thư ký nhà nước của Bộ Nội vụ cho biết, chính phủ hiện yêu cầu kiểm tra ngôn ngữ đối với 20.000 người trong nước mang hộ chiếu Nga, chủ yếu là người già và phụ nữ, vì lòng trung thành của công dân Nga là một điều đáng lo ngại.
“[Nếu tôi bị trục xuất], tôi sẽ không còn nơi nào để đi, tôi đã sống ở đây 40 năm,” bà Valentina Sevastjanova, 70 tuổi, cựu giáo viên tiếng Anh và hướng dẫn viên Riga, nói sau bài học tiếng Latvia cuối cùng tại một trường tư thục ở trung tâm Riga và sẵn sàng làm bài kiểm tra.
“Tôi lấy hộ chiếu Nga vào năm 2011 để dễ dàng đến thăm cha mẹ ốm yếu ở Belarus. Giờ họ đã qua đời.”
Sevastjanova học trong 1 lớp gồm 11 phụ nữ, tuổi từ 62 đến 74, tham gia khóa học cấp tốc kéo dài 3 tháng. Từng nộp đơn xin hộ chiếu Nga sau khi Latvia độc lập vào năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã.
Nhưng sau khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Latvia đã tắt các kênh truyền hình Nga, phá hủy tượng đài Đại Thế chiến II Liên Xô và hiện đang nỗ lực loại bỏ giáo dục bằng tiếng Nga.
Điều này khiến nhiều người gốc Nga ở Latvia, chiếm khoảng 1/4 dân số 1,9 triệu người, cảm thấy họ có thể mất vị trí trong xã hội, nơi cộng đồng nói tiếng Nga đã được chấp nhận trong nhiều thập kỷ.
Ông Trofimovs cho biết những công dân Nga dưới 75 tuổi không vượt qua bài kiểm tra vào cuối năm sẽ có thời gian hợp lý để rời đi. Nếu họ không rời đi, họ có thể phải đối mặt với việc “trục xuất bắt buộc”.
“Tôi nghĩ rằng học tiếng Latvia cũng được, nhưng áp lực này là sai,” bà Sevastjanova nói.
Để vượt qua, họ cần hiểu các cụm từ tiếng Latvia cơ bản và nói những câu đơn giản, chẳng hạn như “Tôi muốn ăn tối và tôi muốn chọn cá chứ không phải thịt,” theo Liene Voronenko, người đứng đầu Trung tâm Giáo dục Quốc gia Latvia, nơi tổ chức các kỳ thi.
“Tôi thích học ngôn ngữ và tôi dự định sẽ học tiếng Pháp khi nghỉ hưu. Nhưng giờ tôi lại học tiếng Latvia,” bà Sevastjanova nói.
Nhật Tân