Liên Hợp Quốc để tang 63 nhân viên thiệt mạng ở Gaza
Hội An
Cơ quan Cứu trợ và Việc làm Liên hợp quốc (UNRWA), đã để tang 63 nhân viên của họ thiệt mạng tại Gaza sau các cuộc giao tranh vũ trang của các bên kể từ ngày 7/10.
UNRWA cho biết trong một tuyên bố trên tài khoản X của mình: “Không từ ngữ nào có thể diễn tả được nỗi đau buồn dành cho 63 đồng nghiệp UNRWA của chúng tôi thiệt mạng ở Gaza kể từ ngày 7/10”.
Tổ chức này nói thêm: “Sự đau khổ liên tục, khôn lường này diễn ra hàng ngày và cần phải chấm dứt ngay bây giờ”.
Cơ quan Liên Hợp Quốc vẫn nói rằng, bất chấp những rủi ro nghiêm trọng đối với nhân viên của mình, UNRWA vẫn tiếp tục phục vụ những người gặp khó khăn ở Gaza.
UNRWA hiện tại là cơ quan lớn nhất của Liên Hợp Quốc hoạt động tại vùng đất bị Israel bao vây.
Bolivia cắt đứt quan hệ với Israel, các nước khác triệu hồi phái viên ở Gaza
Bolivia hôm thứ Ba (31/10) cho biết họ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vì các cuộc tấn công vào Dải Gaza, trong khi các nước láng giềng là Colombia và Chile triệu hồi đại sứ của họ tại quốc gia Trung Đông này để tham vấn.
Ba quốc gia Nam Mỹ gồm Bolivia, Colombia và Chile chỉ trích các cuộc tấn công của Israel vào Gaza, lên án Israel vì gây ra cái chết cho công dân Palestine.
Bolivia “quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà nước Israel để phủ nhận và lên án cuộc tấn công quân sự hung hãn và không cân xứng của Israel đang diễn ra ở Dải Gaza”, Thứ trưởng Ngoại giao Freddy Mamani cho biết trong một cuộc họp báo.
Ba nước kêu gọi ngừng bắn, trong đó Bolivia và Chile thúc đẩy chuyển viện trợ nhân đạo vào khu vực và cáo buộc Israel vi phạm luật pháp quốc tế.
Tổng thống Colombia Gustavo Petro gọi các cuộc tấn công là “thảm sát người dân Palestine” trong một bài đăng trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter).
Bộ Ngoại giao Israel hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Các nước Mỹ Latinh khác như Mexico và Brazil cũng kêu gọi ngừng bắn.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói hôm thứ Sáu (27/10): “Những gì chúng ta đang thấy là sự điên rồ của thủ tướng Israel, người muốn xóa sổ Dải Gaza”.
Bolivia là một trong những quốc gia đầu tiên tích cực cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vì cuộc chiến ở Gaza, nhằm trả đũa vụ tấn công ngày 7/10 ở miền nam Israel của các tay súng Hamas người Palestine mà Israel cho rằng đã giết chết 1.400 người, bao gồm cả trẻ em và bắt 240 người làm con tin.
Bolivia từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 2009 dưới thời chính phủ của Tổng thống cánh tả Evo Morales, cũng để phản đối hành động của Israel ở Gaza.
Năm 2020, chính phủ của Tổng thống lâm thời cánh hữu Jeanine Anez đã thiết lập lại quan hệ.
Tổng thống Bolivia Jeanine Anez cho biết trên mạng xã hội hôm thứ Hai (30/10): “Chúng tôi phản đối tội ác chiến tranh đang xảy ra ở Gaza. Chúng tôi ủng hộ các sáng kiến quốc tế nhằm đảm bảo viện trợ nhân đạo, tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Cơ quan y tế Gaza cho biết 8.525 người, trong đó có 3.542 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ ngày 7 tháng 10. Các quan chức Liên Hợp Quốc cho biết hơn 1,4 triệu thường dân ở Gaza (trong dân số khoảng 2,3 triệu người ở Gaza) đã trở thành vô gia cư.
Quân đội Israel cáo buộc Hamas ( lực lượng do Iran hậu thuẫn, đang cai trị lãnh thổ ở dải Gaza) sử dụng các tòa nhà dân sự để làm vỏ bọc cho các tay súng, chỉ huy và cất giữ vũ khí.
Anh Nguyễn
Hơn 5.000 người di dân từ Nam Mexico tới biên giới Hoa Kỳ
Khoảng 5.000 người đã tham gia một đoàn lữ hành ở miền nam Mexico hướng tới biên giới với Hoa Kỳ.
Tập trung ở Chiapas, đoàn di dân này là cuộc tụ tập lớn nhất trong năm nay. Những người tham gia đã chán ngấy tốc độ trì trệ của hệ thống xử lý người nhập cư của Mexico, thay vào đó họ đang lựa chọn cơ hội với Mỹ, Theo tờ Daily Mail.
Nhóm di dân này bao gồm những người đến từ Venezuela, Cuba, Haiti và phần lớn Trung Mỹ. Trưởng đoàn lữ hành ông Irineo Mujica nói với đài truyền hình Real America’s Voice hôm thứ Hai (30/10) rằng “chính quyền Biden đã bỏ qua vấn đề nhập cư.”
Ông Irineo Mujica nói: “Rất nhiều quốc gia [mà] đang thúc đẩy làn sóng nhập cư bằng cách cung cấp phương tiện, vận chuyển người dân… để đảm bảo rằng phần lớn lượng nhập cư này sẽ đi thẳng vào Hoa Kỳ”.
Ông nói về những quốc gia mà người di cư chỉ cần tiến vào rất nhanh: “Mọi quốc gia đều cung cấp cho họ phương tiện đi lại… chỉ đẩy họ vào và để họ vào”.
Đoàn lữ hành xuất hiện khi Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ báo cáo có hơn 7 triệu cuộc chạm trán với người di cư ở biên giới đất liền phía Tây Nam kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
Dòng người khổng lồ ngày càng gây lo ngại về an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột Israel-Hamas đang diễn ra và các báo cáo gần đây cho biết Bộ An ninh Nội địa đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người nước ngoài không được chấp nhận thông qua việc sử dụng ứng dụng xử lý người di cư CBP One.
Anh Nguyễn
Chuyên gia Nga cho biết: Thế chiến III đã bắt đầu
Ông Fyodor Lukyanov, chuyên gia chính sách đối ngoại hàng đầu của Nga, cho biết Chiến tranh thế giới thứ Ba đang diễn ra. Ông tin rằng trật tự thế giới vốn “khó chịu” nhưng “có thể quản lý được” như hiện nay, đang bị phá vỡ và dường như không có cơ chế nào để giải quyết các xung đột, hay cả sự leo thang đang diễn ra giữa Israel và Hamas.
Ông Lukyanov, chủ tịch đoàn Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng (SVOP), đồng thời là tổng biên tập tạp chí ‘Nga trong Các vấn đề toàn cầu’, đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn do tờ Komsomolskaya Pravda đăng vào tuần trước.
Ông Lukyanov nói, gần đây thế giới đã chứng kiến những cuộc xung đột cũ, những xung đột đã đóng băng nhưng bùng phát trở lại. Ông trích dẫn sự thù địch ở Nagorno-Karabakh, xung đột Nga-Ukraine và sự leo thang mới ở Trung Đông làm ví dụ.
Ông Lukyanov cũng đảm nhận vị trí giám đốc nghiên cứu của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai. Ông cho rằng hàng loạt xung đột đang diễn ra thực chất là một Thế chiến mới, có vẻ khác biệt đáng kể so với hai cuộc xung đột toàn cầu trong thế kỷ 20.
“Có một chuỗi xung đột ảnh hưởng đến toàn thế giới. Trên thực tế, Thế chiến thứ Ba đã đang diễn ra. Theo những gì hiện nay, nó vẫn khá hơn những cuộc chiến tranh xảy ra ở thế kỷ 20, nhưng chẳng có niềm vui.”
“Theo bản năng, chúng ta kỳ vọng rằng cuộc chiến sẽ bắt đầu giống như Đại chiến hoặc [Chiến tranh thế giới thứ hai]. Nhưng những cuộc chiến như vậy có lẽ sẽ không xảy ra nữa – xét cho cùng, vũ khí hạt nhân vẫn đang cản trở”, chuyên gia Nga nói.
Ông cũng cảnh báo rằng sự leo thang ở Trung Đông không phải là cuộc xung đột cuối cùng xảy ra. Nhiều sự thù địch hơn dự kiến sẽ sớm bùng phát trên toàn thế giới – và dường như hiện tại không ai có khả năng ngăn chặn chúng.
“Trật tự quốc tế đang bị phá vỡ. Đó là một điều không hề dễ chịu, dựa trên sợ hãi, hủy diệt lẫn nhau, nhưng có thể kiểm soát được. Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã từng nổ ra trước đây, nhưng Liên Xô và Mỹ đã can thiệp và dập tắt chúng cho đến cuộc xung đột tiếp theo. Và bây giờ tôi không thấy bất kỳ cơ chế giải quyết tạm thời nào”, ông Lukyanov nói.
Ông lưu ý rằng nhóm chiến binh Palestine Hamas rõ ràng đã chọn “đúng” thời điểm để tấn công Israel, vì nước này đã trải qua “hỗn loạn nội bộ thường trực” trong hơn một năm qua.
Anh Nguyễn (Theo RT)