Paris – Pháp tuần thứ 18 “Áo Vàng” xuống đường đòi… “quyền dân chủ”, nghĩa là ăn nói, quyền quyết định, quyền được … tham gian tham khảo, đấu tranh… quyền đối lập và cả… quyền phá hoại, và một lần nữa Paris tan tành xí quách… Nhà hàng sanh trọng Fouquet’s bị đốt, tiêu tùng, đổ nát, một chi nhánh một ngân hàng cũng bị đốt cháy rụi, tý nữa cháy cả toàn bộ căn phố, may sao cảnh sát đến kịp và cứu được các gia đình đang cư ngụ… Dân Áo Vàng tả phái, thân phái Dân Chủ, ca tụng Dân Chủ, vui mừng vì đã đốt dẹp hai biểu tượng của giai cấp tư bản và tư sản, của hữu pháp của Dân Túy, Dân Tộc… Và đám Dân Chủ cũng vui mừng với tình hình kỹ nghệ tư bản thế giới Âu Mỹ đang lên cơn sốt với những trục trặc kỹ thuật của chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 và 9 tân thời, và kỹ nghệ máy bay cũng theo đó mà lên cơn bão loạn.
Cùng một lúc, phe Dân Chủ cũng lo lắng, vì Liên Âu vẫn tiếp tục khủng hoảng, nào với tình hình di dân càng ngày càng căng tại các biên giới, nào tình hình chiến sự mặc dù phe đồng mình tuy đã thắng được nhóm Hồi Giáo quá khích Daesh, nhưng sẽ gặp vấn nạn, các con cái, gia đình các thành viên yêu cầu nhà nước mình hồi hương con cháu mình! Ông ngoại bà ngoại, ông nội bà nội làm sai bổn phận để con gái theo phản loạn, để con trai làm loạn, nay xin đám cháu nội, cháu ngoại đem về nuôi… để chúng cháu tiếp tục phản loạn chăng?
Và phe Dân Tộc Anh tiếp tục bằng mọi giá đưa chương trình Brexit vào ngõ cụt, Brexit phải cứng rắn, phải rời Liên Âu đang làm “hư” nền kinh tế Anh.
Cách mạng Algérie, một gương sáng cho dân Việt Nam ta, lại làm Pháp và Tây Âu lắm nhức đầu, vì với người anh em người láng giềng nầy, một cựu thuộc địa, nhưng lại là một nhà tiếp vận nhiên liệu năng lực số một, vẫn tiếp tục xuống đường tranh đấu đòi cho được quyền dân chủ thực sự, cộng với một địa ngục trần gian tại hiện đang xảy ra tại nhà sản xuất dầu lửa bực hai của thế giới là Venezuela…
Nói tóm lại thế giới ngày nay, chỉ trong vòng du ngoạn khoảng một tuần là thấy ngay một địa ngục trần gian khổng lồ với đầy gian manh xảo trá của lắm kẻ gọi là lãnh đạo chánh trị thế giới!…Ấy là chưa kể nạn khủng bố do súng đạn xảy ra, khi thì khủng bố quá khích Hồi giáo nhơn danh Hồi giáo bắn bừa bãi vào dân da trắng Thiên Chúa Giáo, lúc thì trái lại quá khích da trắng nhơn danh Thiên Chúa giáo cũng nổ súng vào các chùa Hồi giáo… cũng bừa bãi… Dân vô tội, đàn bà con trẻ, dân lành các bổn đạo, Thiên Chúa, Do Thái lúc xưa và nay đến Hồi … tiếp tục thay nhau lãnh đạn… Và những tập tục tang lễ, khóc than, đặt vòng hoa, câu điếu, đặt bông, thắp nến… đều giống nhau… Nước mắt các bà mẹ khóc con, cũng rơi dài theo má, các người cha khóc con cũng đều nghiến răng, bức tóc, vò tai,… Allah Akbar… God blessYou… Thảm sát bằng súng có khắp mọi nơi, kể cả ở Tây Tân Lan hay Hòa Lan là những xứ an lành nhứt thế giới.
1/ Chủ Nghĩa Dân Tộc, Bế Môn Tỏa Cảng, Khép Kín, Quốc Gia / đối chọi – vs – Chủ Nghĩa Dân Chủ, Cấp Tiến, Cởi mở, Quốc Tế
Nếu những năm 30-40 đã sanh ra những chủ nghĩa Dân tộc như Nazi-QuốcXã Đức, như Fascisme-PhátXít Ý, như Đại Đông Á Nhựt… đưa đến Đại Thế Chiến II, chẳng những vừa gây ra một đại ấn tượng, một nỗi kinh hoàng đến đổi ngày nay… chỉ một từ ngữ Dân Tộc, một từ ngữ Quốc Gia cũng đủ làm cho thiên hạ nổi gai ốc, lại còn, tạo một hệ lụy ảnh hưởng đến cả ngày nay. Do đó, từ sau thế chiến, thế giới bị chia thành hai khối với hai chủ nghĩa “gọi là” dựa trên tổ chức kinh tế – tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa – một tên gọi hoàn toàn kinh tế, không “dám” dựa trên một chủ nghĩa chánh trị nào – đang được nhóm các quốc gia thắng trận (các quốc gia dân tộc chủ nghĩa Đức Ý Nhựt và đồng minh) cổ vũ và tổ chức thành hai khối. Và cả hai khối đều tự ca tụng một chế độ mới – đồng gọi là chế độ Dân Chủ – nhưng với hai tổ chức hoàn toàn trái ngược nhau.
Từ đó, từ ngay những ngày tiếng súng của Đại Thế Chiến 2 vừa dứt thì một cuộc chiến âm thầm xảy ra, không kém phần khốc liệt: cuộc Chiến tranh lạnh. Phe Dân Chủ Âu Tây với Mỹ dẫn đầu với nền kinh tế Tư bản vào Phe Dân Chủ Đông Âu với Liên Sô dẫn đầu… Một bức Màn Sắt phủ xuống chia ra hai khối, với bức tường cắt nước Đức thua trận ra làm hai.
Tại Đông Nam Á chúng ta, mặc dù Nhựt thua trận, tuy bị Mỹ chiếm đóng nhưng vận may không bị chia cắt. Trái lại, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Việt Nam vô phước bị cắt đôi. Triều Tiên với một cuộc chiến 5 năm cuối cùng bất phân thắng bại, Bắc Triều Tiên Cộng Sản, gia đình họ Kim cai trị, Đảng Cộng Sản cai quản, nhơn dân Triều tiên làm chủ và chết đói mấy năm liền, Nam Triều Tiên tư bản, Cộng hòa, Pháp trị, Tự do Hạnh phúc.
Và Việt Nam khỏi kể ai ai người Việt chúng ta đều rõ? Năm nay là năm cuối cùng, dân Việt Nam trong nước còn nói tiếng Việt. Mai nầy…
“Tiếng đầu lòng con hết gọi Xì Ta Lin mà gọi Xì Jinping!”
Cuộc chiến Dân Tộc Dân Chủ Brexit: Phát súng đấu tiên vào Dân Chủ
Brexit là cơn động đất mang hình ảnh Chủ nghĩa Dân tộc đến từ London, gây chấn động châu Âu ngay khi mới vừa thoát khỏi khủng hoảng tài chánh bắt đầu từ những năm 2008. Brexit đã đánh nát những giá trị nền tảng của Liên Âu xây dựng từ khát vọng dân chủ hòa bình, với “phúc lợi cùng chia sẻ, khó khăn cùng gồng gánh” trong bối cảnh toàn cầu hóa, và cùng lúc với làn sóng di dân, do các khủng hoảng và các cuộc chiến ở Trung Đông, đồng thời với những cuộc khủng bố Hồi Giáo quá khích lại làm tăng thêm tâm lý dân tộc chủ nghĩa cực đoan.
Dân tộc thay thế Dân Chủ
Thế nhưng nếu trước kia, trong thời chiến tranh lạnh hai thế giới Dân Chủ Âu Mỹ và Dân Chủ Cộng Sản đều dùng chủ thuyết Dân Chủ để làm chủ đề chánh trị.
Thì ngày nay. Dân tộc, Dân túy, Quốc gia sẽ là mệnh đề chánh cho những đầu đề chánh trị. America First – Europe Unie d’abord – để đối đầu với Đế Quốc Nga của Putin, Đế quốc Ottoman của Erdogan, của Đại Hán của Xi Jinping!
Do đó, người viết chúng tôi, thường có giấc mơ làm sao có một chủ thuyết Dân tộc với một chế độ Dân chủ. Một quốc gia Đại Việt dân chủ, độc lập, tự do với một dân tộc Đại Việt đầy tự tin, tử tế!
2/ Thụy Sĩ Một Quốc Gia Hòa Hợp Dân Tộc và Dân Chủ
Vì vậy hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị một đất nước thanh bình với những người công dân tử tế với một nền kinh tế phát triển: thật sự thanh bình, thật sự tử tế, thật sự phát triển:
Đất nước Thụy sĩ. Đất nước Thụy sĩ với một chế độ Dân chủ thực sự, nơi mà một số quyết định luật lệ đều qua trưng cầu dân ý các người dân. Nơi mà tinh thần Dân tộc được tôn trọng với tất cả những dị biệt: ba ngôn ngữ cho ba sắc dân khác nhau: Đức Pháp Ý.
– Một Quốc gia không khủng hoảng
Nước Thụy sĩ không biết khủng hoảng là gì. Nền kinh tế chánh trị Thụy sĩ hoàn toàn trái ngược đối với các quốc gia láng giềng phần đông ngày nay đang bị khủng khoảng và có thể bị đình trệ.
Đúng vậy. Tinh hình kinh tế tài chánh của Thụy sĩ rất tốt, tỷ lệ công nợ đã giảm hẳn từ năm năm nay, ngân sách quốc gia thặng dư. Đồng franc-Thụy Sĩ tăng hối suất, đối với euro và dollar Mỹ. Tình hình phát triển tốt, nạn thất nghiệp ở mực tối thiểu (dưới 3%), Tổng sản lượng nôi địa tăng 5.8 % từ 2017, trong khi Tổng sản lượng toàn thể các quốc gia khối Liên Âu hoặc bất động hay có thể bị trì trệ (trừ Thụy điển). Do đâu? Biện pháp nào:
Thụy Sĩ đã từ lâu nay, đã dùng tất cả những biện pháp để ngăn chận mọi “vượt lằn đỏ” của ngành tài chánh công quỹ. Thụy Sĩ chấp nhận không sử dụng những chánh sách tăng vọt kinh tế tài chánh “tăng trưởng” để “phát triển”, (politique de relance) mà từ mười năm nay tất cả các quốc gia đều thích làm, và vẫn còn rất hiện hành. Biện pháp quan trọng đối với quan niệm của Thụy Sĩ là chánh sách “giảm hẳn công nợ” áp dụng từ cấp liên bang, bắt đầu từ ngay năm 2001, cùng lúc đồng euro ra đời.
Tại sao cấp Liên bang?
– Một Quốc Gia Dân Chủ
Vì Trưng cầu dân ý – phương pháp dân chủ nhứt-vì Dân Chủ tham dự!
– Phải,vì cuộc Trưng cầu dân ý cấp Liên bang (Thụy sĩ có truyền thống quyết định bằng trưng cầu dân ý) năm 2011 được 85 % phiếu thuận.
Nhưng chánh sách (“Giảm hẳn công nợ” nầy đã được các địa phương, các cantons (Thụy sĩ là một Liên Bang – Confédération các Cantons – tỉnh) áp dụng từ lâu. Canton de Saint-Gall chẳng hạn đã dùng biện pháp “Giảm hẳn, không cho công nợ” từ 70 năm nay. Fribourg, Soleure, Appenzeil, Grison, Lucerne đã áp dụng biện pháp ấy từ những năm 1960. Vaud, Valis và Berne, từ năm 2000. Và năm 2001, Hôi đồng Liên bang bị sức ép của dư luận Thụy Sĩ là phải tôn trọng nghĩa vụ hiến pháp (mà chánh phủ liên bang không thi hành từ những năm 1960) là phải “quản trị tài chánh đàng hoàng, tử tế, trong sáng”.
Nhờ đó mà giảm công nợ quốc gia, sau đó đi đến thăng bằng các công quỹ và cuối cùng vài công quỹ có thặng dư. Kết quả thứ hai là (mặc dù các nhà kinh tế gia môn phái Keynes không đồng ý) là có một sự phát triển của nến kinh tế tài chánh Thụy Sĩ sau đó.
– Biện Pháp “giảm công nợ” được dân chúng hoàn toàn ủng hộ. Qua cuộc thăm dò dư luận – cũng như trưng cầu dân ý đây là một của những biện pháp quản trị dân chủ tham dự – thực hiện vào tháng Bảy năm 2011 cho biết sau câu hỏi: “Làm sao giảm công nợ?”. 83 % câu trả lời “là phải tiết kiệm, giảm tiêu xài của Nhà Nước”. 11% “chấp nhận đi mượn thêm tiền” và 2 % đề nghị “tăng thuế “.
Thật là một văn hóa và nảo trạng dân chủ của người dân Thụy sĩ. Do truyền thống và quan niệm làm việc của các nhà lãnh đạo Thụy sĩ. Đúng là một cái nhìn quản trị kinh tế chánh trị rất đặc biệt, khác biệt hẳn với các nhà kinh tế gia và những nhà lãnh đạo các quốc gia Âu Châu.
Ở Thụy Sĩ, không có cái “Ảo tưởng” – mà Bastiat* (1801 – 1850) đã nói rõ trong cuốn sách La loi – Luật pháp (1850) – hiện đang hoành hành tại các quốc gia dân chủ, là quần chúng các quốc gia ấy cứ đinh ninh rằng – qua luật pháp và tổ chức của Nhà Nước – người dân được sống thoải mái, ăn nhờ, nơi cộng đồng, ăn nhờ nơi người khác. Quan Niệm Nhà Nước Bảo hộ. État Providence!
Trái với các quốc gia Âu Châu, những đơn vị hành chánh ở Thụy Sĩ rất nhỏ, công việc công là công việc của chung của tất cả mọi người, rất khó bỏ lơ để hưởng thụ, tự cấp cho mình một lợi nhuận, do cộng đồng tặng cho – người lạ hay anh bạn láng giềng của mình tặng không cho mình.
ỞThụy Sĩ, các vấn đề được đặt thẳng vào cái cốt lõi, cái đặc biệt của Thụy Sĩ. Thụy Sĩ có một Hiến pháp đặc biệt nó đang hình thành bởi hai sức ép: sự cạnh tranh giữa các “tỉnh –canton” và “quyền sáng kiến”.
– Một Quốc Gia Dân Tộc
Do sự cạnh tranh giữa các Cantons: Tạo Độc lập, tạo tực túc, tôn trọng Dị Biệt, Dân tộc tánh!
Nếu Thụy Sĩ có hai ba cơ chế hàng đầu thế giới, lôi kéo việc đầu tư, các tài khỏan, các xí nghiệp, các tài sản về cho Thụy Sĩ đấy là nhờ sự cạnh tranh của các canton (26 cantons lớn nhỏ khác nhau) đã bằng mọi giá tìm cách lôi kéo bạn hàng về mình. Bằng những giá cả đặc biệt về lãi suất, bằng chánh sách thuế vụ. Thường thường là thuế vụ, nhưng nhiều khi cũng dùng những biện pháp về đời sống xa hội như nhà ở, đời sống, môi trường, dịch vụ, thể thao, hí viện, bảo tàng viện, trường học, đại học,… Và bảo mật của ngân hàng. Và quan trọng hơn cả là sự quý trọng người dân và ngược lại tạo những điều kiện để có những người công dân tử tế, đàng hoàng.
– Quyền sáng kiến, quyền dân chủ
Dân Thụy sĩ hưởng những quyền dân chủ đặc biệt: Những người dân cử đều dưới quyền kiểm soát của công dân. Bất cứ lúc nào, một nhóm công dân đều có thể đưa ra một ý kiến một sáng tạo. (100 000 chữ ký cho một sáng kiến cấp Liên bang) chống một đạo luật, đề nghị một đạo luật, có khi cả một dự án luật, miễn là đừng đi ngược với Hiến Pháp. Dĩ nhiên với một sức ép như vậy, các vị dân cử khó có thể đề nghị tăng thuế hay tăng tiền xài …
Kết Luận: Thụy sĩ là một mô hình chánh trị lý tưởng?
Có thể nói đúng như vậy, nhưng mà cũng có thể nói là không đúng! Việc phải nhìn nhận là Thụy Sĩ là một nước nhỏ bé, rất thuận lợi. Nhưng không đúng, vì vẫn còn những người Thụy Sĩ rất thèm trung ương hóa mọi quyết định. Nhưng nói là một mô hình chánh trị lý tưởng cũng đúng, vì quan niệm và cách suy nghĩ của người dân Thụy Sĩ đã chứng mình rằng trong giàn giao hưởng kinh tế Âu Châu, cây đàn Thụy Sĩ chơi rất đúng. Thoạt đầu dân Thụy Sĩ chạy, đi, sanh hoạt trên con đường, trên mô hình của mình. Nhưng từ từ các bạn bè chạy sai đường, các nước bạn, láng giềng đều bị khủng hoảng… bằng đầu tư tài sản, tiền đầu tư ào ào nhập vào Thụy Sĩ. Đồng tiền Thụy Sĩ tăng giá. Ai ai cũng thèm nhập ngân vào Thụy sĩ Nhưng con người Thụy Sĩ cũng chẳng thay đổi, vẫn tiếp tục cạnh tranh tỉnh nầy với tỉnh nọ, và lúc nào cũng không muốn trung ương hóa.
Hồi Nhơn Sơn, tháng Ba 2019
Phan Văn Song
Ghi chú:
* Frédéric Bastiat (1801 -1850) là một nhà kinh tế gia, chuyên về tự do thương mãi. Ông thích thuyết cạnh tranh, chống xã hội chủ nghĩa, chống chế độ thuộc địa. Ông là cha đẻ của Trường phái kinh tế Áo. Cha để của Trường phái kinh tế tự do lựa chọn.