Biệt Động Quân Nguyễn Hữu An, số quân 66 157 304
Kính trình diện quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu và quý Thân Hữu,
Báo Cáo:
Pho Tượng “Thương Tiếc” đặt trước Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là một biểu tượng của Viêt Nam Cộng hòa.
Chúng ta biết về Pho Tượng Thương Tiêc và yêu mến pho tượng này kể từ ngày đầu pho tượng được đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào năm 1965, qua Tháng Tư Đen 1975 và cho đến bây giờ, mặc dù bức tượng không còn tồn tại nữa, nhưng vẫn được Người Việt trên khắp thế giới thương nhớ và nhắc tới, kể cả những người Việt còn ở lại Việt Nam.
Nhân dịp Ngày 30 Tháng Tư lại trở lại, tôi xin được báo cáo thêm những gì tôi được biết về Pho Tượng Thương Tiếc.
PHO TƯỢNG THƯƠNG TIẾC ĐƯỢC ĐẶT Ở ĐÂU?
Pho Tượng Thương Tiếc, được điêu khắc bởi ông Nguyễn Thanh Thu, Trung úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là một Nhà điêu khắc nổi tiếng.
Bức Tượng mô tả hình ảnh của một Người Lính Việt Nam Cộng Hòa đang ngồi gác với khẩu súng đặt trên đùi. Bức tượng nặng 10 tấn, cao 6m, đặt trên bệ đá cao 3 m. Bức tượng ngồi một mình và lặng lẽ ở lối vào Nghĩa trang Quốc gia Biên Hòa, cách Sài Gòn khoảng 30km về phía Đông.
Dự án bắt đầu vào đầu năm 1965 trên một ngọn đồi nhân tạo rộng 125 hecta, thuộc Tỉnh Biên Hòa, được họa hình bởi Kiến trúc sư Lê Văn Mậu, mô phỏng một con ong chúa với hàng ngàn con ong thợ ở xung quanh, mà khi xây xong, sẽ là hàng ngàn mộ chiến sĩ.
Nhình vào bức không ảnh dưới đây, chúng ta sẽ thấy những kiến trúc sau đây trên mình con ong:
KIM CHÍCH CỦA CON ONG
Đó là một con đường thẳng, bắt đầu từ Pho Tượng Thương Tiếc đến nghĩa trang.
CỔNG TAM QUAN:
Được xây dựng ở đầu con ong, để chào đón các thành viên gia đình và bạn bè của những người lính đã chết.
ĐÀI TƯỞNG NIỆM:
Lễ phát huy và trao huy chương để tôn vinh chiến binh đã được tiến hành tại đây.
NGHĨA DŨNG ĐÀI:
Ở bụng của con ong, có hình dạng của một thanh kiếm gẫy không có đầu nhọn, cao 43m, tiêu biểu cho một người lính đã tử trận.
Theo kế hoạch ban đầu, nghĩa trang có sức chứa 30,000 ngôi mộ. Cao điểm của Nghĩa Trang là Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968 và Cuộc Tấn Công Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, nghĩa trang đã nhận được hơn 10.000 tử sĩ. Cho đến năm 1975, nghĩa trang là nơi chôn cất của 18.318 tử sĩ, chiếm một phần ba diện tích nghĩa trang.
AI ĐƯA RA Ý KIẾN XÂY NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA?
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vào năm 1965, là Chủ tịch Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia, ông đã đưa ra ý kiến xây một nghĩa trang có tầm vóc quốc gia cho quân đội, vì nghĩa trang quân đội Gò Vấp lúc đó đã gần như hết đất rồi.
ĐIÊU KHẮC GIA LÀ AI?
Tổng Thống Thiệu đã biết điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu qua các tác phẩm điêu khắc khác của ông trong quá khứ, vì vậy, ông đã mời ông Thu đến văn phòng của mình để thảo luận về dự án Nghĩa trang.
Tại cuộc họp, Tổng thống Thiệu nói với ông Thu rằng, ở lối vào nghĩa trang, ông muốn có một bức tượng lớn và có ý nghĩa, để mọi người biết đây là một nghĩa trang quân đội, và để nhắc nhở, để giáo dục mọi người về sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Ông Thu đồng ý làm bức tượng và xin cho 7 ngày để phác thảo một mô hình đúng như hoài bão của Tổng Thống Thiệu.
AI LÀM NGƯỜI MẪU CHO BỨC TƯỢNG?
Để biến ý tưởng đó thành hiện thực, Ông Thu đã đến Nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây Gò Vấp để quan sát cuộc sống và cái chết của những người lính được chôn tại đây.
Một ngày nọ, ông Thu đến một cửa hàng giải khát nhỏ để uống nước.
Bên cạnh bàn của anh, một người lính trẻ ngồi một mình, bất động, với khuôn mặt thật buồn.
Một lúc sau, người chủ quán mang ra 2 chai bia và 2 cái ly. Người lính giữ một cái cho mình và đẩy cái ly và chai bia kia về phía đối diện, chắc là để dành cho người bạn thân sắp tới.
Nói gì đó một lúc, người lính bất chợt đưa tay cầm chai bia rót vào ly của mình. Bỏ chai bia xuống, anh đưa tay cầm chai bia thứ hai rót vào cái ly còn lại. Đặt chai bia xuống, anh ta cầm cái ly của mình cụng vào cái ly đầy trước mặt, miệng tươi cười nói “DÔ” một tiếng rồi đưa lên miệng uống.
Sau một tiếng “Khà” sảng khoái, anh ta cầm cái ly thứ hai đổ hết bia ở trong đó xuống đất rồi lại rót đầy cái ly cạn, lại “DÔ” một lần nữa, miệng nói với người đối diện:
Uống nữa đi mày!
À! Lúc này ông Thu đã hiểu: Người lính đó đang uống bia với người bạn tưởng tượng như đang ngồi đối diện vói mình, chắc là người bạn mà anh ta vừa dự đám tang và chôn ở nghĩa trang Gò Vấp đối diện.
Ông Thu bước tới bàn người lính chào làm quen để bắt chuyện với anh ta.
Người lính kỳ lạ nhìn Thu một cách giận dữ, ngầm nói với ông Thu rằng anh ta đang làm phiền mình khi đang uống rượu với người bạn đã chết.
Ông Thu đang định trở về bàn của mình thì đột nhiên, người lính rút từ trong ví ra một cái thẻ và đưa cho ông Thu – Chắc là anh ta đã tưởng lầm anh Thu là một người lính Quân Cảnh, đang đòi xét giấy tờ của anh ta.
Ông Thu nhìn cái thẻ, đó là Thẻ Căn Cước Quân nhân, ghi tên Hạ Sĩ Võ Văn Hải, thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù. Ông Thu ghi lại tên và KBC của Hạ Sĩ Hải rồi trả thẻ cặn cước lại cho anh ta rồi trở về bàn của mình.
Tối hôm đó, ông Thu phác thảo 7 bản vẽ khác nhau, mô tả các chiến trường khác nhau với những người lính đang đụng trận với địch quân dưới cơn mưa tầm tã và những trái đại pháo đang nổ ròn khắp nơi. Phái xa xa là hình ảnh của hậu phương yên lành.
Đúng hẹn, tức là vào ngày 14 tháng 8 năm 1966 – Trung úy Thu được xe Jeep chở đến Dinh Tổng thống. Tổng Thống Thiệu đang bận tiếp khách nên ông Thu được mời vào một phòng gần đó chờ đợi. Trong lúc ngồi chờ, ông Thu đã xem lại những
bức phác thảo của mình hôm qua: Hmm! Tất cả đều đẹp nhưng với rất nhiều chi tiết bên trong quá, làm thế nào ông ta có thể khắc tất cả những thứ này vào một bức tượng duy nhất?
Tại sao không làm một bức tượng chỉ với một mình Võ Văn Hải mà thôi? Vừa gọn vừa nhẹ mà lại đầy đủ ý nghĩa nữa. Hay! Ý kiến này thật là hay!
Thế là ông đứng lên đi quanh phòng tìm giấy để vẽ. Tìm mãi cũng không có và cũng chẳng có ai ở chung quanh để hỏi xin cả. May quá, khi đi ngang nhìn vào cái giỏ rác để ở góc phòng, ông thấy có một bao thuốc lá, ông vội vàng nhặt lên, tháo cái vỏ thiếc ra rồi dùng bút chì vẽ thật nhanh bức hình của Hạ Sĩ Võ Văn Hải đang ngồi trên một tảng đá, với một gương mặt thật là buồn rầu thương nhớ bạn cũ.
Hài lòng với bản vẽ mới của mình, Thu gấp tờ giấy lại, bỏ vào túi áo ngực.
Gặp Tổng Thống Thiệu, ông Thu đã trình lên 7 bức tranh lớn của mình.
Tổng thống Thiệu xem qua tất cả 7 bức tranh rồi hỏi ông Thu, ông thích bức nào nhất?
Ngập ngừng một lúc, ông Thu trả lời:
Thưa Tổng Thống, bức hình mà tôi thích nhất… không có ở đó, là vì tôi vửa mới phác thảo một bức khác, vẫn còn nằm trong túi áo của tôi đây.
Tổng thống Thiệu đưa tay ra:
Đâu? Cho tôi coi với.”
Ông Thu lại ngập ngừng, rồi lắp bắp nói:
Thưa Tổng Thống, tôi chỉ mới phác thảo nó thôi, chứ chưa hoàn thành. Hơn nữa, tôi vẽ nó trên một tờ giấy thuốc lá dơ cũ, nên tôi… không dám trình lên Tổng Thống. Xin cho tôi một thời gian, tôi sẽ vẽ lại và trình lên Tổng Thống.
Tổng thống Thiệu nói với ông rằng ông không quan tâm đến tờ giấy, miễn là nó là một bản vẽ đầy đủ ý nghĩa.
Ông Thu đưa tờ giấy thuốc lá cho Tổng thống Thiệu xem, giải thích người lính đó là ai? Đã gặp anh ta như thế nào? Và tại sao anh ta lại có khuôn mặt thật buồn như vậy?
Tổng thống Thiệu rất thích bản vẽ mới này và đã ký duyệt liền lập tức rồi đặt tên cho bức phác họa này là “Thương Tiếc.”
Ông Thu bắt đầu tạc tượng vào ngày 14 tháng 8 năm 1966.
Sau 3 tháng làm việc chăm chỉ, vào ngày 1 tháng 11 năm 1966, bức tượng người lính ngồi bằng đồng đã được trưng bày trước Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa, để chào mừng ngày Quốc khánh của Việt Nam Cộng Hòa.
SAU THÁNG 4 NĂM 1975, CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI NHỮN NGƯỜI ĐÃ TẠO RA PHO TƯỢNG THƯƠNG TIẾC?
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA.
Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam Cộng hòa, hàng trăm tử sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được vội vã chở tới Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Không còn thời gian để chôn cất từng người lính như đã làm trước đây, Đại Đội Chung Sự đã quyết định đào một cái hố lớn và chôn tất cả các tử sĩ vào đó, chào họ lần cuối rồi tan hàng cố gắng.
Khi Việt Cộng nắm quyền kiểm soát toàn bộ Miền Nam Việt Nam, chúng coi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là khu quân sự, cấm mọi người vào, dù chỉ là để cầu nguyện cho người thân yêu của họ chôn cất ở đó. Mộ bia bị đập vỡ và mồ mả cũng bị phá xập.
BỨC TƯỢNG THƯƠNG TIẾC:
Bức Tượng Thương Tiếc đã bị dựt xập vào ngày 5 tháng 5 năm 1975 rồi sau đó bị mang đi đâu mất tích.
TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức từ ngày 23 tháng 4 năm 1975, ông qua Đài Loan dự đám tang của Cựu Tổng Thống Tưởng Giới Thạch, rồi qua Luân Đôn và cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ, ông qua đời trong vào ngày 29 tháng 9 năm 2001
ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU
Ông Nguyễn Thanh Thu, vào năm 1975 mang cấp bậc Thiếu tá, bị đưa vào trại tù cải tạo từ năm 1975. Sau 8 năm ởtù, ông được thả ra vào năm 1983. Bốn năm sau, ông vượt biên sang Thái Lan và định cư tại Mỹ.
NGƯỜI MẪU VÕ VĂN HẢI.
Không lâu sau khi bức tượng của ông được trưng bày tại Nghĩa trang quân đội Biên Hòa, trong một cuộc hành quân, Hạ sĩ Hải đã bị trúng đạn pháo kích của kẻ thù, không tìm thấy thi thể, được cho là mất tích, hoặc đã chết.
NHƯNG ĐÃ CÓ NHIỀU LỜI ĐỒN RẰNG:
KHÔNG! VÕ VĂN HẢI KHÔNG CHẾT.
ÔNG CHỈ BỊ BẤT TỈNH RỒI SAU ĐÓ TỰ TÌM ĐƯỢC ĐƯỜNG VỀ ĐƠN VỊ. ĐÂY, BÂY GIỜ HẠ SĨ HÃI ĐANG NGỒI GÁC GIẶC Ở ĐÂY,
NGAY TRƯỚC NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA, ĐỂ CHO CÁC ĐỒNG ĐỘI CỦA ÔNG ĐƯỢC AN GIẤC NGÀN THU.
PHO TƯỢNG THƯƠNG TIẾC CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM?
Các thế hệ trẻ của chúng ta từ năm 1965 đến năm 1975, đa số đã nhập ngũ để chiến đấu bảo vệ đất nước chống lại cuộc xâm lược của Việt Cộng. Khoảng hơn 300.000 chiến sĩ đã hy sinh thân mình của họ cho đất nước. Thân xác của họ được chôn trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và các nghĩa trang quân đội khác trên khắp bốn vùng chiến thuật.
Nghĩa Trang Quân Đội đã trở thành nhà của các Tử Sĩ, và Pho Tượng Đồng Thương Tiếc cũng trở thành biểu tượng của nhưng người Lính Bất Khuất.
Nhìn thấy Pho Tượng Thương Tiếc, chúng ta có cảm tưởng là đã thấy lại người thân yêu của mình ngay trước mặt.
Chiến tranh Việt Nam kết thúc cách đây 44 năm, thế giới dường như quên đi cái đất nước tên là Việt Nam Cộng Hòa, nhưng Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vẫn còn đó, với hơn 18.000 ngôi mộ tử sĩ, nhắc nhở chúng ta về quê hương yêu dấu và những người lính anh hùng đã hy sinh cuộc sống của họ để chúng ta có được cuộc sống của mình.
44 năm trôi qua, 300.000 anh hùng của chúng ta vẫn không bao giờ quay trở lại,
Pho Tượng Thương Tiêc cũng vậy, nhưng họ vẫn sống trong tâm trí, trong trái tim của chúng ta.
Đến bây giờ, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vẫn còn đó, nhưng diện tích càng ngày càng bị thâu nhỏ lại, vì chính quyền Cộng Sản đã cắt đất của nghĩa trang để xây nhà máy, kho hàng. Những mộ phần cũng đã bị phá hủy bởi tà quyền Cộng Sản hoặc bị tàn phá bởi thời tiết. Nhiều ngôi mộ đã bị san bằng tới mặt đất, và người ta đã cất nhà trên đó.
Những cựu chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở khắp mọi nơi trên thế giới đã gom góp tiền bạc về trùng tu lại những ngôi mộ trong nghĩa trang, cố gắng giữ lại di tích cuối cùng còn sót lại của Việt Nam Cộng Hòa.
Nếu bạn có về Việt Nam, hãy nhún chút thì giờ viếng thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, thắp nén nhang trên mộ những Tử Sĩ để nhớ đến sự hy sinh của người Lính chiến đã chết để bảo vệ quê hương Việt Nam Cộng Hòa.
Thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu và quý Thân Hữu,
Biệt Động Quân Nguyễn Hữu An đã hoàn thành nhiệm vụ,
Xin được trở lại hàng quân.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
(Hình ảnh và tài liệu trích từ nhiều nguồn trên internet.)