Đại học James Cook (JCU)ở Queensland đang bị một cựu sinh viên kiện đòi bồi thường $3.125 triệu vì đã làm hỏng “đường nghề nghiệp và đời sống tình dục của mình”, sau khi nhận ghi danh rồi không cho ông ta làm tiến sĩ.
Nguyên đơn này là Kuldeep Singh Mann, 52 tuổi, vốn là một ký giả tại Hindustan và nay làm việc tại cửa tiệm bán lẻ 7 -11, đã đóng học phí $20,000 để theo học bậc tiến sĩ của trường này tại học khu ở Townsville.
Tuy nhiên giấc mộng làm ông tiến sĩ không thành vì Mann bị trường kết án là ăn cắp ý tưởng người khác, lo đi làm kiếm tiền hơn nghiên cứu nên không đạt yêu cầu của một nghiên cứu sinh tiến sĩ. Mann đã khiến nại lên Giám sát viên độc lập tiểu bang, dẫn đến cuộc điều tra.
Trong đơn kiện Mann cho biết trường đại học đã muốn giải quyết qua thương lượng, chấp nhận đền bù cho anh ta $52,576.
Mann và anh ta tố cáo: “Rõ ràng là đại học JCU cho tôi ghi danh để lấy hàng ngàn đô la học phí. Nghề nghiệp của tôi bị phá hủy và danh tiếng của tôi bị chôn vùi. Nó đẩy tôi đến tình trạng khủng hoảng và tôi phải chật vật đấu tranh để thoát khỏi sự đau đớn tinh thần”.
Mann cho rằng anh ta đã hoàn tất mọi khóa học yêu cầu để có thể tham gia chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành xã hội học trong thời hạn bốn năm, tuy nhiên trường học đã đánh rớt anh ta, không cho làm tiến sĩ.
Nay Mann kiện đòi bồi thường tiền triệu vì trường đã làm anh ta “tàn phế” trong tư cách một người đàn ông: “Nó đã kết thúc đời sống tình dục của tôi. Tôi không có cảm giác hứng tình. Cơ quan sinh dục của tôi không bao giờ được đánh thức nào. Tôi chưa bao giờ bị như vậy cả. Tôi không nhận thấy máu huyết đang tuần hoàn ở dưới ấy”.
Tuy nhiên luật sư của JCU đã viết thư riêng cho anh ta, thông báo rằng khiếu nại và tuyên bố bị thiệt hại $3,125,000 của anh ta hoàn toàn không phù hợp với trình tự pháp lý.
Luật sư Matthew Deighton tuyên bố JCU không vi phạm bất cứ hợp đồng nào cả và JCU sẽ yêu cầu tòa bác bỏ, không thụ lý đơn kiện vô lý này!
Có vẻ như sinh viên Ấn Độ hay kiện tụng, cả khi bị cho điểm thấp cũng có thể kiện lại trường đại học.
Năm ngoái Đại học Monash đã bị một sinh viên kiện lên cấp tòa cao nhất tiểu bang, thậm chí còn khiếu nại lên Ủy ban bình đẳng và nhân quyền Victoria (Victorian Equal Opportunities and Human Rights Commission) cùng Tòa dân sự và hành chánh Victoria (Victorian Civil and Administrative Tribunal).
Đó là Chinmay Naik, lúc đó 23 tuổi, sinh viên cao học ngành báo chí tại Đại học Monash. Tháng 10 năm ngoái anh ta đã kiện lên Supreme Court of Appeal chỉ vì bị cho điểm thấp, sau khi đơn kiện bị Tòa thượng thẩm Victoriabác bỏ.
Lúc đó Naik chỉ trích nữ Thẩm phán Melinda Richards là đã “dẫm lên công lý” khi bác bỏ đơn kiện của mình. Trong đơn kiện, anh ta kết án Thẩm phán Richards là “a tòng với Đại học Monash”, là “không nhận ra tình trạng kỳ thị tiềm ẩn”, không thấy được sự “bức bách tâm lý” của anh ta và và việc anh ta “không có đại diện pháp lý và phải tự mình nghiên cứu luật pháp trong khi vừa phải theo đuổi việc học”.
Trong đơn kiện, anh ta trình bày rằng anh ta đã “thể hiện một phương pháp hợp lý để giải quyết xung đột” thay vì mở một “cuộc tấn công toàn diện với trường đại học”, rằng anh ta “buộc lòng phải thưa kiện” vì đại học này đã “miễn cưỡng trong việc giải quyết một cách thỏa vốn là một ký giả tại Hindustan đáng vấn đề”.
Tháng Sáu năm 2017 Naik phải thực hiện một phóng sự bằng video để bàn về những định kiến xấu đối với một số giống chó. Để làm bài, Naik đã đến công viên chó quay phim và phỏng vấn nhiều chủ chó tại đây, sau đó bài làm của Naik bị cho điểm 12 trên 100, nghĩa là rất thấp. Anh ta khiếu nại và trong lần chấm thứ 2 anh ta được nâng điểm lên thành 21 trên 100, có khá hơn nhưng vẫn rất thấp.
Giải thích cho quyết định đánh trượt, giáo viên chấm cho rằng phóng sự về các loài chó “thiếu cấu trúc tường thuật báo chí, một phần hình bị che, không có phần phỏng vấn chuyên gia, không có phần mở đầu, phần giữa và phần kết thúc rõ ràng. Sinh viên ấy đã nộp 1 đoạn video chứa 3 cuộc phỏng vấn vỉa hè (vox pop), hỏi các câu hỏi rất chung chung là không có liên quan tới nhau về loài chó. Dù đây là bài tập quan trọng của môn học, sinh viên này không thể đáp ứng các tiêu chí tối thiểu”.
Sau Naik khiếu nại, cho rằng bài tập của anh ta đáng được điểm đậu nên được đòi chấm lại nhưng cũng bị đánh trượt.
Anh ta bèn kiện ra tòa, viện lý nhà trường cho cùng một giảng viên chấm lại bài của mình, do đó đã vi phạm quy định: khi sinh viên khiếu nạithì phải giao bài tập cho một giảng viên thứ hai thẩm định.
Tuy nhiên Đại học Monash khẳng định rằng không hề có chuyện cùng một giảng viên chấm 2 lần, tuy nhiên lại không tiết lộ tên của giảng viên thứ hai.
Trong phiên xử ngày 12.10.2018 Thẩm phán Richards khuyên anh ta nên “bỏ qua” vì một bài tập bị đánh trượt chỉ là một chuyện nhỏ chứ “không phải là ngày tận thế”. Bà nói: “Có rất nhiều người trượt một môn, sống tiếp và có sự nghiệp thành công, giàu có”.
Thẩm phán Richards cũng đồng ý rằng, việc Đại học Monash không tiết lộ danh tính của giảng viên thứ hai tham gia chấm bài của Naik, qua đó phá vỡ quy định chấm điểm là một việc “đáng tranh cãi”. Tuy nhiên bà cho rằng sự việc này không đủ nghiêm trọng để tòa án can thiệp.
Sau đó bà ta ra lệnh anh ta nộp án phí $8000!
Không chấp nhận Naik kiện tiếp tuy nhiên vẫn tuyên bố làsẽ tiếp tục học tập, làm việc để trở thành một phóng viên.
Naik cho biết: “Đôi lúc, mọi chuyện sẽ không được như ý muốn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn đang đi sai hướng”.