Connor Downs, 22 tuổi
Hiểm họa abestos đã qua đi thì nước Úc lại báo động về bệnh bụi phổi (Silicosis) với những người là nghề thợ đá, chuyên sản xuất những vật liệu nhà bếp như mặt bàn bằng đá (stone benchtops). Sự báo động này được gióng cao với nạn nhân trẻ nhất và mới nhất là một thợ đá 22 tuổi ở Gold Coas tên Connor Downs.
Nạn nhân này cho biết chứng bệnh này khiến anh ta phải đối mặt với sự cô lập về mặt xã hội.
Căn bệnh hiện vẫn là một nan y bất trị, gây ra khi bệnh nhân tiếp xúc với bụi đá (silica) trong quá trình sản xuất benchtops. Connor Downes cho biết anh ta mới theo nghề được ba năm và đã đi khám sau khi một số đồng nghiệp bị chẩn đoán mắc bệnh, kết quả chụp hình CT cho thấy phổi ta lốm đốm đầy những vết trắng,
Công ty luật Slater & Gordon đã thu thập danh sách những nạn nhân của nghề này để tiến hành vụ kiện tập thể đòi bồi thường.
Bệnh “Silicosis” có tên y học đầy đủ là “Pneumonoultramicrosco picsilicovolcanoconiosis”, có tới 45 chữ cái, trở thành từ tiếng Anh dài nhất từng xuất hiện trong từ điển tiếng Anh Oxford,
Căn bệnh này được chia làm bốn loại: Không có triệu chứng bệnh, cấp tính, gia tốc và mãn tính trong đó mãn tính là loại thường gặp nhất, nó chỉ xuất hiện khi bệnh nhân phải tiếp xúc nhiều năm với bụi silica và còn có tên khác là bệnh phổi đen (Black Lung Disease). Sau khi nhiễm vào cơ thể, bụi silica sẽ bám vào các túi phổi của buồng phổi, các tế bào bạch cầu sẽ phản ứng bằng cách sinh ra cytokine làm kích thích các nguyên bào sợi và dẫn đến chứng xơ hóa. Triệu chứng của căn bệnh này gồm ho, chứng thở gấp, chứng khó phát âm, chứng biến ăn, đau ngực và người bệnh dễ bị bệnh lao.
Cho đến nay bệnh bụi phổi vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm thực sự. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm độ phơi với hạt, vật lý trị liệu ngực, sử dụng thuốc ngăn ho, kháng sinh, thuốc chống lao và ghép phổi.