Nói Hồ Chí Minh, viết Hồ Chí Minh nhưng nay thử nhìn lại coi Hồ Chí Minh có nghĩa gì? Tại sao chọn tên này? Và từ lúc nào?
Có liên hệ xa gần?
Xin nhắc lại giai đoạn đầu những năm 20 tại Paris sôi nổi những hoạt động chánh trị của nhiều tổ chức công khai, bí mật của người Pháp, Âu Châu và ngoại quốc như các nước thuộc địa Phi Châu và Á Châu. Paris vẫn là cái nôi của những phong trào, những tổ chức cách mạng thế giới. Cộng sản Quốc tế cũng phát xuất từ đây. Châu An Lai, Đặng Tiểu Bình tới Paris vừa đi làm vừa đi học. Tại đây đã có một cộng đồng người Tàu làm công khá đông nên Châu An Lai và Đặng Tiẻu Bình tới, gia nhập Cộng sản và hoạt động. Hồi tháng 3/2019, Cộng Sản Tàu tổ chức kỷ niệm 100 năm phong trào Công nhơn-Học tập (Travailleurs-Etudes) tại trung tâm Văn hóa Tàu ở Paris.
Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh cũng có mặt ở Paris nhưng dưới tên Nguyễn Tất Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc.
Vào thập niên 20, Châu Ân Lai cho phát hành tờ báo lấy tên là Chí Quang do ông chủ biên để hoạt động cho Chi bộ Cộng Sản Tàu tại Pháp (P.Blanchard, E.Deroo, Le Paris Asie, Paris 2004, Chiguang (Lumière Rouge), ex-Shaonian, couverture du journal de la section française du PCC, dirigé à Paris par Zhou Enlai, 1924).
Chí Quang, tiếng Tàu là Chiguang, có nghĩa là Ánh sáng đỏ vì Chí, tiếng Tàu cũng đọc là Xích.
Vậy Chí Quang cũng là Xích Quang.
Tháng 5/1941, phát động Mặt Trận Việt Minh (Việt nam Độc lập Đồng minh Hội), Nguyễn Ái Quốc chọn tên Hồ Chí Minh. Khi chọn tên này, chắc ông ta có nghĩ tới tít tờ báo của Châu An Lai là Chí Qung? Nhưng tại sao lại không đọc Hồ Chí Minh là Hồ Xích Minh? Đâu có sai! Phải chăng chữ xích nghe rùng rợn quá, dễ làm cho người ta liên tưởng tới “xích hóa Việt nam” ngay từ lúc ấy? Còn giữ tên Nguyễn Ái Quốc thấy khó tiêu hóa làm sao ấy. Nhưng dầu chí hay xích thì trước sau gì cũng đỏ lòm hết cả. Vả lại, lúc dó, ông ta đã đỏ ối rồi mà! Và tên Hồ Chí Minh do chính ông chọn trở thành chánh thức khi ngày 13/8/1942, với tên này, ông qua Tàu cầu viện cho Mặt Trận Việt Minh vừa thành lập.
Cũng về chữ Chí và Xích là một, có thể trích dẫn thêm bài hát “Việt Nam-Trung Hoa” của Đỗ Nhuận bằng tiếng Tàu để thấy Chí Minh được phát âm rỏ là Xích Minh:
…. Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông!
Hú Zhì Míng, Máo Zédòng!
Ý nghĩa tên Hồ Chí Minh
Nhơn đây, thử tìm nghĩa 3 từ ngữ trong tên Hồ Chí Minh. Từ điển Hán việt Thiều Chủu ghi chú:
Hồ có 7 nghĩa, có lẽ chỉ nên chọn 2 nghĩa gần với tên và người hơn. Đó là:
-Rợ Hồ, Thổ phỉ.
-Một thứ binh khí hình cong có lưỡi đâm ngang.
Chí có 4 nghĩa nhưng Chí là chuẩn đích, là mũi tên là phù hợp hơn (2 nghĩa kia là chú tâm vào, ghi chép)
Minh là sáng (Mắt sáng, trí sáng)
Có người chiết tự để cắt nghĩa tên Hồ Chí Minh và cũng để từ đó nhận diện Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên cách giải thích này khá chủ quan nhưng có cơ sở, đó là nghĩa của từng chữ trong tên. Mà tên ở đây là do người chọn với suy nghĩ và gạn lọc, không phải tên của cha mẹ đặt cho trước kia. Mà cha mẹ đặt hay chính mình chọn, tên vẫn biểu hiện sự mơ ước của người chọn gởi gắm vào đó để người mang tên sẽ thực hiện. Hồ Chí Minh là người thông minh, sáng suốt tột cùng. Vậy thử coi nghĩa của 3 chữ trong tên ấy có hoàn toàn đúng như vậy không?
Theo cách cắt nghĩa chiết tự thì chữ Minh đi với chữ Hồ thành ra mắt sáng, có thêm chữ Chí là mũi tên, thì mắt sáng khó tránh bị mủi tên đâm vào thành mắt đui, không còn sáng nữa.
Còn nói riêng chữ Minh 明 là sáng, được ghép từ chữ Nhựt 日, bên trái, tượng trưng mắt trái, và chữ Nguyệt 月bên phải, tượng trưng mắt phải. Hai mắt mà gặp Chí 志 là mũi tên thì cũng thành mù mắt là đúng quá. Người ta thường nói “nhĩ mục thông minh”, tai thông mắt sáng.
Nhắc lại Hồ là món binh khí hình cong như lưỡi liềm có cạnh đâm ngang. Nhìn dạng tự chữ Hồ như thế thì không ai không hình dung đó là cái búa đặt nằm ngang cái liềm. Mà thực tế, Hồ Chí Minh đã vác búa liềm, ôm ấp cộng sản ngay từ những năm 20 và chết sống tìm cách đem cho được về Việt Nam để áp dụng.
Chiết tự còn cho thấy rõ thêm Hồ cũng là cái Cung. Cái cung gỗ, như “tang hồ”, cung bằng cây dâu tầm ăn (tang bồng hồ thỉ), có chữ Chí là mũi tên và chữ Minh 明 là biểu tượng của hai con mắt. Theo nghĩa đó, có thể hiểu Hồ Chí Minh là kẻ cầm cung, đưa tên nhắm bắn vào mắt của nhân dân làm cho nhơn dân đui mù hết, hay có mắt mà không dám thấy, có tai mà không dám nghe, có miệng không dám nói (Theo Tâm Việt, Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh). Nhìn thực trạng đất nước Việt Nam ngày nay thì không thể hiểu tên Hồ Chí Minh có nghĩa gì khác hơn!
Nghĩa thứ hai của chữ Hồ là Rợ hồ, là Thổ phỉ. Nghĩa này không còn ở phạm trù chữ nghĩa nữa mà chính là con người Hồ Chí Minh trọn vẹn, là tư tưởng và tác phong của Hồ truyền lại như tấm gương sáng để toàn đảng học tập và áp dụng cho chế độ.
Nhưng Thổ phỉ Hồ Chí Minh khác hoàn toàn với Thổ phỉ thuần túy. Thổ phí thứ thiệt (như Chu Chồ Sển, đảng Cộng Sản là đảng cướp, ntcm) chỉ nhằm tiền bạc, của cải và cướp đoạt để ăn xài, sanh sống, giải quyết sự đói khổ. Có giết người, tức gia chủ, chỉ là tai nạn bất đắc dĩ. Còn Hồ là Thổ phỉ cách mạng nên giết người vì phục thù giai cấp, cướp của là thu hồi của cải do giai cấp bốc lột nhơn dân lao động mà có, để hoàn trả cho nhơn dân, tức bỏ vào túi đảng viên. Đảng là của nhơn dân, là nhơn dân.
Trong cải cách ruộng đất 1953-1956 ở Bắc, địa chủ là kẻ thù của bần và cố nông, bị đưa ra Tòa án nhơn dân xử tội, chôn sống địa chủ, tịch thu ruộng đất, tài sản của địa chủ chia nhau cho tới chén đủa, cọng rau muống… Sau 30/04/75, trong Nam, đảng Cộng Sản Hà Nội vào, theo lịnh Đỗ Mười, lên án dân Miền Nam là tư sản mại bản, dân lười lao động, chỉ “phe phái” làm giàu bằng mồ hôi nước mắt cửa nhơn dân lao động, cướp sạch tài sản của họ chở về Bắc (Bộ Đội Cụ Hồ là “Đi Bộ vào Nam Đội đồ về Bắc, dân trong Nam định nghĩ). Đuổi dân Miền Nam đi lên vùng kinh tế mới để thay dân thành phố. Hành động đó có khác gì Rợ Hồ (Bắc Địch có Rợ Hồ ở phía Tây Bắc sông Hoàng Hà.. Người Rợ Hồ thường bị người Trung Nguyên cổ đại coi là hung dữ, giả dối) ở phương Bắc ngày xưa, bản chất hung dữ của văn hóa du mục, đi đánh chiếm các nước văn minh.
Vậy Hồ có nghĩa là Rợ Hồ, Thổ phỉ thì hoàn toàn ứng nghiệm vào con người thật của Hồ Chí Minh và cái đảng do ông dày công lập ra, xây dựng và phát triển như ngày nay.
Nguyễn thị Cỏ May