Nguyên tác: Đại Tướng Henri Navarre
Les Lecons De La Guerre D’Indochine.
Trọng Đạt dịch và giới thiệu
Guerre d’Indochine : a Dien Bien Phu pendant la “periode optimiste”, fin 1953 : g-d : le general Henri Navarre (commandeur du Vietnam), le general Rene Cogny, le colonel Christian de La Croix de Castries (commandant du camp retranche) a bord d’un 4X4 – French officers general Henri Navarre (France’s military commander in Vietnam), general Cogny and colonel Christian de La Croix de Castries (commandant of the entrenched camp) in Dien Bien Phu c. 1953 during Indochina War – VENTE EXCLUSIVEMENT POUR LA PRESSE ET L’ EDITION *** Local Caption *** French officers general Henri Navarre (France’s military commander in Vietnam), general Cogny and colonel Christian de La Croix de Castries (commandant of the entrenched camp) in Dien Bien Phu c. 1953 during Indochina War.
Nhân dịp 66 năm trận Điện Biên Phủ
Lời giới thiệu
Bài này dịch từ chương cuối (X) trong cuốn Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối của Đại Tướng Henri Navarre, từ trang 316 tới 335. Đây là một tài liệu quí do một người bạn đi du lịch bên Pháp mua gửi tặng cách đây tám năm, sách in từ năm 1956.
Navarre là Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ đầu tháng 5-1953 cho tới đầu tháng 6-1954. Ông được triệu hồi về Pháp sau khi Điện Biên Phủ thất thủ 7-5-1954.
Năm 1956 Navarre viết cuốn sách này để bào chữa cho ông và quân đội Pháp về nguyên do bại trận tại Điện Biên Phủ và qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối và sụp đổ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954.
Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7-5-1954 sau gần hai tháng cầm cự. Một phần vì sai lầm của Navare, nước Pháp quá mệt mỏi vì cuộc chiến sa lầy, trong khi Việt Minh được Trung cộng viện trợ quân sự ngày càng dồi dào, quân Pháp tại Đông dương không được tăng viện nhiều, đa số chi phí dựa vào viện trợ Mỹ. Lại nữa phần vì Không quân Pháp quá yếu. Toàn bộ chiến trường Đông dương họ chỉ có khoảng 200 máy bay trong khi thập niên 60, 70 tại miền nam VN, không quân Mỹ có nhiều ngàn máy bay, chưa kể không quân VNCH.
Từ giữa năm 1953, sau cuộc đình chiến tại Cao Ly, Trung Cộng tăng cường viện trợ ồ ạt cho Hồ Chí Minh tới ngày sẩy ra trận Điện Biên Phủ
Năm 1953, 1954 viện trợ Mỹ cho Pháp gia tăng nhiều, riêng 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí (The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2) nhưng quân Pháp tại Đông Dương ngày càng suy yếu so với Việt Minh cả về chủ lực quân lẫn hỏa lực.
Chế độ Thực dân đã hết thời, không có chính nghĩa, trên thế giới từ giữa thập niên 50 trở đi, nhất là từ đầu thập niên 60 khi Trung Cộng có bom nguyên tử, bàn cờ chính trị thế giới đã hoàn toàn đổi khác, nó trở thành cái thế Chân Vạc Nga-Mỹ-Tầu như thời Tam Quốc, chế độ Thực dân hết thời không tồn tại được.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất khởi đầu từ nửa đêm 19-12-1946 khi Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội cho tới 20-7-1954 khi đất nước bị chia đôi. Quân đội Liên Hiệp Pháp có 75,580 người bị giết, 64,127 người bị thương, phía Việt Minh có 300,000 người chết.
Chiến tranh Đông Dương chấm dứt năm 1954 và sau đó là chiến tranh Algerie Bắc Phi kéo dài từ 1954 cho tới tháng 7 năm 1962. Như vậy lại có thêm một cuộc chiến tranh 8 năm khói lửa, đẫm máu có phần hơn Chiến tranh Đông Dương. Người Pháp có 25,600 người bị giết phía Algerie có khoảng 250,000 người tử trận.
Đế quốc Pháp không còn, lịch sử đã sang một trang khác.
* * *
Xin mời quí độc giả coi bản dịch dưới đây:
Để có được những bài học rút ra từ trận thảm bại, ta cần phân tích những nguyên nhân thật. Thế mà ít khi những phân tích ấy đã đầy đủ hay không mà không có những chứng cớ giả được hoàn tất. Nhất là khi ở đây những người cầm đầu lại là những Chính trị gia sai lầm – đó là tình trạng chung của những cuộc chiến – họ hay có thái độ trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho giới Quân sự. Lý do không có mặt tại trận địa của các Chính phủ khiến họ không chuẩn bị cũng như điều khiển cuộc chiến đó chỉ là chứng cớ cổ điển. Lại nữa cách im lặng không phải là cách tự bào chữa.
Việc đổ trách nhiệm cho người khác không có gì quan trọng nếu đưa tới kết quả là giới quân sự bị làm vật thế thần, nó cho phép để cho các chính trị gia được xênh sang quá lố trên các diễn đàn chính phủ. Điều này quan trọng vì nó sẽ làm nguy hại cho tương lai đất nước, nó ngăn cấm ta rút ra những bài học để tránh thất bại trong tương lai.
Một chiến dịch như vậy đã diễn ra nhân khi ta thất bại tại Đông Dương. Các Chính trị gia đã điều hành cuộc chiến tồi cũng như đã kết thúc nó tệ hại, họ làm tất cả để đánh lừa dư luận bằng cách cho người ta tin rằng nguyên nhân chính duy nhất mà nước Pháp là bề trái của Quân đội Pháp.
Tôi tin là đã chứng minh đầy đủ trong các chương trên rằng trước hết cái bề trái này chắc chắn đã được Chính trị thổi phồng lên, họ coi như cái cớ để chấm dứt cuộc chiến trong những điều kiện mà quân sự không có gì đáng đặt ra.
* * *
Những hậu quả của của thất thủ Điện Biên Phủ cần phải làm sáng tỏ, ta có thể giải thích sự thất bại này không?
Tại Đông Dương, các vị Tư lệnh kế tiếp nhau thường ít nhiều cũng đánh giá thấp đối phương. Đặc biệt là họ không nắm bắt kịp thời sự biến đổi cơ bản của sự cấu tạo của quân đội chính qui Việt Minh, địch có thể thực hiện những chiến dịch về Chiến lược đủ sức thách đố bộ máy quân sự của ta. Do đó ta đã để đối phương đi trước một bước mà ta không theo kịp. Họ cũng không biết thúc đẩy việc thành lập Quân đội Liên minh (QĐ Liên Hiệp Pháp) như vậy đã làm mất cơ hội để có đội quân chủ lực đông đảo để giữ vững mảnh đât này, làm mất yếu tố quân đoàn mạnh, tinh nhuệ để bảo đảm tự do hành động
Họ cũng không biết khiến đạo quân của chúng ta thích hợp với địa thế như địch. Họ chỉ dựa vào sức mạnh mà không biết uyển chuyển, nhẹ nhàng, mưu mẹo và lấy tin tức tình báo.
Sau cùng họ không hiểu sự cần thiết của một kế hoạch trường kỳ được chính phủ chấp nhận và cung cấp những phương tiện cần thiết, thực hiện có phương pháp và kiên trì.
Đó là những lời chỉ trích chính yếu với giới cầm quyền ở Sai Gòn. (Sài Gòn là Thủ đô của QGVN thời Pháp thuộc), nhưng những sai lầm ấy có nhiều lý lẽ cần biện minh.
Trừ Tướng De Lattre, còn các vị Tư lệnh Quân đội ở Đông Dương luôn dưới quyền một viên chức cao cấp dân sự: Quan Toàn quyền. Tư lệnh không bao giờ được tự ý quyết định mà phải hành xử trong khuôn khổ, phạm vi mà người chủ động, chủ xướng không phải là Tư lệnh, ông ta (Nhà chính trị) làm theo một lăng kính khác với ông (TL) trong đó những quan niệm quân sự không phải của ông (Chính trị gia). Vì thế chiến lược của ta trái với Việt Minh, nó hòa hợp với chính trị, nó không bị chính trị điều khiển.
Viện trợ Mỹ là điều mà cấp chỉ huy phải chấp nhận như thế. Đặc tính của hàng quân sự cho chúng ta cho ta sức mạnh, nó được quan niệm cho một hình thức chiến tranh khác biệt. Nó cho ta hỏa lực mạnh, điều này không chối cãi được nhưng đổi lại ta có trách nhiệm nặng nề. Một khi đi vào con đường này rất khó mà thoát ra được.
Các nước Liên Hiệp không lập được đạo quân tự chủ mạnh cũng có những nguyên nhân nhưng nó không phụ thuộc ý muốn của Tư lệnh. Nó cho thấy sự khinh bỉ của họ khi đi vào con đường này mà không có nhiều rủi ro và hậu quả của nó trong mọi trường hợp xa xôi và bấp bênh.
Nói về sự thiếu sót kế hoạch quân sự chung, nó chứng tỏ cho thấy sự hiện hữu của kế hoạch chính trị đã làm nền tảng cho nó. Vì thế nói thẳng ra thì những lỗi lầm quân sự tại Đông Dương khó mà xác định được nhất là ta thấy nó bắt nguồn từ những sai lầm chính trị.
Một loại trách nhiệm về quân sự khác từ Paris.
Đông Dương không bao giờ được những Bộ, Phủ về quân sự đặt trọng tâm. Họ chỉ coi nó như một trách nhiệm đáng chán mà họ phải góp phần nhiệm vụ trong đó, nhưng chỉ đóng góp một tí thôi.
Chiến tranh Đông Dương luôn được cung cấp những khoản tiền nhỏ, rẻ. Kinh phí luôn thiếu hụt, tuyển mộ và chủ lực quân yếu kém, được huấn luyện sơ sài, vũ khí lỗi thời thiếu khả năng, Không quân được cấp nhỏ giọt về máy móc, nhân sự, hạ tầng cơ sở.
Trong mọi trường hợp, những ông Tổng Tham mưu trưởng của Bộ Quốc phòng liên tiếp nhau và Lục quân cũng như Không quân phải chia sẻ phần lớn trách nhiệm. Nhưng ta không nên quên họ dưới quyền các ông Bộ trưởng, nếu họ chuẩn bị và thực hiện những quyết định của thượng cấp thì trách nhiệm cuối cùng thuộc về chính phủ.
Các ông Tổng Tham mưu trưởng đúng ra phải tỏ vai trò của mình, họ cũng là cố vấn quân sự cao cấp của Chính phủ. Thật ra họ chỉ đề nghị những giải pháp dễ chứ không phải những quyết định đầy năng lực nếu không đưa tới chiến thắng hoàn toàn, ít ra cho ta những điều kiện chính trị thuận lợi của cuộc chiến. Nếu họ làm được như vậy thì rất đáng kính trọng nhưng chưa ai nghe nói họ làm như vậy. Có thể họ sẽ trả giá bằng mất chức vì hành động khác thường này và sẽ được thay thế bằng những người biết chiều lòng. Trong hệ thống chính trị của ta việc lựa chọn chức vụ cao cấp dân sự cũng như chính trị đều dựa vào bản tình mềm dẻo để lựa chọn. Chế độ chỉ xài toàn những kẻ trung thành.
Nhưng cho dù trách nhiệm giới quân sự tại Paris lớn tới đâu cũng chỉ xếp vào hạng thứ nhì.
Những lý do thực sự của thất bại Đông Dương là do chính trị. Tôi luôn nhắc lại nó trong cuốn sách này chỉ là để tóm tắt lại như vậy.
Trước hết là do thiếu chính trị, từ đầu chí cuối cấp chỉ huy không biết là họ muốn gì và nếu họ biết cũng không bao giờ khẳng định.
Họ không bao giờ dám nói cho đất nước biết chúng ta có chiến tranh tại Đông Dương
Họ không biết đưa đất nước vào cuộc chiến cũng không biết tìm hòa bình
Họ đã không biết định nghĩa hành động với các nước trong Liên Hiệp để đặt họ vào vị trí tiêu biểu của nước Pháp. Họ chỉ lấy những giải pháp cũ kỹ lỗi thời. Họ không có can đảm chọn lựa giữa chế độ thuộc địa mà họ đã tuyên bố trả độc lập nhưng vẫn tìm cách giữ khư khư dưới một danh xưng khác với những phương tiện tối tân, và sự liên hợp với các nước tự do mà họ nói muốn nhưng họ trì hoãn không thực hiện nó.
Họ cũng không xác định vị trí đối với Hoa Kỳ và khiến họ định nghĩa vai trò của họ với ta. Họ thiển cận ở chỗ xin viện trợ Mỹ và nói cho cùng có hại hơn là lợi, nó soi mòn làm hỏng những lợi ích của ta bởi đồng minh, họ theo đuổi một Chính trị ích kỷ không có gì bảo đảm cả
Nói về cuộc chiến mà họ không biết nói mục đích để làm gì. Các nhà lãnh đạo của ta không biết cho nó một đặc tính quốc gia như thế nào. Vì không thể cho đất nước biết tại sao ta tham gia cuộc chiến vì những lý do gì, họ không thể đòi hỏi những hy sinh để thắng trận. Vì thế họ không dám, họ ru ngủ đất nước bằng những diễn văn lạc quan, sợ cử tri nên không dám gắng sức, mặc cho bọn chủ bại bành trướng và cuối cùng chỉ có lính nhà nghề phải chiến đấu một mình, không có cả phương tiện vật chất mà đúng ra phải cung cấp cho họ.
Hơn nữa họ để cho quân đội bị đâm sau lưng. Họ để cho đảng Cộng Sản và đồng bọn phản bội quốc gia. Họ để yên cho báo chí CS quyền bất khả xâm phạm, chúng đánh phá tinh thần chiến sĩ, phá vỡ tinh thần quốc gia và phổ biến những bí mật quân sự.
Những sai lầm, do dự, hèn nhát chất đầy trong tám năm rất nhiều không thể qui lỗi cho ai cho chính phủ nào khi họ liên tiếp thay thế nhau.
Đó là kết quả của chế độ. Nó hành động theo hệ thống chính trị Pháp.
Một chế độ bỏ cả uy quyền của mình nơi mà tinh thần cộng đồng không còn nữa, nó khiến cho chính phủ lỏng lẻo và thay thế những kế hoạch chung bằng chủ nghĩa theo kinh nghiệm rời rạc nơi mà luật pháp lỏng lẻo, dễ dãi, nơi mà các đảng chính trị không tiêu biểu ý hướng mà là các món ăn, rồi các nhóm này đụng chạm nhau. Trước hết là những cách kiếm phiếu và kiếm ghế cho những người chỉ huy vô trách nhiệm, không thể có nền chính trị đế quốc. Chính trị với nước ngoài họ nhượng bộ địch và làm tay sai cho đồng minh.
Một chế độ bãi bỏ tinh thần quốc gia, nó cô lập quân đội quốc gia, là tiêu biểu và giữ cái tinh thần này, nó không cho quân đội này một chỗ tinh thần hay vật chất mà quân đội cần phải có. Họ dễ dãi bỏ qua khi quân đội bị khinh bỉ, mạ lỵ, vu khống. Một chế độ mà một đảng theo lệnh ngoại quốc có thể tự do phản bội, nơi mà một phần báo chí thành công ty làm mất tinh thần quốc gia và cung cấp tin cho địch. Một quân đội như vậy không thể đối mặt với quân thù tại Đế quốc hay tại biên thùy của Mẫu quốc.
Một hệ thống chính trị từ bốn thập niên đã khiến Đất nước chiến thắng năm 1918 nay đã trở thành con bệnh của Âu châu và trong thập niên tới sẽ suy tàn vĩnh viễn.
Đó là bài học to lớn của cuộc chiến Đông Dương. Ta sẽ gặp nó ở mọi lãnh vực. Mọi người Pháp có thể suy nghĩ dù họ không liên hệ gì tới “hệ thống” này, không có quyền lợi hay sùng bái nó sẽ cảm thấy mâu thuẫn giữa việc giữ chế độ và coi nước Pháp như một cường quốc. Ngay nhiều người tự hỏi kết luận ấy có thể áp dụng cho Tây phương được không, trước mặt chế độ Cộng Sản và chế đội Quốc gia, những chế độ dân chủ tự do có thể bị bại vong như Đế quốc La Mã suy tàn hay Byzance trước quân thù mọi rợ.
* * *
Trong mọi trường hợp chúng ta không có một ảo tưởng nào về những cái của Pháp mà ta có. Nếu chế độ vẫn giữ nguyên y như thế, cũng vẫn cái lý do làm ta mất Đông Dương hôm qua thì mai mốt chúng ta sẽ mất Bắc Phi và mất hết những thuộc địa của Đế Quốc Pháp.
Đa số những nguyên nhân đã khiến ta thất bại ở Đông Dương sẽ thấy dưới một hình thức cay đắng tại tất cả Đế Quốc và nhất là Bắc Phi. Như tại Đông Dương ta không tiên liệu trước phong trào quốc gia đang nổi lên, ta không biết giải tỏa bằng cải cách, hợp thức và có thiện chí mà ta đã để cho những tinh hoa do ta đào tạo sang cho địch tuyển mộ mà ta không muốn dành cho họ chỗ đứng để kéo họ về phía ta.
Như tại Đông Dương những chủ nghĩa quốc gia được kích động từ bên ngoài, nó được hun đúc bởi CS và chính trị Mỹ khuyến khích.
Tuy nhiên vấn đề là tại Bắc Phi dễ hơn tại Đông Dương. Nó ở gần ta hơn, chỉ vài trăm cây số chứ không phải vài ngàn, về tinh thần nó không lớn mạnh bằng (ĐD), người Pháp cho là Châu Phi gần gũi họ hơn Đông Dương về mọi phương diện. Thời tiết không đáng sợ và địa thế không khác ta là mấy. Núi non Phi châu nhỏ bé dù sao cũng dễ cho Không quân ta hoạt động hơn là đồng ruộng hay rừng rú bên Đông Dương.
Kẻ địch tại châu Phi không thể giống như Việt Minh lấy viện trợ từ Trung Cộng, họ không được Ai Cập, Libye hay Maroc giúp nhiều như Mao Trạch Đông giúp Hồ Chí Minh trong giai đoạn cuối cuộc chiến Đông Dương. Họ không thể thành lập những đơn vị chính qui như Việt Minh có khả năng chống chúng ta trong những chiến dịch quân sự lớn. Muốn được vậy ta phải giúp họ thành lập quân đội, than ôi ta mới bắt đầu làm thế.
Tỷ lệ người Âu đối với người bản xứ tại Bắc Phi về tâm lý gần ta hơn tại Đông Dương. Nếu người Hồi giáo cực đoan và bài ngoại nhưng Cộng Sản lại khó xâm nhập vào cộng đồng này. Nếu thành phần ưu tú do ta đào tạo không biết ta gắn bó với họ mà thù ghét ta, nhưng đám đông vẫn đứng về phía chúng ta
Sau cùng lương tâm quốc gia của Pháp ít bị ru ngủ về Phi Châu hơn là về Đông Dương và sẽ chấp nhận hy sinh cần thiết để giữ Châu Phi hơn là cứu Đông Dương, nếu ta đòi hỏi họ để giữ Châu Phi sẽ dễ hơn là để cứu Đông Dương.
Những điều kiện vật chất tinh thần để bảo vệ Châu Phi sẽ tốt hơn nhiều so với bảo vệ Đông Dương. Ta dùng những bài học như đã nói trên sẽ đạt nhiều kết quả tốt.
Trong phạm phi quân sự, bài học đầu tiên là không đánh giá thấp địch thủ. Ta thấy có vẻ như không bao giờ có một Điện Biên Phủ ở Bắc Phi nhưng có thể bùng lên du kích chiến ở đây mạnh hơn, đông hơn trang bị tốt hơn. Đối với 500 tấn vũ khí đạn dược mỗi ngày đủ cho Việt Minh năm 1953 để tiếp tế cho cuộc chiến thì những người nổi dậy của Bắc Phi sẽ mua lậu không khó lắm nếu ta không có biện pháp.
Một bài học khác rất quan trọng là có thể chống du kích bằng vũ khí tối tân hay không. Cách duy nhất đề chống du kích là ta cần di động, nhẹ nhàng và dùng mưu mẹo dựa trên tình báo và chính trị. Những trở ngại lớn là đóng quân thụ động, vũ khí nặng và tinh thần binh sĩ và của cấp chỉ huy. Vấn đề quân số là bài học chính, chống lại kẻ địch dựa vào dân, vấn đề chính là phải giữ họ trong khu vực của ta và phải kiểm soát họ, che chở và bảo đảm cho họ. Chỉ có việc quân đội ở khắp nơi và và tin tưởng họ mới hy vọng có kết quả.
Sau cùng sự thống nhất chỉ huy cần thiết cho tất cả các cấp. Cấp chỉ huy hành quân và cấp trách nhiệm địa thế không cần có cá tính khác nhau. Cấp bậc của người hành quân cần hòa hợp trong cấp bậc địa thế, hiểu rõ địa thế là người duy nhất quyết định có ý thức về điều kiện những cuộc hành quân cần thiết.
Những bài học quân sự thuần túy ta đã hiểu và sẽ áp dụng nó một cách xứng đáng. Những tiếp viện mà người ta từ chối giúp Đông Dương chỉ là vài ngàn người, nó đã được chấp thuận cấp hàng trăm ngàn cho Bắc Phi. Những vũ khí nặng cồng kềnh bất tiện, rất may đa số còn để trong kho, người ta nhận thấy rằng những những đạo khinh quân, trang bị nhẹ lại rất hữu hiệu, họ đang nghiên cứu cung cấp cho quân đội những trang bị này, những phi cơ loại nhẹ nhất là trực thăng mà tôi xin Saigon mấy chục cái chưa xong, nay trực thăng được đưa tới Algerie với số lượng quan trọng. Không quân Hải quân đóng góp nhiều tại đây hơn so với tại Đông Dương.
Sau cùng một ý định mang tinh quốc gia bằng cách cho lính nhập ngũ và trừ bị quân tham gia
Những cố gắng quân sự này có đủ hay không? Chính phủ xác nhận là đúng. Nhưng khi được viết, nói tự do góp ý thì những người chấp hành không thừa nhận như vậy. Một điều chắc chắn là hành động quân sự không có kết quả lớn vì trừ đi thiệt hại không có kết quả nhanh và quyết định. Tại Đông Dương ta không thể tránh thảm bại.
Trang bị và tuyển mộ của quân đội ta có nhiều khuyết điểm, một mình nó không thể động viên cho quốc gia. Chủ lực quân, nếu chỉ nói trong phạm vi chính thức thì còn yếu lắm. Nó không theo sát nhu cầu thực sự của chính quyền địa phương nhưng do Chính phủ dựa trên những quan điểm chính trị, kinh tế được coi như có thể. Đó là những phương pháp luôn cho những kết quả xấu.
Giải pháp duy nhất để giữ chủ lực quân bền vững cần thiết là kéo dài nhiệm vụ quân sự của họ lúc cần thiết. Giải pháp đã được tách ra vì những lý do quan hệ chính trị trong nước. Người ta thay thế bằng những giải pháp tạm thời, nó đã phá hoại quân đội ta và biến họ thành bất lực trước những nhiệm vụ khác như bảo vệ Châu Âu, an ninh Mẫu quốc, can thiệp ngoại quốc nhanh như vụ kinh đào Suez (1956) nhưng nó không cho Phi Châu những phương tiện cần thiết nhất là có ý kiến sai lầm về lòng hy sinh to lớn.
Không như ở Đông Dương, hành động quân sự ở Châu Phi không thể một mình nó cho ta kết quả, nó phải kết hợp chặt chẽ hành động chính trị với nhiều biện pháp khác nữa như tâm lý, hành chánh, kinh tế, xã hội, nó diễn đạt giải pháp trên kế hoạch địa phương. Sự thống nhất hành động chính trị quân sự là điều bó buộc, thế mà nó đã chưa thực hiện tại Đông Dương và cũng chưa thực hiện tại Bắc Phi.
Việc chúng ta bỏ Maroc và Tunisie từ sớm và nó ngày càng lớn mạnh, ngày càng khó hợp tác, họ thành những chính phủ phong kiến mà nay sự phụ thuộc vào Pháp chẳng có chút nào.
Tại Algerie, khẩu hiệu tình trạng khẩn trương, ban bố quyền chỉ huy dân sự, quân sự địa phương hay cho phép vài quyền hạn chính trị những quyền đặc biệt dù được mở rộng ra chỉ là những phương cách thiếu thốn không đủ, nó chỉ dùng để tránh né những vấn đề thật sự. Chỉ có thiết quân luật mới có thể giúp ta thoát khỏi sự bối rối quyền hạn mà nó đang là luật lệ.
Đó là giải pháp hữu hiệu nhất vì nó cho chính quyền hành sử với trách nhiệm rộng rãi. Vả lại trong khi đợi những giải pháp chính trị sau cùng được chấp nhận, thiết quân luật cho ta những điều lợi đáng kể để cho chính trị nghỉ ngơi, nhưng có lẽ đó là một trong những lý do mà phải tách ra.
* * *
Đó là những điều người ta thấy rõ chính trị đã kìm hãm những cố gắng quân sự và chúng ta phải phác họa những điều cần làm tới cùng. Nếu những bài học Đông Dương đem lại vài kết quả thì những bài học chính trị chẳng có gì cả. Cũng những cái do dự, sai lầm, những phương pháp tai họa tiếp tục. Những thói xấu bẩm sinh của chế độ hôm nay chống lại ta tại Châu Phi y như nó đã chống ta ở Đông Dương hôm qua và cũng đưa ta tới kết quả như vậy.
Không cứ tại Đông Dương, tại Châu Phi chúng ta có thể định nghĩa một nền chính trị tổng quát. Những giải pháp tạm thời đến với ta tại Tunisie và Maroc không đạt tới một kế hoạch, giải pháp. Giải Pháp thứ nhất (Tunisie) là kết quả của một ngẫu nhiên ngoạn mục. Giải pháp thứ hai (Maroc) được sắp đặt trong trường hợp mà ta không tiên liệu và chế ngự nó. Nó đặt giả thuyết cái mà ta có thể chấp nhận tại Algerie, Sahara và Châu Phi da đen.
Tuy nhiên vẫn có thời gian để dựng lại tình thế này, vụ kênh Suez (khoảng tháng 10/1956, Anh Pháp đưa quân vào chiếm kênh Suez vì Nasser quốc hữu hóa, Nga, Mỹ can thiệp, Anh, Pháp phải rút quân) sẩy ra vào lúc ta quả quyết với đồng minh là chúng ta đã gặp một âm mưu lớn để cướp đoạt Bắc Phi của Pháp nhưng nó còn làm xoay chuyển những vị trí của khối NATO. Khởi nguồn từ Le Caire, nó vươn tới Bắc Phi, Tây Phi và Trung Phi. Cuộc khủng hoảng này do Mạc Tư Khoa điều khiển mà người quốc gia Ả rập chĩ là công cụ. Chúng ta chỉ có thể đối đầu với tập đoàn bằng một đường lối chính trị tầm cỡ, đường lối này cũng áp dụng cho cả Châu Phi. Chính trong cái phạm vi tổng quát này mà ta có thể tìm ra được giải pháp liên kết với nhau đặc biệt cho Algerie, Maroc, Tunisie, Sahara và những phần đất khác của Đế Quốc Pháp tại Phi Châu.
Thảo luận về đường lối chính trị này không nằm trong đề tài và thẩm quyền của tôi. Điều quan trọng không phải là lựa chọn cái này cái kia mà lấy một đường lối chấm dứt sự do dự, khập khiễng mà phải tìm ra những phương tiện rõ ràng những đường lối, giới hạn và khi đã chọn rồi nó là giải pháp cuối cùng. Kẻ thù của ta ở Phi Châu cũng là kẻ thù ở Đông Dương, với những chính phủ thiếu nghị lực, bấp bênh, những nhà chính trị xấu. Với một chính phủ có ý chí vững chắc và bền chặt thì không gì vượt qua được.
* * *
Một nền chính trị dù ớ Đông Dương hay ở đâu không thể thành công ở Châu Phi nếu bị tự do ngăn cản do can thiệp của các nước lạ dù là kẻ địch hay của đồng minh. Thế mà ngoại giao của ta không biết cách ngăn cản họ. Họ đã để cho Ai Cập và khối Phong trào Ả Rập thù hận ta. Họ vờ không biết đến việc dẫn dắt của người Mỹ hay tin vào những lời cam kết mơ hồ hay chỉ là những việc kỳ quái. Họ luôn chậm trễ không theo kịp các biến cố.
Đe dọa một hành động quân sự tại Lybia đã bị bóp chết từ trong trứng nước ngay từ đầu, Tunisie nổi dậy ít tốn kém và Algerie gây nản lòng. Chúng ta thích thương thuyết về cao nguyên Fezzan với vài lời hứa hẹn là lân bang tốt mà họ không giữ lời. Ta mất nhiều tháng đi tới quyết định thi hành cam kết những điều kiện từ ngày đầu đặt ra nhưng không thi hành.
Chính tại Ai Cập khởi đầu mấu chốt hành động chống lại chúng ta. Thế mà tại Le Caire ta bị lừa nhiều nhiều tháng, ta vừa lòng với sự thỏa mãn không hiệu lực, đó là những lời ngon ngọt với một ông bộ trưởng ngây thơ hay những lời chửi rủa mà ta phải nghe từng ngày, cho tới ngày sẩy ra vụ khủng hoảng kênh Suez mới đánh thức Bộ ngoại giao Pháp. Ta đi từ thái quá này sang thái quá khác. Những đe dọa của ta mà địch biết là xạo, sự suy nghĩ của ta chậm trễ lại kém suy nghĩ tiếp theo đó là rút lui thảm hại (Anh, Pháp) khiến ta bị mất mặt, tại xứ Hồi giáo cũng giống như tại Viễn Đông (ĐBP).
Vụ kênh đào Suez có thể là cơ hội cho ta xây dựng lại nếu cần xét lại quan hệ với các đồng minh.
Từ Anh Quốc ta được sự liên đới giữa hai nước bền vững trong các vấn đề chính trị tại Trung Đông, Ai Cập, Lybie nay không còn như trước.
Với Mỹ mà thái độ của họ đã làm cho người dù đui mù cũng phải mở mắt, đặt ra những giải thích trong thời chiến tranh Đông Dương mà ta cần thách đố nhưng ta luôn lùi bước. Chính họ nắm giữ thìa khóa vấn đề Châu Phi cũng như họ đã giữ Viễn Đông.
Sự biến đổi cần thiết của Đế Quốc thuộc địa trước đây thành một hệ thống mới, cái gọi là Liên Hiệp Pháp hay nói khác đi nó chỉ có thể hoàn thành nếu trước hết Mỹ không có thái độ làm tệ hại đến sự thành hình của nó.
Muốn thảo luận chuyện đó với họ, trước hết điều cần nhắc họ là chúng ta biết rõ chính trị của họ quá rồi và tỏ ra ý của ta là không ngu đần gì trước vẻ bề ngoài của họ.
Họ chủ trương chính sách chống thuộc địa kiểu Mỹ, một ý thức hệ và cũng là một ảo tưởng lớn. Những người công dân tự do Mỹ tin tưởng một cách ngây thơ về ý nghĩa cao đẹp của độc lập và quyền tự trị dù những người dân này chưa đủ khả năng tự trị. Mặc dù xưa kia họ (Mỹ) quen thói tàn sát người Da Đỏ và, nay họ kỳ thị người Da Đen thế nhưng lại sợ nền chính trị của nước tân tiến cai trị dân nhược tiểu. Họ tưởng rằng cứ kêu gào chống “Chủ nghĩa Đế quốc” của nước khác mạnh hơn cả CS, họ tự chế nhạo mình với những lực lượng chống Cộng và không thấy rằng họ khích động những kẻ kỳ thị chủng tộc mà chính là họ.
Nhưng không có chính trị thần bí, ngây thơ nào ngăn cản được, và người Mỹ phải lo chuyện của mình trước đã. Thế mà vài nước kém mở mang đã có nền độc lập từ sớm và vẫn thiếu thốn về kinh tế? Tham vọng giúp họ thoát chế độ thuộc địa và tự giam trong cái lưới mạ vàng nhưng mắt lưới cũng xiết chặt lắm bằng chế độ thuộc địa đô la.
Cái gọi là chống chế độ thực dân của Mỹ chỉ là một chính trị thực tiễn mà động cơ của nó phức tạp không thú vị gì cho lắm nhưng núp dưới cái vỏ giải phóng dân tộc bị trị nhằm thành lập một Đế Quốc Hoa Kỳ trên đống đổ nát của Đế Quốc Âu châu trước mặt Đế Quốc Nga.
Chúng ta không phải là những nạn nhân đầu tiên của Mỹ. Họ có khuynh hướng làm cho người ta tin họ là con cháu các nông gia được giả phóng, chính họ đã được giải phóng. Nhưng không phải vậy, người Mỹ chiếm đất đai của dân bản xứ bằng súng đạn, bóc lột và trấn áp, tàn sát họ. Lịch sử về cuộc xâm lược này là một trong những chế độ thuộc địa dã man nhất vì sau khi đã tiêu diệt dân bản xứ, họ đã không còn lo vấn đề hậu họa nữa. Sau đó là việc chiếm đoạt đất đai của Mễ Tây Cơ và những phần còn lại của Đế quốc Tây Ban Nha. Gần đây lại nổ ra vụ Đế quốc Hòa Lan, nó vì lợi ích của Mỹ.
Nay tới lượt họ nhắm vào Đế quốc Anh và của chúng ta nhưng họ thay bằng đường lối khác. Họ giúp các dân tộc “thuộc địa”. Họ thiết lập những căn cứ quân sự ở đó. Họ bắt các nước đó phải làm gấp nhiều nghĩa vụ quân sự, kinh tế, ngoại giao, tôn giáo… bỏ nhiều ngân sách. Họ chứng tỏ cho người ta thấy cuộc đời to đẹp hơn, họ tỏ ra đối với các nhà cai trị các nước ấy rằng đây là tình hữu nghị với Mỹ chứ không phải dưới sự đô hộ thời thực dân. Mục đích để Mỹ điều khiển các nước ấy. Họ luôn thể hiện cảm tình của của dân Mỹ với nguyện vọng của các nước thuộc địa và phản đối chúng ta. Họ khuyến khích một cách hệ thống các kẻ thù của ta. Họ kêu gọi Liên hiệp Quốc khi cần, dần dần họ đẩy chúng ta ra. Họ chiếm lấy vị trí của ta nhưng dưới một hình thức mà hình như vô hình mà chỉ có sức mạnh đô la. Không có ông Toàn Quyền hay Cao ủy Mỹ nhưng lại có ông Đại Sứ Mỹ, nếu không có phép của ông này thì không ai làm gì được. Người dân tưởng là mình tự do vì là người cùng dòng giống với mình cai trị nhưng đáng thương thay mọi việc do đồng tiền sai bảo, các người này chỉ là bù nhìn của Mỹ do họ giật dây.
Đó là chính trị ta đã để nó phát triển tại Đông Dương và chính nó đã đuổi chúng ta đi. Đó cũng chính là cái đang diễn ra tại Phi Châu ngày nay và nó sẽ đuổi chúng ta đi nếu không biết cách chấm dứt. Ta phai nói với Mỹ họ không thể vừa là đồng minh của chúng ta ở Âu Châu vừa là kẻ phá hoại hất cẳng ta trên thế giới. Chúng ta hoặc phải cho Mỹ biết chính trị đế quốc của ta và giữ nó một cách thẳng thắn, hoặc thực hiện cái ý thức hệ và tham vọng bằng thỏa ước nhưng gồm những hình thức thỏa thuận. Chúng ta phải là những đồng minh ngang hàng chứ không phải chư hầu. Nếu không, sẽ bắt đầu lại cái trò lừa đảo như ta đã bị tại Đông Dương, cứ nhìn lại chính trị thê thảm của ta sẽ rõ.
* * *
Chúng ta sẽ không có cơ hội thắng cuộc tại Châu Phi hơn là tại Viễn Đông nếu bị ngừng lại vĩnh viễn do phản bội và do đồng minh: đó là chủ bại. Thế mà về phương diện này ta chẳng làm gì cả và tình thế còn tệ hơn cả thời chiến tranh Đông Dương. Cũng những định kiến bỏ cuộc nói lên trong Nghị viện và trong các vị cố vấn Chính phủ. Báo chí chủ bại nói công khai và cũng làm mất tinh thần Quốc gia và Quân đội. Đảng CS nay chiếm đa số Quốc hội phản bội vô ý tứ tại Algerie, họ tham gia trực tiếp vào đoàn phiến loạn trong vụ Ai Cập, họ cùng kẻ địch gây ra nguyên nhân.
Không có kết quả lâu dài nào có thể có nếu tình trạng cứ như vậy. Cứu Châu Phi thuộc Pháp đòi hỏi phải ra khỏi tình trạng hủy hoại, không những chỉ đảng phái, phe nhóm bị ảnh hưởng ngoại quốc, mà cả những người hoặc công khai hay ngấm ngầm, cố ý hay không, họ làm tay sai cho Báo chí, Quốc hội hay Chính phủ.
* * *
Tóm lại sự so sánh vừa qua giữa đấu tranh của ta ở Đông Dương và cuộc đấu tranh ta đang theo ở Châu Phi cũng bi đát như nhau. Một điều ta cần biết trước hết đó là dù bề ngoài ra sao nhưng Đất nước vẫn chưa động viên nhiều cho Châu Phi hơn là cho Đông Dương. Chúng ta thực hiện chiến dịch quân sự trong khung cảnh của thời bình. Chúng ta không muốn làm cho Đất nước lo âu. Chúng ta chỉ tiến hành từng phần và giới hạn trong chiều dài cuộc chiến. Chúng ta lùi bước trước ý chí của kẻ địch hơn là trước sức mạnh vật chất của nó, ta lùi bước trước kẻ mà ta muốn thắng. Như thế sẽ không thắng được nếu không làm đầy đủ.
Tất cả sẽ mất hết từ Tunisie, Maroc, Sahara, Châu Phi đen nếu ta không thắng tại Algerie. Có lẽ chúng ta với những phương tiện thiếu thốn và sau thất bại vụ kênh Suez sẽ được một kết quả quân sự. Nếu không đưa tới một giải pháp chính trị tốt đẹp thì mọi hy sinh của chúng ta sẽ vô ích. Không gì có thể giúp ta thắng tại Algerie nếu tại Maroc và Tunisie ta bỏ mà không có gì bù vào. Không gì có thể giúp ta thắng được với những kế hoạch tại Bắc Phi, nếu kẻ địch của ta ở Cận Đông hay bên kia bức màn sắt theo đuổi chủ trương lật đổ ta, nêu đồng minh Tây phương của ta trả gía cao hơn và nhất là một đảng tại Pháp (tức CS) do Moscou chỉ huy lúc nào cùng sắp đặt tất cả.
Cố gắng để đòi nước Pháp phải toàn bộ và lâu dài. Nó đòi thực sự động viên quân đội, kinh tế, và nhất là tinh thần. Nó cần một cuộc Cách mạng quốc gia. Thế nhưng nó còn xa vời lắm.
* * *
Nước Pháp có thể bộc phát mạnh hay không?
Nếu lấy sự giải nghĩa trước cuộc chiến nhưng có giá trị hiện thời, ta cần một “Đất nước thật”, một niềm lạc quan lớn lao sẽ đặt ra. Dù tòa nhà Pháp quốc bị rung chuyển, nó vẫn vững chắc. Đất nước sẽ bình an dù bề ngoài ra sao. Điều ai cũng biết là mất Châu Phi sẽ là một một thảm kịch không cứu vãn được. Mặc dù chính quyền tha thứ cho bọn khiêu khích, họ đã bình thản và cương quyêt chấp nhận kêu gọi lực lượng trừ bị và phục vụ quân ngũ lâu năm. Gọi nhập ngũ hàng ngày trong chiến trận và trong tiếp xúc với dân bản xứ mà người ta có thể tin tưởng họ. Đất nước đã ngạc nhiên và kiêu hãnh tiếp nhận hành động can đảm của ta chống Ai Cập. Đương nhiên Đất nước chấp nhận tất cả những cố gắng cũng như hy sinh mà họ đòi hỏi thẳng thắn chứ không mưu mẹo với họ. Họ có thể xây dựng lại tất cả nếu biết phương pháp khuyến khích họ.
Đáng thảm thương thay với “Đất nước đúng luật”, nghĩa là với nhóm thiểu số chính trị, họ bàn về cai trị và quyền lợi của chế độ và cho đó là quan trọng. Những người này không những tỏ ra bất lực để xây dựng những hành động cứu nguy Đất nước mà họ ngăn cản không cho nó nẩy sinh ra.
Dù thuộc đảng nào những người nắm giữ và thừa hưởng của hệ thống đều không khỏi lo âu. Những người này không sống cho tới khi Châu Phi mất và trong thảm kịch hiện nay, họ đánh ván bài chót. Như thế có cần thay đổi những giải pháp tạm thời hay không.
Những nhà chính trị như thế trong những năm cuối cùng của cuộc chiến Đông Dương, họ có chức vụ trong Chính phủ mà họ điều khiển cuộc chiến này bằng một giải pháp danh dự. Trong diễn các văn, bài báo, họ đã chẳng đề nghị gì cho Châu Phi những giải pháp đáng lý ra chúng ta có thể giữ Đông Dương nếu họ áp dụng.
Những người khác mà chức vụ của họ trong chính phủ thời chiến tranh Đông Dương có khả năng đánh bại bọn chủ bại, phản bội, trong giai đoạn chót cùng họ cũng không làm gì.
Những người đánh giá chiến tranh Đông Dương “Tồi tàn, đểu giả” và đã dùng những phát biểu mị dân hòa bình bằng mọi giá. Đứng đầu một ủy ban chiến đấu để cứu Châu Phi và xác nhận sẵn sàng chiến đấu chống tinh thần đầu hàng dưới mọi hình thức, ngay cả việc ngụy trang bằng thương thuyết, chia chác đất đai.
Những đảng phái và những người gần như chủ bại trong suốt cuộc chiến Đông Dương, họ trong giai đoạn cuối cùng đã đòi bỏ hết, họ ủng hộ hay tham gia với một Chính phủ có khả năng phản ứng cấp quốc gia, họ đã chậm trễ, rời rạc nhưng thiết thực, và đòi hỏi Pháp cố gắng mà chỉ một phần nhỏ đã cứu được Đông Dương, có thể cả phần còn lại, tuy còn thiếu sót, chế độ chỉ cho phép đến thế thôi ư?
Những câu chuyện đã lâu rồi cho thấy dù trong một nước pháp trị đã thể hiện khác thường làm ta phải giật mình. Sau cùng những tiếng kêu than van của bọn chủ bại, những nhục nhã của sự đầu hàng? Nó có đủ mạnh để thắng vĩnh viễn cái chế độ bất lực, của cái mềm yếu này mà nó là niềm hy vọng của kẻ địch và nó đã khiến địch khinh bỉ khi Abd el-Krim (Lãnh đạo Maroc) nói: “Các ông không tự vệ được, các ông có còn là người không? Ta cần nghi ngờ.
Bệnh nhân lo âu vì muốn được khỏe mạnh trở lại mà cứ giao cho các lang băm săn sóc, họ đã đưa người bệnh tới thảm trạng này. Những liều thuốc vô vị không thể làm khỏi bệnh được mà phải cần một nhà giải phẫu đại tài.
Trọng Đạt