Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) vẫn đang lây lan trên khắp thế giới, đến nay số trường hợp nhiễm virus được xác nhận đã lên đến hơn 73,5 triệu người và hơn 1,63 triệu trường hợp đã thiệt mạng. Là nơi khởi nguồn đại dịch viêm phổi Vũ Hán, hiện nay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang nỗ lực tận dụng “ngoại giao vắc-xin” để cứu vãn hình ảnh của họ.
Kể từ trường hợp viêm phổi Vũ Hán đầu tiên xảy ra tại Trung Quốc Đại Lục vào tháng 12/2019, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho thấy sự bất tài bất lực của họ trong vấn đề quản trị xã hội khiến đại họa nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Vì né tránh trách nhiệm, họ đã nỗ lực dùng trò “ngoại giao khẩu trang” và thúc đẩy tuyên truyền sai lệch về nguồn gốc virus, nhưng những trò quỷ quyệt không thể hiệu quả trước thực tế sản phẩm kém chất lượng và sự phản kháng từ cộng đồng quốc tế trong chính sách ngoại giao chiến lang (ngoại giao sói chiến) của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Thúc đẩy “ngoại giao vắc-xin”
Tờ The Times của Anh đưa tin, trước thảm họa tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai, một lần nữa để cứu vãn thể diện, nhà cầm quyền Bắc Kinh lại nỗ lực giải quyết những vấn đề tai ương do chính họ gây ra, lần này là trò “ngoại giao vắc-xin” trên trường quốc tế.
Trước đó nhà cầm quyền Bắc Kinh đã quyết liệt thúc đẩy chính sách “Vành đai và Con đường” bao phủ toàn lục địa Trung Quốc, vùng Trung Á, Bắc và Tây Á, Ấn Độ Dương, bờ biển Địa Trung Hải, Nam Mỹ và khu vực Đại Tây Dương. Nhưng nhiều trường hợp đã minh chứng bản chất của tình hình thực tế là “ngoại giao bẫy nợ”, hệ quả sau cùng là đất nước vay nợ của nhà cầm quyền Bắc Kinh phải gánh khoản nợ lớn mà họ không thể trả được nên bị phụ thuộc, khiến bộ máy chính trị của đất nước đó bị nhà cầm quyền Bắc Kinh kiểm soát. Chính vì lẽ đó mà trong vấn đề của “ngoại giao vắc-xin” liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán, hiểm họa tiềm ẩn đối với nước nhận vắc-xin là thế nào là điều phải quan tâm, dù hiện chưa thể đánh giá được.
Bài viết chung của học giả Eyck Freymann chuyên nghiên cứu về Trung Quốc và giáo sư Justin Stebbing của Đại học Hoàng gia London, đã cho rằng trong phạm vi toàn cầu nếu Mỹ nhượng lại lĩnh vực y tế công cho nhà cầm quyền Bắc Kinh do ĐCSTQ thao túng, sẽ không chỉ tạo cơ hội cho ĐCSTQ trở thành lãnh đạo quốc tế về nghiên cứu phát triển vắc-xin cũng như hoạt động tiêm chủng, nguy hiểm hơn là Bắc Kinh sẽ “nhào nặn họ thành hình ảnh vị cứu tinh của các nước đang phát triển”.
Các tác giả nhận định, thực trạng đó không chỉ giúp Trung Quốc giành được danh tiếng là cường quốc công nghệ hàng đầu mà còn giành được một số đồng minh tiềm năng, đồng thời có thêm tính chính danh để có thể được xem là nhà lãnh đạo thế giới.
Dù hiện nay Bắc Kinh tuyên bố họ có 5 loại vắc-xin đang trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, phạm vi đã được mở rộng tới 18 quốc gia và khu vực. Nhưng ở đây có vấn đề về dữ liệu y tế và độ an toàn của việc phát triển vắc-xin, nếu đối chiếu với cách làm minh bạch của các đối thủ trong lĩnh vực vắc-xin như công ty Moderna và công ty AstraZeneca, thì không thấy phía tổ chức chuyên môn của Trung Quốc công khai dữ liệu một cách chi tiết, nên khiến gây nghi ngờ về sự minh bạch.
Về kế hoạch cung cấp vắc-xin viêm phổi Vũ Hán cho nước khác, ĐCSTQ cam kết rằng không chỉ hỗ trợ cung cấp vắc-xin cho các nước nghèo mà còn có chính sách cho vay trong điều kiện đối tác khó khăn.
Thông tin chỉ ra rằng Bắc Kinh đã cung cấp cho các nước Mỹ La-tinh khoản vay 1 tỷ Đô la Mỹ để mua vắc-xin. Chính phủ Mexico có kế hoạch mua 70 triệu liều vắc-xin viêm phổi ở Vũ Hán từ CanSino Biologics của Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh cũng bày tỏ ý định sẵn sàng cung cấp vắc-xin cho các nước ASEAN như Indonesia, Malaysia và Philippines.
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Evan Laksmana tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Jakarta của Indonesia đã có cảnh báo rằng, cho dù bề ngoài không thấy phía ĐCSTQ đưa ra bất cứ điều khoản trao đổi gì nghiêm ngặt, nhưng mọi người đều nhận thức được rằng điều này không hề đơn giản.
Nghi ngờ về chất lượng vắc-xin của Trung Quốc
Theo hãng tin Reuters, Cơ quan Giám sát Y tế Quốc gia của Brazil đã đưa ra một tuyên bố trên trang web của họ nêu rõ về độ tin cậy của việc giới chức ĐCSTQ vội vã thông qua cấp phép sử dụng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.
Về vấn đề này, chính bản thân Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil cũng nhiều lần chất vấn về hiệu quả của vắc-xin viêm phổi Vũ Hán CoronaVac do công ty Sinovac Biotech phát triển, ông thẳng thắn cảnh báo rằng nơi sản xuất của vắc-xin này khiến nó không đáng tin cậy.
Thông tin cho biết nhà chức trách Bắc Kinh chưa công khai chi tiết về cách thức vắc-xin viêm phổi Vũ Hán được chấp thuận sử dụng khẩn cấp. Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ đã không trả lời yêu cầu bình luận của giới truyền thông.
Liên quan đến độ tin cậy về hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc, cần lưu ý thông tin của Đài Á Châu Tự Do. Thông tin này cho biết, ngày 11/12, ở Angola có ít nhất 17 công dân Trung Quốc bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán, trong đó có 16 người ở tỉnh Lunda Norte của Angola là nhân viên của một công ty nhà nước Trung Quốc. Theo sắp xếp của nhà cầm quyền Bắc Kinh, tất cả công dân Trung Quốc bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán này trước khi rời khỏi đất nước đã được tiêm vắc-xin do tập đoàn Sinopharm của Trung Quốc sản xuất.
Thông tin chỉ ra rằng sau khi được tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của tập đoàn Sinopharm, nhiều trường hợp nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được cử ra nước ngoài đến châu Phi (như Uganda, Angola) và nước châu Âu Serbia đã bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, số trường hợp nhiễm có thể lên tới hơn trăm người. Những thông tin gây bất lợi này đã nhanh chóng bị nhà cầm quyền Bắc Kinh ngăn chặn.
Thiên Thanh
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng rõ ghi nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.