Hàn Dương
Vào ngày 21/4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã công bố báo cáo thường niên năm 2021. Báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia “vi phạm nghiêm trọng” quyền tự do tôn giáo trên thế giới, Epochtimes cho hay.
Báo cáo năm nay không chỉ nêu bật sự đàn áp của Bắc Kinh nhắm vào chính người dân của họ, mà chính quyền Trung Quốc còn gây sức ép ra thế giới, đối với tự do tôn giáo và nhân quyền. Cụ thể, ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của Bắc Kinh ở nước ngoài, đã tác động tiêu cực đến các quyền và tự do ở các quốc gia khác.
Báo cáo nêu rõ: “Các chiến thuật bao gồm sách nhiễu, đe dọa và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền, các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo cũng như các nhà phê bình và bất đồng chính kiến khác”.
Các nước bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ đã nhượng bộ trước áp lực của Bắc Kinh bằng cách im lặng những người chỉ trích và thậm chí trục xuất những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc.
Ông Tony Perkins, Phó chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 21/4 rằng: “Các vi phạm tự do tôn giáo của ĐCSTQ và các mối đe dọa ngày càng tăng của Bắc Kinh ở nước ngoài đại diện cho những diễn biến đáng lo ngại nhất, mà chúng tôi đã thấy vào năm 2020”.
Theo báo cáo, chính quyền Trung Quốc cũng đang buộc các công ty quốc tế, bao gồm cả các công ty Hoa Kỳ phớt lờ các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, đồng thời đe dọa các giám đốc điều hành công ty “lựa chọn giữa việc tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp Trung Quốc”.
Ông Perkins nói với The Epoch Times rằng việc các công ty Hoa Kỳ thu lợi từ các sản phẩm, hoặc dịch vụ đến từ lao động cưỡng bức ở vùng Tân Cương của Trung Quốc là điều “đáng trách”.
Báo cáo cũng viết: “Đáng báo động là Trung Quốc cũng đã và đang xuất khẩu cả mô hình quản trị internet, công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến sang các nước — như Belarus, Venezuela và Zimbabwe — nơi các chính phủ độc tài tích cực bắt bớ, và đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, và các đối thủ chính trị”.
Theo báo cáo, các chế độ đàn áp trên toàn thế giới đang tìm cách tái tạo “mô hình Trung Quốc”, và nhập khẩu “chủ nghĩa chuyên chế kỹ thuật số”. Bắc Kinh dùng công nghệ của Huawei, ZTE cho việc đàn áp nhân quyền.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ Nury Turkel nói rằng các quốc gia ở Trung Á như Kazakhstan và Tajikistan ngày càng “sử dụng các phương pháp của Trung Quốc để đàn áp chính trị và đàn áp tôn giáo”. Một số quốc gia khác, chẳng hạn như Triều Tiên, Venezuela và Iran, cũng đang sử dụng công nghệ giám sát của Trung Quốc để đàn áp các tôn giáo và dân tộc thiểu số.
Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, bà Anurima Bhargava cho biết ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc cũng đang lan rộng ở những nơi như Miến Điện và các nước láng giềng khác.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một nhóm vận động hàng đầu đã tuyên bố vào tháng 1/2021 rằng Trung Quốc “vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân quyền toàn cầu” vào năm 2020.
ĐCSTQ cưỡng bức thu hoạch nội tạng
Cuộc bức hại kéo dài hơn hai thập niên của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, cũng được nhắc tới trong báo cáo năm nay.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ nêu rõ: “Theo báo cáo, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị sách nhiễu, và bắt giữ trong năm 202,0 vì thực hành đức tin của họ, và một số có khả năng đã chết, do bị ngược đãi và tra tấn khi bị giam giữ”.
Một số báo cáo quốc tế đáng tin cậy cho thấy rằng cưỡng bức thu hoạch nội tạng, bao gồm cả của các học viên Pháp Luân Công có thể vẫn đang diễn ra.
Theo ông Turkel, hoạt động cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ “được báo cáo là mở rộng sang các tù nhân Duy Ngô Nhĩ”, trong đó có cả những người bị giam giữ trong trại tập trung.
Ông Turkel nói trong cuộc họp báo: “Họ thậm chí đang tiếp thị nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ ở các quốc gia có đa số người Hồi giáo. Họ có một bệnh viện đặc biệt ở Bắc Kinh. Họ quảng bá bệnh viện đó thông qua các tin nhắn video, nói rằng các cơ quan nội tạng của người Hồi giáo có sẵn”.
Dựa trên các báo cáo, ông nói thêm, thời gian chờ đợi cho một số ca cấy ghép nội tạng đã rút ngắn đáng kể, chỉ còn 48 giờ.
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ về vấn đề tự do tôn giáo
Năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã ưu tiên tự do tôn giáo, trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Vào tháng 2/2020, Hoa Kỳ đã thành lập Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế lần đầu tiên, hiện có 32 quốc gia thành viên. Và vào tháng 6/2020, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp về thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế và tích hợp vấn đề này vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và các chương trình hỗ trợ nước ngoài.
Vào tháng 1, chính quyền Trump tuyên bố việc ĐCSTQ đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương là “tội diệt chủng”.
Chính quyền Biden cũng tuyên bố chính quyền Trung Quốc diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và trừng phạt các quan chức Trung Quốc, vì vi phạm nhân quyền vào tháng 3. Tuy nhiên, dường như chính quyền Biden đã không coi tự do tôn giáo quốc tế thành vấn đề ưu tiên trong chính sách đối ngoại.
Ông Perkins trao đổi với The Epoch Times rằng, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ thực sự vẫn không biết chính xác chính quyền Biden, sẽ hành động như thế nào, về vấn đề tự do tôn giá, trong chính sách đối ngoại.
“Để duy trì tự do tôn giáo quốc tế như một động lực chính, trong các ưu tiên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ mạnh mẽ kêu gọi chính quyền Biden thực hiện các hành động riêng đối với từng quốc gia bị xác định là cần quan tâm đặc biệt, chịu trách nhiệm về các vi phạm tự do tôn giáo, và thực hiện các báo cáo khác”, ông Perkins nói.