Thuần Dương
Đợt bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ gần đây ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Dưới đây là một vài thông tin về dịch bệnh ở Ấn Độ và tác động của nó.
Điều này rất đáng chú ý, vì đợt cao điểm này ở Ấn Độ khá giống với đợt bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm ngoái. Chúng ta chỉ cần nhìn vào đồ thị đường cong thống kê sẽ thấy rằng đường cong của độ dốc này gần giống như của Vũ Hán. Ngày 1/5, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 408.331 trường hợp mắc COVID-19 mới, rõ ràng là vẫn đang tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh trong thời điểm hiện tại.
Dịch bệnh bùng phát ở Ấn Độ phá kỷ lục
Dữ liệu này có nghĩa là gì? Hoa Kỳ hiện là quốc gia đứng đầu danh sách dịch bệnh. Vào đỉnh điểm của đợt bùng phát tồi tệ nhất năm ngoái, kỷ lục về số ca nhiễm cao nhất được xác nhận trong một ngày đã xuất hiện vào ngày 11 tháng 12, khi có 384.496 trường hợp được xác nhận trên ngày này.
Nếu lấy 200.000 chẩn đoán mỗi ngày làm chỉ số tham chiếu, chúng ta sẽ thấy rằng Hoa Kỳ đã vượt qua mốc 200.000 lần đầu tiên từ ngày 20 tháng 11 và đến ngày 17 tháng 1, đã bắt đầu giảm xuống dưới 200.000 ca. Khoảng thời gian này là gần hai tháng.
Do đó, dữ liệu cao điểm trong một ngày này của Ấn Độ hiện đã phá kỷ lục cao nhất của Hoa Kỳ và cũng là kỷ lục một ngày cao nhất trên thế giới cho đến nay. Ngày đầu tiên chẩn đoán trong một ngày của Ấn Độ vượt mốc 200.000 là vào ngày 14 tháng 4, vì vậy nếu tham khảo tình hình ở Hoa Kỳ, sẽ hiểu tại sao nhiều chuyên gia nói rằng đỉnh dịch ở Ấn Độ có thể kéo dài đến giữa tháng 5, khoảng thời gian gần một tháng, bằng chính xác một nửa so với Hoa Kỳ.
Tất nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo sơ bộ, các quốc gia khác nhau có các chủng vi rút khác nhau, khả năng lây truyền khác nhau, các biện pháp phòng chống dịch bệnh khác nhau và điều kiện y tế khác nhau, không thể theo cùng một mô hình.
Hiện nay, rất khó xác định mức độ bùng phát và tác động của nó đối với cộng đồng quốc tế.
Tại sao dịch bệnh ở Ấn Độ đột ngột bùng phát? Các chuyên gia từ các quốc gia khác nhau tin rằng nó là do sự đột biến của virus và sự kiểm soát lỏng lẻo. Việc phong tỏa cách ly hiệu quả như thế nào để kiểm soát loại virus này luôn gây tranh cãi. Ví dụ, các tiểu bang Florida, Texas, Hoa Kỳ đã được mở cửa hoàn toàn ở Hoa Kỳ, lại có tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn New York và California, những nơi bị phong tỏa nghiêm trọng nhất.
Chủng “đột biến kép” là thủ phạm
Tên chính thức của chủng đột biến ở Ấn Độ là B.1.617, đây là chủng “đột biến kép”, nó dùng để chỉ protein S của virus. Thành phần axit amin E484Q và L452R, đây là dòng đầu tiên được phát hiện mang đồng thời hai đột biến.
Chủng này hiện đã lây lan sang hơn 20 quốc gia nhưng trước mắt chỉ có Ấn Độ là có ổ dịch lớn, đây cũng là cơ sở để một số chuyên gia cho rằng việc nới lỏng kiểm soát là nguyên nhân khiến dịch bùng phát ở Ấn Độ. Nhưng trên thực tế, tuyên bố này chưa thực sự chặt chẽ, vì chủng B.1.617 này đã xuất hiện ở Ấn Độ sớm nhất là vào tháng 10 năm ngoái, và đến tháng 1 năm nay, tỷ lệ chủng này ở Ấn Độ vẫn còn khá thấp.
Nhưng vào tháng 4, bắt đầu từ thực tế là số lượng chẩn đoán trong một ngày đã phá vỡ 100.000 và làm mới kỷ lục trước đó ở Ấn Độ, tỷ lệ chủng đột biến kép này đã lên tới 52% trong tất cả các mẫu virus được giải trình tự. Hiện tại, ở những vùng có dịch bệnh nặng như Mumbai, tỷ lệ này lên tới 60%, có nơi còn vượt quá 70%. Vì vậy, kết luận là rất rõ ràng, chủng đột biến là tác nhân lớn nhất của dịch bệnh hiện nay ở Ấn Độ.
Về cơ bản, tầm quan trọng của hai đột biến vị trí này cũng đã được công nhận, đó là, L452R có thể làm tăng khả năng lây lan của vi rút, trong khi E484Q có thể làm tăng khả năng thoát miễn dịch của vi rút. Nói cách khác, chủng vi rít đột biến ở Ấn Độ về cơ bản là phiên bản nâng cao hai trong một của chủng Anh với khả năng lây truyền mạnh hơn và chủng Nam Phi có khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn.
Điều đáng lo ngại hơn là một chủng mới (biến thể ba đột biến) được hình thành do sự kết hợp của ba đột biến khác nhau gần đây đã được phát hiện ở thủ đô New Delhi và Tây Bengal của Ấn Độ. Đó là biến thể ba đột biến được các phương tiện truyền thông đưa tin và hiện được đặt tên là B.1.618. Không có nhiều thông tin về chủng này, nhưng một số chuyên gia tin rằng khả năng lây lan của nó mạnh hơn các chủng biến thể khác.
Virus biến thể mới bùng nổ ở trung tâm mới
Ý nghĩa lớn nhất của làn sóng đại dịch Ấn Độ này, là đợt bùng phát lần này có thể nói là đợt bùng phát lớn đầu tiên gây ra bởi một chủng đột biến hoàn toàn mới, có thể ảnh hưởng đến sự phân bố của đại dịch toàn cầu. Hầu như tất cả các chuyên gia hiện nay đều nói rằng trung tâm của đại dịch toàn cầu đang chuyển từ Hoa Kỳ sang Ấn Độ, nhưng sự dịch chuyển này không chỉ đơn giản là thay đổi địa điểm.
Nếu Trung Quốc là trung tâm đầu tiên bùng phát chủng vi rút ban đầu và việc chuyển giao sau đó sang Hoa Kỳ được coi là trung tâm thứ hai, thì Ấn Độ không hoàn toàn là trung tâm thứ ba được chuyển giao từ Hoa Kỳ, mà cần phải nói rằng Ấn Độ là một trung tâm đại dịch hoàn toàn mới, là trung tâm đầu tiên của sự bùng phát các chủng đột biến.
Ý nghĩa của hai trường hợp là hoàn toàn khác nhau. Bởi vì cho đến nay, bất kể khu vực đã có được miễn dịch bầy đàn, hoặc được tiêm phòng vắc-xin được phát triển bởi các quốc gia khác nhau, các kháng thể được tạo ra đều đang là để chống lại dòng vi rút ban đầu, chưa hề có vắc-xin cho dòng biến thể.
Nếu chủng biến thể ở Ấn Độ có thể tạo ra khả năng kháng miễn dịch trên quy mô lớn, thì có thể nói rằng Ấn Độ hiện nay tương đương với Trung Quốc vào đầu năm ngoái, và các nước trên thế giới cũng gần tương đương với các nước không được bảo vệ miễn dịch vào đầu năm ngoái.
Tuyên bố này mới chỉ trở thành hiện thực một phần, nhưng Ravi Gupta, giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, đã chỉ ra một sự thật nghiệt ngã: “Dân số và mật độ dân cao của Ấn Độ là một cái tủ ấm cho các thí nghiệm đột biến của vi-rút”.
Vì vậy, có thể thấy, vấn đề mấu chốt của dịch bệnh ở Ấn Độ là đây không phải là sự chuyển giao địa lý đơn giản của vi rút cũ, mà là sự bùng phát lớn của một biến thể mới ở một trung tâm đại dịch mới.
Không quốc gia nào là có thể an toàn
Cho đến nay, việc phong tỏa biên giới của quốc gia thực sự rất hạn chế và việc áp đặt các lệnh cấm đi lại và đóng cửa biên giới vô thời hạn là không thực tế. Đặc biệt, Ấn Độ có nhóm cộng đồng cư dân lớn nhất thế giới, điều này khiến dịch ở Ấn Độ gần như chắc chắn sẽ lây lan ra mọi nơi trên thế giới.
Điều này cũng giống như khi Hoa Kỳ chặn nhập cảnh từ Trung Quốc, nhưng vi rút của ĐCSTQ vẫn từ Ý và các nước khác để xâm nhập Hoa Kỳ và gây ra một đợt bùng phát lớn ở Hoa Kỳ. Nói một cách dễ hiểu, đối với loại siêu vi-rút mà nguồn gốc vẫn chưa được xác định này, vấn đề của một quốc gia thực sự là vấn đề của tất cả mọi người.
Theo báo cáo của India’s Asia News Agency, trong một cuộc phỏng vấn, Chandra, bác sĩ tư vấn tại Trung tâm Y tế Helvetia ở Delhi, cũng tiết lộ các đặc điểm của loại virus đột biến là chúng có thể không được phát hiện qua thử nghiệm axit nucleic của virus (PCR).
Nói cách khác, một bộ phận đáng kể dân số có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, nhưng thực tế là họ đã có thể vẫn bị nhiễm virus, điều này chắc chắn sẽ khiến nhiều biện pháp ngăn chặn chuỗi lây truyền trở vô nghĩa.
Do đó, đối với toàn thể cộng đồng quốc tế, kỳ thi thực sự khắc nghiệt có thể là mùa hè và mùa thu năm nay.
Người trẻ cũng là đối tượng dễ lây nhiễm
Việc bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ cũng đã đưa ra cảnh báo hết sức nghiêm trọng. Trước đây, hầu hết những người tử vong vì dịch ở Ấn Độ là người cao tuổi, nhưng lần này không chỉ tốc độ lây lan của virus mà xu hướng gia tăng nhanh chóng cả về nhiễm trùng và tử vong ở những người trẻ tuổi cũng bắt đầu xuất hiện.
Nếu nhìn ở góc độ rộng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng các chủng biến thể hiện có trong danh sách xếp hạng là chủng Anh, chủng Nam Phi, chủng Brazil và chủng Ấn Độ, tất cả đều đã gây ra các đợt bùng phát ở các mức độ khác nhau. Hiện tại các chủng đột biến đã xuất hiện ở ba lục địa Á, Mỹ và Âu. Các chủng biến thể rõ ràng đã trở thành chủ đề chính của đại dịch lần này.