Phụng Minh
Chuyên gia các vấn đề thời sự người Hoa ở hải ngoại Dương Uy đã có bài bình luận vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không được hoan nghênh tại Hội nghị thượng đỉnh G7. Sau đây là nguyên văn bài bình luận của ông.
Việc chính thức khởi động Hội nghị thượng đỉnh G7 của phương Tây đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Ở phương diện lớn hơn, cuộc họp này sẽ xác định bối cảnh quốc tế mới, hoặc ít nhất là thiết lập một tiếng nói trên trường quốc tế. Do đó, các chính phủ, cho dù là trực tiếp hoặc không thể tham gia, đều theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan.
Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua ngoài sự tham gia của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Ý và Nhật Bản, còn có các nguyên thủ của Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nam Phi, cùng các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu và các Tổng thư ký Liên hợp quốc. Một trong những chủ đề được quan tâm tại Hội nghị thượng đỉnh G7 là làm thế nào để cùng đối phó với ĐCSTQ, bao gồm kinh tế và thương mại, đàn áp nhân quyền, Hồng Kông – Đài Loan, an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và trách nhiệm giải trình đối với đại dịch Covid-19.
Sau hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Âu và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga, hàng loạt vấn đề quốc tế lớn đang được thảo luận và lên kế hoạch ráo riết, tuy nhiên, các lãnh đạo của ĐCSTQ đều không được nằm trong danh sách tham gia.
Chuyên gia Dương Uy chỉ ra rằng, đối diện với các Hội nghị thượng đỉnh này, ông Tập Cận Bình chắc chắn là người xấu hổ nhất, bởi vì, trong quá khứ, ông đã nhiều lần tuyên bố rằng, chưa từng thấy đại biến 100 năm có một. Có lẽ giờ đây, ông chỉ biết đứng nhìn và lo lắng về tác hại mà ông mang lại cho chính mình.
Ông Tập Cận Bình luôn tự hào rằng, Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là công xưởng của thế giới, ông đã nhiều lần nhắc đến việc “cộng đồng vì một tương lai chung cho nhân loại” và nói rằng, muốn tham gia vào thống trị toàn cầu. Trên Diễn đàn Bác Ngao, ông Tập Cận Bình thậm chí còn trực tiếp nói rằng, ĐCSTQ sẽ “tìm kiếm sự thống nhất cho thế giới”. Tuy nhiên, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7, cái gọi là nguyên thủ quốc gia về ngoại giao của ĐCSTQ đã bị phá sản. Có thể thấy trước rằng, không gian ngoại giao quốc tế của ĐCSTQ sẽ bị đè bẹp hơn nữa và sự phát triển của tình hình quốc tế có thể hoàn toàn ngược lại với đường lối “đông lên tây xuống” mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ tuyên bố.
ĐCSTQ có thể không ngừng khoe khoang về giao lưu hữu nghị với một số quốc gia, chẳng hạn như một số quốc gia châu Á, châu Phi và các nước Mỹ Latinh. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia này đều muốn giao thiệp hữu nghị với các nước phương Tây. Họ có thể không sẵn lòng cố tình chọn phe trong lúc này, nhưng ít nhất họ cũng sẽ không cùng ĐCSTQ chống lại Liên minh phương Tây. Ví như Nga, quốc gia mà ĐCSTQ đang cố gắng lôi kéo về phía mình cũng muốn “tọa sơn quan hổ đấu”, thậm chí còn sử dụng ĐCSTQ như một con bài thương lượng để cải thiện quan hệ với phương Tây. Hay như Iran, quốc gia được ĐCSTQ tài trợ rất nhiều, gần đây đã tuyên bố rằng các cuộc đàm phán hạt nhân với Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ về các vấn đề lớn, và các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chỉ đơn giản là ngừng đề cập đến vấn đề này. Lãnh đạo ĐCSTQ ngày càng trở nên đơn độc và có nhiều kẻ thù hơn khi đứng về phía đối lập với Hoa Kỳ và Liên minh phương Tây.
Tình hình thế giới ngày nay đang có những thay đổi to lớn, nhưng đó không phải là “sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ mong đợi. Đánh giá về cường độ của cuộc đối đầu, xung đột hiện tại do ĐCSTQ gây ra dường như không thể so sánh với Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, chứ chưa nói đến Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những thay đổi trên thế giới ngày nay có thể không được coi là “một sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ”. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã phải trải qua những thay đổi bất ngờ như vậy trong giai đoạn kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng, đây có thể coi là việc trăm năm thấy 1 lần của ĐCSTQ. Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, nếu họ có thể thực sự nhận ra tác hại của ĐCSTQ và chung sức xóa bỏ hoàn toàn nó, thì đây cũng có thể được coi là thành công của một thế kỷ của toàn thế giới.
Mặc dù Hoa Kỳ và các đồng minh không thể đạt được thỏa thuận hoàn hảo trên tất cả các lĩnh vực, thậm chí các hành động chống ĐCSTQ có thể không đồng đều. Tuy nhiên, sự khiêu khích của ĐCSTQ đang giúp các quốc gia trên thế giới tập hợp lại với nhau. Đây là thực tế của chủ nghĩa đa phương trên thế giới, không phải là “chủ nghĩa đa phương” mà ĐCSTQ mong đợi có thể phá vỡ. Hội nghị thượng đỉnh G7 và các khách mời tham dự hội nghị đã đại diện cho xu hướng chủ đạo của cộng đồng quốc tế, chứ không phải là “vòng tròn nhỏ” bị ĐCSTQ chế giễu và lãnh đạo ĐCSTQ chỉ có thể bất lực đứng ngoài vòng tròn.
Trên thực tế, Trung Quốc vốn là một nước lớn trên thế giới, việc tham gia thảo luận và hoạch định các vấn đề quốc tế là một điều hợp lý. Trong quá khứ, Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã mở cửa với Trung Quốc, hy vọng có thể giúp Trung Quốc hội nhập thế giới càng sớm càng tốt, điều này đã giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không thể từ bỏ tham vọng bành trướng và thống trị của mình, thậm chí còn từ chối thừa nhận sự xấu xa về hình thái ý thức của nó. ĐCSTQ luôn cố gắng hết sức để cường điệu chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước, nhưng họ đã sử dụng điều này như một công cụ để đạt đến đỉnh cao về quyền lực cá nhân.
Thực tế ngày nay chứng minh rằng, ĐCSTQ là chướng ngại trong sự phục hưng thực sự của đất nước Trung Hoa. Hành động che giấu dịch bệnh, cố tình làm lây lan virus và lợi dụng đại dịch để tìm kiếm sự bá chủ của mình đã vạch trần bản chất phản nhân văn của chế độ ĐCSTQ, cuối cùng khiến nó rơi vào một kết cục không thể tránh khỏi – bị quốc tế cô lập.
Ngày 11/6, phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, Tân Hoa xã đã công bố một bài báo với tiêu đề “Cam kết muộn màng – Đằng sau chia sẻ vắc-xin của nhóm các nước G7”, chế giễu các nước phương Tây tặng một tỷ vắc-xin là hành động quá muộn. Đương nhiên, ĐCSTQ không thể hiểu được nguyên tắc cơ bản là ưu tiên cho công dân của mình.
Hơn một năm trước, trong khi che giấu dịch bệnh, ĐCSTQ đã “vơ vét” vật tư y tế từ khắp nơi trên thế giới, nhưng các bệnh viện Vũ Hán và nhân viên y tế hỗ trợ ở các khu vực khác nhau lại không được nhận kịp thời, mà ngược lại, Bắc Kinh đã sử dụng khẩu trang nhiều hơn cho hoạt động ngoại giao. Vắc-xin của ĐCSTQ không chỉ coi người Trung Quốc là sản phẩm thử nghiệm mà còn muốn sử dụng mọi người từ khắp nơi trên thế giới làm thí nghiệm. ĐCSTQ không ngần ngại để người Trung Quốc nhiễm virus đến Hoa Kỳ và Châu Âu khiến đại dịch lan ra toàn cầu, khiến các chuỗi cung ứng của tất cả các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Nhiều người Trung Quốc có thể không nhận ra rằng, khi ĐCSTQ đang nhanh chóng xuống dốc, nó đang kéo đất nước Trung Quốc lao xuống theo, và tương lai của hầu hết người dân Trung Quốc đang gặp rủi ro lớn. Nếu ĐCSTQ tiếp tục tồn tại và tiếp tục tuyên bố đại diện cho Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, thì bệnh dịch, thất nghiệp, sự cố và thiên tai… có thể chỉ là bắt đầu.
Trong 5000 năm lịch sử, người Trung Quốc luôn hiểu đạo lý thuận theo ý trời, ngày nay việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ là một sự sắp đặt của ý trời và trở thành xu hướng toàn cầu hiện nay. Trong cuộc họp G7, ĐCSTQ đã không được hoan nghênh, nhưng không có nghĩa là người Trung Quốc không được đón nhận. Trong khi các quan chức của ĐCSTQ đang tìm lối thoát, thế giới đang đưa ra lựa chọn, thì người Trung Quốc cũng cần đưa ra lựa chọn cho tương lai của mình càng sớm càng tốt.