Chiều tối ngày 5/8, Toàn Hồng Thiền (Quan Hongchan), cô bé 14 tuổi người Trung Quốc, đã giành HCV ở môn nhảy cầu tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Trả lời phỏng vấn sau trận đấu, cô bé không cảm ơn đất nước và huấn luyện viên mà thẳng thắn nói rằng cô muốn kiếm tiền để chữa bệnh cho mẹ. Có báo cáo cho rằng, điều này làm xấu mặt ĐCSTQ. Đồng thời, lời kể của cô bé cũng tiết lộ câu chuyện phía sau về các vấn đề y tế ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Sự thật của cô bé 14 tuổi Toàn Hồng Thiền
Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, Toàn Hồng Thiền đã tham dự một cuộc họp báo sau khi giành HCV vào ngày 5/8. Khi được phóng viên đặt câu hỏi về bí quyết nhảy cầu để đạt điểm trọn vẹn, cô gái nhỏ chỉ biết cười ngượng ngùng và nói: “luyện tập”, “tự mình luyện tập từ từ”.
Toàn Hồng Thiền sau đó nói: “Mẹ cháu bị bệnh, nhưng cháu không biết đọc chữ đó, cháu không biết mẹ bị bệnh gì, sau đó cháu muốn kiếm tiền. Cháu phải kiếm thật nhiều tiền để chữa bệnh cho mẹ…”
Cô bé nghẹn ngào khi nói.
Những bình luận về video buổi họp báo của cô bé trên mạng xã hội Trung Quốc chỉ toàn những từ “trung hiếu lưỡng toàn”, như thể chỉ trong một đêm, cô bé này đã trở thành một anh hùng dân tộc và một người con hiếu thảo của đất nước.
Liêu Thành, một tài xế đến từ Hắc Long Giang, người cũng sinh ra ở một vùng nông thôn, nói với Đài Á Châu Tự do rằng Toàn Hồng Thiền vẫn còn quá trẻ và ý nghĩ giành vinh quang cho đất nước vẫn còn quá cao đối với cô bé. Sự nỗ lực của cô bé thực tế là vì áp lực cuộc sống, “đặc biệt là những cá nhân ở nông thôn có cuộc sống vô cùng khó khăn, chỉ cần có một chút hy vọng cũng sẽ cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình, giống như đánh cược với số phận vậy”.
Theo báo cáo, Toàn Hồng Thiền sinh ra tại một ngôi làng nông thôn ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, nơi có thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ 11.000 NDT (khoảng 1.700 USD/năm). Gia đình cô bé vẫn là một hộ gia đình có thu nhập thấp (thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu của địa phương). Bố mẹ Toàn Hồng Thiền có 5 người con, cô bé là con thứ ba. Bố em làm nông, mẹ em sức khỏe yếu, năm 2017 bị tai nạn xe phải nhập viện điều trị nhiều lần, tiền dành dụm của gia đình đã cạn kiệt.
Trạm Giang có thể nói là thủ phủ nhảy cầu của Trung Quốc, rất nhiều vận động viên Olympic nổi tiếng đã được đào tạo ở Trạm Giang, các gia đình nghèo ở địa phương đều hy vọng con cái của họ sẽ tập nhảy cầu và có thể thành công trong tương lai.
Toàn Hồng Thiền được huấn luyện viên của trường chọn vào học môn nhảy cầu từ năm 7 tuổi, vì cô bé có thể hình đẹp, bước nhảy đứng của cô bé cao và có độ dẻo dai tốt. Toàn Hồng Thiền không thích đọc sách, nên lúc đó nghĩ rằng nếu tập nhảy cầu sẽ không cần đi học. Anh trai và em gái của Toàn Hồng Thiền cũng đang tập nhảy cầu.
Toàn Hồng Thiền trước đây đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, cô bé muốn đến công viên giải trí và chơi trò gắp thú bông, nhưng không có tiền. Cô bé muốn đi chơi vào kỳ nghỉ, nhưng chỉ có thể ở nhà.
可怜可悲可叹⚠️⚠️
这样的奥运冠军有什么意义?! pic.twitter.com/qgfHAGYsfg— 一土 (@Jessie201907) August 6, 2021
Nghèo đói thôi thúc Toàn Hồng Thiền dành hết tâm sức vào môn nhảy cầu. Huấn luyện viên cho biết cô tập luyện mỗi ngày và phải nhảy hơn 400 lần trên cạn và dưới nước. Nhờ sự chăm chỉ bền bỉ của mình, Toàn Hồng Thiền đã tham gia Đội tuyển nhảy cầu Quảng Đông khi mới 11 tuổi và được chọn vào đội tuyển quốc gia ở tuổi 13. Cô bé đã đánh bại nhiều vận động viên nổi tiếng để đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Olympic và giành HCV.
Sự nghèo đói, khổ luyện và sự bộc bạch thẳng thắn của Toàn Hồng Thiền khi giành được HCV đã khiến ĐCSTQ xấu hổ.
中国14岁奥运冠军采访内容让人心酸,苦练就是为了给妈妈治病,自己夺冠的直播爸爸都没时间看,因为要忙着赚钱。
对比英国13岁的参赛选手Sky Brown, 比赛全程都有爸爸陪同,她灿烂的笑容非常有感染力。
虽然一个得了金牌,一个得了铜牌, 但一个是虐童,一个是体育竞技爱好者。
中国人在为施虐者喝彩。 pic.twitter.com/DL4CrrCFMX— Vanessa 姗 (@Vanessa_ZhangUK) August 6, 2021
Đằng sau giàu nghèo, mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm
Sau khi biết tin Toàn Hồng Thiền giành chức vô địch, nhiều người quen và không quen đã đến nhà cô bé ở làng Mại Hợp, quận Ma Chương, thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông để chúc mừng.
Ngoài khoản tiền thưởng HCV được đồn đoán là ít nhất 500.000 nhân dân tệ, ba công ty ở thành phố Trạm Giang đã thông báo rằng họ sẽ tặng một ngôi nhà, một cửa hàng và 200.000 nhân dân tệ tiền mặt cho gia đình Toàn Hồng Thiền. Đại diện của Cục Y tế thành phố Trạm Giang và Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Quảng Đông đã đến phòng bệnh thăm hỏi ông nội của Toàn Hồng Thiền vào ngày 6/8. Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Quảng Đông cũng cho biết sẽ cung cấp cho ông nội và mẹ của cô bé dịch vụ y tế toàn diện.
Thông tấn xã Trung ương cho biết, sau khi Toàn Hồng Thiền giành được HCV, cả gia đình cô bé có thể hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo khó và vươn lên thành gia đình trung lưu. Cô bé trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm, và điều này chắc chắn sẽ thu hút số tiền thưởng lớn từ các doanh nghiệp.
Điều trớ trêu là ông Tập Cận Bình mới đây thôi, trong lễ kỷ niệm một trăm năm thành lập ĐCSTQ đã tuyên bố rằng ĐCS Trung Quốc đã “xây dựng một xã hội thịnh vượng toàn diện”.
全红婵家深夜施工……
锦上添花何其多,雪中送炭有几人? pic.twitter.com/1DEsZaEdMb— 天下新闻 (@ark999) August 7, 2021
Toàn Hồng Thiền muốn chữa bệnh cho mẹ tiết lộ câu chuyện bên trong hệ thống y tế nông thôn Trung Quốc
Đài Á Châu Tự do đưa tin vào ngày 6/8 rằng những lời chia sẻ thẳng thắn của Toàn Hồng Thiền đã thu hút được sự đồng cảm của công chúng, nhưng đằng sau sự thông cảm ấy lại che giấu những vấn đề y tế nghiêm trọng ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Theo báo cáo, có vẻ như rất ít người từng hỏi tại sao mẹ và ông nội của Toàn Hồng Thiền trước khi cô bé trở thành nhà vô địch Olympic lại không được đối xử đúng cách trong một thời gian dài. Có phải chỉ vì nhà cô bé nghèo?
Mẹ của Toàn Hồng Thiền bị tai nạn ô tô trên đường đi làm cách đây vài năm, bị gãy một số xương sườn và không thể hồi phục trong một thời gian dài. Hệ thống y tế hợp tác xã nông thôn mới (New Rural Co-operative Medical System, gọi tắt là NRCMS), được thí điểm từ năm 2004, dường như không giúp được gì nhiều cho gia đình của cô bé.
Khi Phú Hiền Đàm, một chuyên gia y tế ở Hoa Kỳ nói về hệ thống y tế hợp tác xã nông thôn mới, ông thậm chí còn nói rằng hệ thống y tế hợp tác xã nông thôn mới hiện nay còn lâu mới giải quyết được các vấn đề của các gia đình nông thôn. “Điều đó là chưa đủ, bây giờ người ta chỉ nói rằng nó có thể được hoàn lại [chi phí y tế]; trước đây, không có gì cả, bây giờ có một ít. Và tình hình ở mỗi tỉnh vẫn khác nhau”.
Liêu Thành, sống ở nông thôn cho biết, việc hoàn trả tiền khám chữa bệnh của hệ thống y tế hợp tác xã nông thôn mới là quá hạn chế. “Đặc biệt là ở nông thôn để lên thành phố chữa bệnh phải làm thủ tục chuyển viện, chỉ được hoàn trả 45%. Nếu không làm thủ tục chuyển viện, chỉ hoàn trả 25%. Và một số loại thuốc không được hoàn lại tiền”. Anh nói rằng mình đã phẫu thuật trĩ cách đây vài năm, tiêu tốn hết 4.000 tệ, nhưng chỉ được hoàn lại 500 tệ.
Theo số liệu của Mạng lưới Chính phủ Trung Quốc, năm 2011, số người tham gia vào hệ thống y tế hợp tác xã nông thôn mới là 832 triệu người, với tỷ lệ tham gia trên 96%. Tuy nhiên, sau nhiều năm, số người tham gia BHYT hợp tác xã nông thôn mới đã giảm mạnh. Theo số liệu của Cục An ninh y tế, tính đến cuối năm 2018, số người tham gia vào hệ thống này chỉ có 130 triệu người, giảm 700 triệu người so với năm 2011.
600 triệu nông dân Trung Quốc bất hạnh đằng sau Toàn Hồng Thiền ‘may mắn‘
Tài khoản công khai WeChat “Zhongsheng Live Observation” đã đưa ra một bài báo chỉ ra rằng phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã cố tình hạ thấp sự đau khổ, nghèo khó của Toàn Hồng Thiền khi đưa tin về cô bé.
Bài báo chỉ ra rằng giới truyền thông Trung Quốc muốn miêu tả Toàn Hồng Thiền là một đứa trẻ “dễ thương”, “ngây thơ” nhưng sau tất cả, điều đó không thể che đậy. Càng “ngây thơ”, lời nói của cô bé càng bộc lộ sự thật nặng nề, khiến người ta không khỏi sững sờ. Đằng sau sự ngây thơ, trong sáng của Toàn Hồng Thiền là cả một thế giới thực.
Ở cuối bài tác giả than thở, Toàn Hồng Thiền “có thể ngăn chặn sự xô đẩy của số phận. Cô bé thật may mắn, nhưng nhiều người khác không may mắn như cô bé”.
Đài Á Châu Tự Do cho biết, Toàn Hồng Thiền đã giành chức vô địch ngay lập tức có danh tiếng và hậu hĩnh về vật chất. Các phương tiện truyền thông ca ngợi sự ra đời của một thiên tài nhảy cầu. Mặc dù, Toàn Hồng Thiền đã ngăn chặn được sự xô đẩy của số phận, nhưng khoảng 600 triệu nông dân Trung Quốc phía sau cô bé có thể không may mắn vậy.