Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng
Không chỉ là một “minh tinh màn bạc”, Thẩm Thúy Hằng còn “lấn sân” sang kịch nói, cải lương và dành được nhiều giải thưởng danh giá.
Thẩm Thúy Hằng là một nữ “minh tinh màn bạc”- theo cách gọi thời bấy giờ. Bà nổi tiếng từ cuối những năm 1950 đầu 1960 từ vai diễn trong phim “Người đẹp Bình Dương”. Thẩm Thúy Hằng mang luôn biệt danh này do công chúng ái mộ đặt và trở thành biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Nữ “minh tinh màn bạc” không chỉ đóng phim mà còn đóng kịch và cũng khá nổi tiếng trên sân khấu kể cả trước và sau ngày giải phóng. Là một “mỹ nhân”, lại là người nổi tiếng đối với công chúng suốt mấy thập niên nhưng Thẩm Thúy Hằng ở tuổi xế chiều có một cuộc sống hoàn toàn khép kín. Bà tu tại gia, làm từ thiện, hầu như ít tiếp xúc với bên ngoài. Cuộc đời của một “minh tinh màn bạc”, một phụ nữ sắc nước hương trời, sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng đã kết thúc với số phận nghiệt ngã.
Trốn nhà đi tuyển diễn viên
Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1941, chính là tên trong khai sinh của “Người đẹp Bình Dương”. Cô rời đất cảng Hải Phòng cùng với gia đình di cư vào Nam và ngụ tại TP. Long Xuyên tỉnh An Giang. Lúc nhỏ, Kim Phụng học tại trường Tiểu học Huỳnh Văn Nhứt (TP. Long Xuyên). Hết bậc tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi, học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ), cô nức tiếng là một hoa khôi “tuổi mới lớn” trong giới học sinh.
Cũng chính năm ấy, hãng phim Mỹ Vân, một hãng phim lớn, nổi tiếng lúc bấy giờ tổ chức cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh. Cô gái vừa chớm tuổi trăng tròn Kim Phụng đã lén gia đình giấu chiếc áo dài trong cặp đăng ký tham gia cùng với 2.000 cô gái đẹp khác trên khắp miền Nam. Với nhan sắc trời cho và khả năng thiên phú, Kim Phụng đã xuất sắc giành giải Nhất.
Sau đó, ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Kim Phụng nghệ danh Thẩm Thúy Hằng. Vai diễn đầu tiên của cô là “Tam Nương” trong phim “Người đẹp Bình Dương”, một phim đen trắng của hãng phim Mỹ Vân, do nghệ sĩ Năm Châu đạo diễn, ra mắt công chúng năm 1958. Thẩm Thúy Hằng đã nổi lên như một ngôi sao điện ảnh và chinh phục hoàn toàn sự hâm mộ nồng nhiệt của khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ. Chính nhờ vai Tam Nương (đóng chung với nam diễn viên Nguyễn Đình Dần) trong phim “Người đẹp Bình Dương”. Cái tên này đã theo cô đi suốt cuộc hành trình nghệ thuật từ cuối thập niên 1950 cho đến ngày giải phóng 1975.
Chính nhờ vào tài năng và nhan sắc, Thẩm Thúy Hằng đã đạt được đỉnh cao danh vọng khi liên tục nhận được những giải thưởng cao của điện ảnh châu Á và Quốc tế như: Hai lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức tại Hồng Kông và Đài Loan năm 1972-1974, nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Mát-cơ-va và Tasken của Liên xô (cũ) năm 1982, vượt qua những nữ diễn viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ.
Thành công và nổi tiếng trên lãnh vực điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng cũng nổi tiếng và thành công cả trên lãnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc. Ban kịch Thẩm Thúy Hằng sánh ngang vai với những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như: Kim Cương, Mộng Tuyền, Dân Nam, Túy Hoa – Túy Phượng, Duy Lân…Ban kịch Thẩm Thúy Hằng được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng và bà cũng được xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam. “Người đẹp Bình Dương” không chỉ đóng vai trò Trưởng đoàn kịch mà còn viết kịch bản, thủ vai chính. Một số vở kịch phát trên sóng truyền thanh hay trên màn ảnh nhỏ thời đó có sự góp mặt của Thẩm Thúy Hằng được khán giả ghi nhớ như: Sông dài, Vũ điệu trong bóng mờ, Người mẹ già, Đôi mắt bằng sứ, Suối tình, Dạt sóng.
Ở lĩnh vực cải lương, Thẩm Thúy Hằng cũng rất thành công trong một số vở diễn như: Đò chiều, Đôi mắt huyền. Đặc biệt, vai diễn ghi dấu ấn của cô trên sân khấu cải lương là vai vũ nữ Cẩm Lệ trong vở Bóng chim tăm cá của Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Trước năm 1975, cô gái này cũng thường xuyên xuất hiện trên sân khấu Đại nhạc hội, nhưng không phải diễn kịch, đóng cải lương mà là hát tân nhạc.
Một số ca khúc do Thẩm Thúy Hằng thể hiện trên lãnh vực này tương đối thành công là Hai chuyến tàu đêm của Trúc Phương và Tình lỡ của Thanh Bình. Ngoài ra hình ảnh của Thẩm Thúy Hằng đi liền với Thanh Nga thường xuất hiện trên bìa các báo xuân và lịch Tết với biểu tượng một người là “Nữ hoàng điện ảnh” còn người kia là: “Nữ hoàng sân khấu cải lương. Cả hai đều đại diện cho nhan sắc phụ nữ được nhiều người ái mộ.
Sau ngày giải phóng 1975, trong lúc một số nghệ sĩ từ bỏ quê hương chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác ở lại tiếp tục sự nghiệp. Cô cùng chồng là GS.TS Nguyễn Xuân Oánh từ chối những cơ hội ra nước ngoài mà chọn ở lại quê nhà. Ông Nguyễn Xuân Oánh từng làm Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng của chế độ cũ. Năm 1964, sau đó là Quyền Thủ tướng trong hai năm 1964-1965. Sau năm 1975, Tiến sĩ Oánh có thời gian làm cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Xuân Oánh mất ngày 29/8/2003 vì bệnh tim, thọ 82 tuổi. Mọi người đều nhìn nhận rằng chính ông Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều tới tên tuổi. Cuộc đời, sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng qua hai giai đoạn biến cố của lịch sử.
Thảm họa của dao/kéo
Kể từ sau vai diễn “Phồn Y” trong vở “Lôi Vũ” trên sân khấu kịch nói của đoàn Kim Cương, nghệ sĩ ưu tú Thẩm Thúy Hằng chính thức từ giã sân khấu, màn ảnh và các hoạt động nghệ thuật khác để lui về cuộc sống khép kín ở ngôi nhà riêng trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Ở đây, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh và Thẩm Thúy Hằng sống gần như ẩn dật. Ông Nguyễn Xuân Oánh thì nghỉ hưu, xa rời chốn quan trường, còn Thẩm Thúy Hằng thì muốn che/giấu mọi người thời kỳ nhan sắc tàn tạ của mình. Bởi trong giai đoạn biến chứng cuối cùng của chất silicon mà một thời bà đã dùng để làm tăng sắc đẹp của một “minh tinh màn bạc”.
Những năm tháng cuối cùng này đối với một “Nữ hoàng nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau/khổ. Bà đã trải qua rất nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp để chống/chọi với sự tàn/phá của hóa chất trong cơ thể. Nhưng dù cố gắng hết sức mình, bằng mọi phương pháp kéo dài thời gian nhưng rồi “Người đẹp Bình Dương” lộng lẫy một thời cũng phải chấp nhận sự thật: Tất cả những gì đẹp đẽ, lộng lẫy trước đây đã bị đào/thải. Gương mặt bà đã biến dạng từng ngày.
Hào quang và bóng tối
Từ ngày chồng mất, Thẩm Thúy Hằng càng lẻ loi, cô/độc trong căn phòng ẩn kín tràn ngập bóng tối. Bà mặc áo nâu sòng, lấy pháp danh nhà Phật, che giấu gương mặt biến dạng xấu xí để đi làm việc từ thiện với nhà chùa. Vì thế nên không ai biết một minh tinh màn bạc một thời mặt mũi đã biến dạng, không còn đẹp lộng lẫy như xưa. Có lẽ bà sẽ sống yên ổn với huyền thoại và hào quang cũ khi đi ra đường với bao nhiêu người ngưỡng mộ kéo nhau theo phía sau để nhìn mặt và xin chữ ký.
Và “Người đẹp Bình Dương” vẫn tồn tại trong tâm tưởng mọi người nếu Thẩm Thúy Hằng không xuất hiện tại đám tang của NSND Phùng Há và trực suốt bên quan/tài của Má Bảy theo nghi lễ thầy trò. Tuy mặc áo tang đen và che giấu mặt nhưng rồi chân dung hiện tại của “Người đẹp Bình Dương” sau biến chứng silicon đã lộ ra và ai đó đã chụp được mấy tấm ảnh. Sau đó, họ đã tung lên mạng.
Không có gì tồn tại mãi trên cõi đời này mà điều phù du nhất chính là nhan sắc. Nhưng một người quá nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật, giải trí như Thẩm Thúy Hằng, lại đẹp lộng lẫy như biểu tượng nhan sắc đã biến thành chuẩn mực của bất cứ người phụ nữ nào và trước sự ngưỡng mộ của công chúng thì nhan sắc đó không thể bị tàn/tạ với bất cứ lý do gì. Người ta hiểu được tâm lý ấy và chính vì thế nên hoàn toàn chia sẻ nỗi khổ đau của Thẩm Thúy Hằng trong hiện tại. Bởi không có gì buồn hơn một người sống mà phải luôn luôn giấu kín gương mặt mình sau lớp vải ngụy trang.
Nguồn: Chuyển Động 24H