Cao Dương
Đa số người Mỹ thuộc tất cả các nhóm chính trị nghĩ rằng, Mỹ chỉ nên đóng một vai trò nhỏ trong cuộc xung đột Nga – Ukraina, theo một cuộc thăm dò mới cho thấy.
Có nhiều hơn 7 trên 10 người Mỹ nghĩ rằng, Mỹ nên đóng một vai trò nhỏ hoặc không đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Nga – Ukraina, theo cuộc thăm dò mới nhất của AP-NORC cho thấy.
Những đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có quan điểm như nhau về vấn đề này.
Tuy nhiên, nhiều đảng viên Đảng Dân chủ hơn — 3 trên 10 người — cho rằng Mỹ nên đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng. Chỉ có 2 trên 10 đảng viên Đảng Cộng hòa và những người độc lập cho rằng, Mỹ nên đóng một vai trò quan trọng.
Khi được hỏi, họ có bao nhiêu niềm tin vào những người đang điều hành quân đội Mỹ hoặc điều hành các cơ quan thu thập thông tin tình báo của Mỹ, thì hầu hết người Mỹ nói rằng, họ chỉ có một ít hoặc hầu như không có niềm tin nào.
Có gần 8 trên 10 người trưởng thành cho biết, họ “chỉ có một ít” hoặc “hầu như không có chút nào” tin tưởng vào những người điều hành các cơ quan tình báo.
Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 18 đến ngày 22/2, sử dụng một danh sách những người được phỏng vấn được tuyển chọn thông qua một mẫu xác suất. Danh sách này cung cấp một phạm vi bao phủ mẫu cho khoảng 97% hộ gia đình tại Mỹ. Các cuộc khảo sát trực tuyến và qua điện thoại đã được thực hiện với 1.289 người trên 18 tuổi.
Biên độ sai số lấy mẫu là +/- 3,7 điểm phần trăm. Tổng thống Nga Vladimir Putin ký các văn bản, bao gồm sắc lệnh công nhận hai khu vực ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraina là độc lập, trong một buổi lễ tại Điện Kremlin ở Matxcơva, 21/02/2022. (Alexey Nikolsy / Sputnik / AFP, qua Getty Images)
Mỹ và các đồng minh khác của Ukraina đã áp đặt một làn sóng trừng phạt chống lại Nga, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận nền độc lập của các khu vực ly khai Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraina hôm 21/2/2022.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 22/2 đã tạm dừng chứng nhận đường ống dẫn khí đốt nối Đức và Nga Nord Stream 2. Tổng thống Joe Biden cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án này vào 23/2.
“Hôm qua, sau khi hai chính phủ chúng tôi tham vấn chặt chẽ hơn nữa, Đức đã thông báo rằng họ sẽ ngừng chứng nhận đường ống [Nord Stream 2]. Hôm nay, tôi đã chỉ đạo chính quyền của mình áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2 AG và các nhân viên công ty này”, ông Biden cho biết trong một tuyên bố. Những người làm việc tại công trường xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Lubmin, đông bắc nước Đức, 26/03/2019. (Tobias Schwarz / AFP, qua Getty Images)
Tuy nhiên, người dân Mỹ tỏ ra quan tâm hơn đến các vấn đề trong nước và các mối đe dọa từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraina đang leo thang.
Khi được hỏi rằng, họ lo ngại điều gì là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ, hầu hết mọi người trả lời rằng họ “cực kỳ hoặc rất lo ngại” về sự lan truyền của thông tin sai lệch (75%), các cuộc tấn công mạng (63%), các nhóm cực đoan có trụ sở tại Mỹ (63%), và ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp thế giới (59%).
50% số người có cùng mối quan ngại về ảnh hưởng của Nga trên toàn thế giới.
Cao Dương