Điều tra mới về tập đoàn Ant ​​của ông Jack Ma thể hiện sự trở lại của chính sách đàn áp nhiều hơn

Rita Li

Một logo của Tập đoàn Alibaba tại Hội nghị Internet Thế giới ở Wuzhen, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 23/11/2020. (Ảnh: Aly Song/Reuters) Trung Quốc

Báo cáo về sự trở lại của các chính sách đàn áp do Bắc Kinh chỉ đạo đối với tập đoàn Ant của ông Jack Ma đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) của Trung Quốc.

Theo Bloomberg đưa tin đầu tiên hôm 21/02, trích dẫn các nguồn gần gũi với vấn đề này, tập đoàn Ant, chi nhánh thanh toán của Tập đoàn Alibaba, đang phải đối mặt với sự xâm nhập của nhà cầm quyền nhiều hơn với việc Bắc Kinh yêu cầu các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước tiến hành một vòng kiểm tra mới về rủi ro tài chính của họ và các liên kết khác với tập đoàn này cho đến tháng Một.

Biện pháp mới nhất này đã một lần nữa khiến các nhà đầu tư theo dõi sự giám sát sâu rộng của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với lĩnh vực công nghệ của quốc gia này, các biện pháp này đã lặp lại một cuộc đàn áp rộng lớn hơn xảy ra vào năm 2021 trên một loạt các lĩnh vực như giải trí, giáo dục, và trò chơi trên mạng.

Theo sau sự nhấn mạnh mới của Bắc Kinh về “sự thịnh vượng chung” —một khẩu hiệu mà ĐCSTQ quảng cáo là mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội — cuộc đàn áp kéo dài một năm này đã chấm dứt những câu chuyện thành công của một số công ty có lịch sử hàng thập kỷ, trong khi Alibaba đã mất gần một nửa giá trị thị trường của công ty trong một năm kể từ cuối năm 2020.

Nhà kinh tế Đài Loan Wu Jialong nói: “Trọng tâm của ĐCSTQ không phải là con người của ông Jack Ma, mà là chuỗi tư bản đằng sau ông ấy.” 

Ông nói, “Chính quyền trung ương có ý định quốc hữu hóa hoạt động kinh doanh của công ty này vì họ muốn thắt chặt quyền kiểm soát đối với lĩnh vực tài chính,” cho rằng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán lớn nhất Trung Quốc với hơn một tỷ người dùng, đã lấn sân sang các ngân hàng quốc doanh.

Ông Yuan Hongbing, cựu hiệu trưởng trường luật tại Đại học Bắc Kinh, hiện là một nhà bất đồng chính kiến ​​sống ở Úc, gọi động thái này là “sự tịch thu tài sản trên thực tế được ngụy trang” từ các doanh nghiệp tư nhân nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra ở nước này.

Ông Yuan cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 22/02, thay vì mối hận thù cá nhân giữa người sáng lập doanh nghiệp và lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình, động thái chống lại ông Ma đã hé lộ cuộc tranh giành quyền lực giữa ông Tập và các đối thủ chính trị của ông Tập, là Phe của ông Giang Trạch Dân.

Đế chế kinh doanh của tỷ phú này đã bị giám sát chặt chẽ trước năm 2021. Tập đoàn Ant trước tiên phải gánh chịu vụ hủy bỏ đợt phát hành lần đầu ra công chúng vào tháng 11/2020. Các nhà chức trách sau đó đã áp mức phạt kỷ lục 2.8 tỷ USD đối với Alibaba vì lo ngại về độc quyền vào tháng 04/2021. Một kế hoạch tái cấu trúc do Bắc Kinh thúc đẩy đã làm hoạt động kinh doanh chính của Ant chệch đi xa hơn nữa đối với các bộ phận cho vay của công ty và giới thiệu các cổ đông bên ngoài.

Ông Jack Ma, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, nói trong một cuộc họp báo ở Chiba, Nhật Bản hôm 18/06/2015. (Ảnh: Yuya Shino/Reuters)

Theo ông Wu, chính sách điều tiết “rất không rõ ràng” của Bắc Kinh và “mức độ không chắc chắn cao” trong lĩnh vực tài chính càng làm giảm niềm tin vào đầu tư tư nhân.

Các hành động gần đây của chính phủ đã gây ra tình trạng bán tháo trong lĩnh vực công nghệ hôm 22/02.

Do đó, cổ phiếu của Alibaba đã chỉ có giảm và lợi nhuận hàng quý của tập đoàn này dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, một số người nói tới con số rất lớn là 60%.

Tháng trước, China Cinda Asset Management Co., một trong 4 công ty quản lý tài sản lớn nhất Trung Quốc, đã công bố hủy bỏ một kế hoạch đầu tư vào Ant.

Những người có hiểu biết về vấn đề này cho biết, Cinda đã hủy bỏ thỏa thuận mua 20% cổ phần trị giá khoảng 944 triệu USD trong chi nhánh tài chính tiêu dùng của Ant Group vì áp lực từ chính phủ.

Trong khi đó, cổ phiếu của công ty giao thực phẩm khổng lồ Meituan của Trung Quốc tiếp tục trượt dốc sau sự can thiệp của chính quyền.

Cổ phiếu của Tencent Holdings, công ty sở hữu ứng dụng mạng xã hội WeChat của Trung Quốc, cũng đã giảm trong tuần này, được cho là do một bài đăng trực tuyến phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc gợi ý rằng đại công ty công nghệ và trò chơi này có thể phải đối mặt với một cuộc đàn áp pháp lý khác .

Bài đăng này sau đó đã bị xóa và bị người đứng đầu Tencent gọi là tin đồn.

Luo Ya và Reuters đã đóng góp vào báo cáo này.

Bà Rita Li là phóng viên của The Epoch Times, tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà bắt đầu viết cho ấn bản tiếng Trung vào năm 2018.

Vân Du biên dịch

Related posts