Một lần ghé thôn Kim Long ở Huế – Khói chiều
Một buổi chiều ở Huế, tôi đang trầm tư nhìn ra mặt hồ, thì bỗng nghe tiếng ồn ào vang ra từ những người trong nhà đang ngồi gần cái bể cạn có hòn non bộ. Những tiếng cãi nhau rất to và sau đó là tiếng khóc của ai đó. Lấy làm lạ, tôi bước xuống cầu thang rồi đi ra sân, xem có chuyện gì, tôi thầm nhủ tại sao ai đó lại khóc khi trong nhà có đám cưới; mấy ngày hôm nay mọi ngươì trong nhà đều vui vẻ mà! Khi đến gần cái bể cạn, tôi mới nhận ra người khóc đó là chị Năm. Tôi hỏi chị bà con sao mà chị Năm khóc? chị bà con nói: “Tối qua, khi ngồi bàn chương trình cho buổi tiệc hôm nay, chị Năm hỏi mọi người số bạn bè mà mổi người trong gia đình đã liên lạc mời đi dự tiệc tối nay là bao nhiêu nhưng không ai cho biết con số chính xác, chị đã tính ra thì dư khoảng 5 chổ nên chị đã mời đại những người quen để cho đủ số, bây giờ ngồi tính lại thì thiếu chổ, mà nếu muốn nhà Hàng thêm chổ thì phải trả thêm mổi đầu người hơn 200 ngàn đồng, chị Năm không thể nói những người vừa mới đưọc chị mời là đừng đi nữa vì hết chổ! thằng con trai của chị thì đổ lỗi cho mẹ nó, chị lại đổ lỗi cho thằng con trai rồi đổ lỗi cho mọi người là sao không nhắc nhỡ chị; hai mẹ con cãi nhau, chị Năm ngồi khóc hu hu! đứa con dâu mới vào gia đình thì ngồi sửng, im lặng không dám nói gì cả! Nhìn cái cảnh này sao nó “rất Việt Nam và rất Huế quá” làm cho tôi bật cười!
Khi ánh nắng bắt đầu tàn thì cũng là lúc tôi chuẫn bị để đi dự buổi tiệc cưới được tổ chức tại Nam Châu Hội Quán. Chị Năm thuê hai chiếc xe bus nhỏ nhưng không đủ chổ, vì có những người trong gia đình ban đầu nói không đi nhưng đến phút cuối khi xe đến đón thì lại đổi ý muốn đi, rồi bắt tài xế phải đợi cho họ thay quần áo, do đó một cuộc cãi nhau xảy ra, người này lại cứ đổ lỗi cho người kia nên xung quanh tôi, nghe rặt cả tiếng Huế cãi nhau mà bao nhiêu năm rồi tôi chưa có dịp nghe lại! Ở Huế, chuyện gì mọi người cũng rất nhiệt tình góp ý và sự nhiệt tình đó có lúc quá khích rồi gây ra những cuộc tranh cãi rất to tiếng, nghe toàn mi, tau, mụ nớ, chi mô nờ… nhưng sau đó lại là những trận cười vô tư và mọi người như quên đi những bất đồng vừa mới xảy ra!
Chiếc xe bus chở tôi và vài người trong gia đình chạy qua những con đường nhỏ trong Thành Nội. Nhìn những con đường rợp bóng cây xanh làm cho tôi cảm thấy yêu thích Huế, vì thấy Huế hiền và dễ thương! Xe vừa chạy vừa bóp còi inh ỏi. Ở Vietnam, đặc biệt là ở Huế, có lẽ là nơi độc nhất trên thế giới mà người lái xe hai bánh hay lái xe hơi vừa lái xe vừa bóp còi liên tục, vì những con đường ở Huế hẹp nên tài xế phải bấm còi để cảnh giác những kẻ bộ hành. Tôi thấy ngay cả con nít mới 5, 6 tuổi, cứ thản nhiên đứng giữa đường, cho đến khi nghe tiếng còi xe thì mới tránh! Lại có những chiếc xe hai bánh chạy ngược chiều và lấn cả sang phía bên đường xe hơi đang chạy, nhiều khi tôi tưởng như sắp xảy ra tai nạn làm tim tôi gần ngừng đập mấy lần! hàng xóm cứ thả mấy con chó đang thè cái lưỡi dài đi rong, có khi chúng chạy bắt đuổi nhau như đang chơi trò “trốn, tìm” của mấy đứa con nít! nhưng cũng có những đoạn đường vắng mà anh tài xế vẫn bóp còi inh ỏi, tôi hỏi thì anh ta nói là theo thói quen nên bóp cho vui! lỡ có một thằng điên hay mụ điên nào từ đâu chạy ra thì tránh không kịp!
Xe bus sau khi ra khỏi Thành Nội, chạy dọc theo bờ sông Hương lên hướng chùa Thiên Mụ. Khi đến thôn Kim Long, xe rẽ vào một con hẽm để đến Nam Châu Hội Quán. Nhìn những khách đến dự tiệc với áo quần sặc sỡ, cùng với tiếng nhạc xập xình, làm không khí giống như Huế đang có mùa Lễ Hội! Tôi nhìn thấy có một O trong xóm, mới ngày hôm qua ăn mặc luộm thuộm đi xách nước mã về cho heo ăn, thì bây giờ mặc váy đầm đi dày cao gót, áo mặc thì để lộ ra một phần ngực trông cũng rất sexy! Những người bên nhà gái từ Phá Tam Giang lên, bình thường là những nông dân lam lũ, nhưng trong những dịp như hôm nay, đàn ông thì bộ đồ vét với cà vạt chỉnh tề và đàn bà con gái thì cũng váy đầm không thua kém ai ở thành thị, chỉ có những người đàn bà lớn tuổi mới mặc áo dài để giữ truyền thống. Tôi nhớ lúc tôi còn nhỏ, người Huế, dù nghèo cách mấy đi chăng nữa, nhưng họ rất chú ý về cách ăn mặc mổi khi đi ra bên ngoài, phải ăn mặc sao cho lịch sự và sạch sẽ, ngay cả những mụ ăn xin hay những O gánh đồ bán dạo, cũng mặc áo dàì, nhưng lại đi chân đất!
Hình như Nam Châu Hôi Quán là nơi mà những buổi tiệc tùng được tổ chức tại đây, có lẽ nhờ không gian rộng, chứ món ăn thì chẳng có gì đặc biệt. Ở Huế, không hẳn là phải vào những nhà Hàng sang trọng thì mới có những món ăn ngon, mà thực ra, những quán ngon là những quán nằm bên lề đường hay trong những con hẻm nhỏ và chỉ có người địa phương mới biết quán nào là quán ngon hay ăn được. Trong buổi tiệc đám cưới nào cũng vậy, phải có phần văn nghệ và buổi tiệc hôm nay cũng không ngoại lệ, đây là phần của chương trình mà tôi thích nhất! Đa số người Huế thích ca hát, nếu không dám lên hát thì cũng xúi người bên cạnh lên hát; và cũng thật là bất ngờ khi tôi nghe đuợc những giọng hát rất hay! Nghe ca sĩ chuyên nghiệp hát mãi cũng chán nên khi nghe những giọng hát của những người không nổi tiếng như hôm nay, làm tôi thích thú. Có một anh chàng rất trẻ, khoàng 20 tuổi, thân hình ốm nhom và hơi lùn, từ bên nhà gái ở Phá Tam Giang lên, sau khi các ca sĩ của thành phố Huế đã hát nhiều, thì “chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt” này cũng xin lên trình bày bản nhạc Sầu Đông với lối diễn xuất rất là kích động, chàng ta lắc không thua gì ca sĩ Mỹ Michael Jackson nổi tiếng của Mỹ! mọi ngươỉ vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt! Một bà khách khoảng 65 tuổi, tự lên xin trình bày nhạc phẩm “Ô Mê Ly” của nhạc sĩ Văn Phụng. Nhìn bà ta giáng người mảnh khảnh, gương mặt rất hiền, có vẽ ít nói và trông nghiêm trang, vậy mà can đãm xin hát bản nhạc “Ô Mê Ly” này, nghe ca’i chữ “mê ly” mà bà ta ngân lên và kéo dài làm cho tim tôi đau nhói như sắp rụng!
Sau những màn trình diễn văn nghệ, tôi lặng lẽ bước ra bên ngoài để tránh những tiếng ồn ào và tìm sự yên lặng một mình. Cảnh vật buổi tối trông yên tĩnh, cỏ cây như đang nằm ngủ dưới sương khuya. Tôi đi loanh quanh trên những con đưòng nhỏ càng lúc càng xa cho đến lúc tôi không còn nghe âm thanh của tiếng nhạc. Nhìn lên bầu trời với những ánh sao lấp lánh, trong lòng tôi cảm thấy hoang vu như những mảnh vườn khuya ở thôn Kim Long này! chung quanh tôi, chỉ còn nghe tiếng của côn trùng than thở và tôi cứ bước đi! tôi thích cái yên lặng của ban đêm và nhìn những con đường quê đang nằm cô đơn giữa canh khuya thanh vắng vì nó làm tôi cảm thấy lòng mình như lắng dịu lại. Những kỹ niệm của thời xa xưa từ ngày tôi còn bé cho đến khi được khôn lớn lần lượt quay về! Từ lúc còn là một cậu bé, tôi say mê âm nhạc và thơ! mới có 4 tuổi mà hàng ngày tôi đã ôm cây đàn Mandoline và guita để gãy. Tôi không hiểu gì về nhạc lý, nhưng cứ mò mẫm từng nốt cho đến khi có thể đàn hết cả bài. Tôi cũng rất say mê thơ, có lẽ phần lớn là vì tôi chịu ảnh hường bởi người chị thứ ba của tôi. Hồi đó, chị hay chép những bài thơ học trò vô vở và tôi đã đọc được, rồi với thời gian, tôi cảm thấy thich đọc những bài thơ buồn và bắt đầu chép những bài thơ đó váo quyển vở riêng của mình. Những lời thơ của Hàn Mặc Tữ mới nghe mà như đã ăn sâu và đã làm tâm hồn tôi rúng động mãnh liệt, dù lúc đó tôi mới 14 tuỗi, những lời thơ đó vừa đau thương vừa lãng mạng! Mới chừng đó tuổi, tôi đã thuộc làu những bài thơ tình nổi tiếng của TTKH!
.
.
k.c.