Huyền Anh
Trung Quốc sẽ không công khai kế hoạch xâm lược đã có sự điều chỉnh đối với Đài Loan. Nhưng bằng cách phân tích kỹ các tuyên bố công khai, chúng ta sẽ nhận thấy Bắc Kinh đang rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Quả là một nước đi khôn ngoan.
ĐCS Trung Quốc đã theo dõi sát sao những diễn biến ở Ukraine. Ngay cả trước khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhiều nhà phân tích đã nghĩ rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ra lệnh xâm lược Đài Loan. Nhưng đã có những diễn biến trong cuộc chiến này cho thấy, Trung Quốc còn phải cải thiện nhiều mặt trước khi có thể tiến hành một cuộc xâm lược.
ĐCS Trung Quốc sẽ không bao giờ ra mặt và nói rằng quân đội của họ không có sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Nhưng thông qua Kremlinology, các nhà phân tích đang cố gắng đánh giá các kế hoạch của Trung Quốc một cách kỹ lưỡng và các tuyên bố công khai tiết lộ ý định của nước này. Rõ ràng là ĐCS Trung Quốc đang thực hiện các bước để trực tiếp giải quyết các vấn đề như dư luận thế giới, đào tạo binh lính và hậu cần.
Dư luận thế giới ngạc nhiên / Cô lập Đài Loan
Một trong những phản ứng đáng ngạc nhiên nhất đối với cuộc xâm lược là sự thay đổi đột ngột của dư luận thế giới. Vladimir Putin đã xâm lược Gruzia và chiếm Crimea với hậu quả ít nghiêm trọng. Và NATO có vẻ như đã rạn nứt nội bộ khi Tổng thống Joe Biden thừa nhận trong một cuộc họp báo chỉ vài tuần trước đó rằng, NATO có thể không đồng ý về các lệnh trừng phạt.
Nhưng sau đó cuộc xâm lược đã xảy ra và đảo ngược cục diện. Bên cạnh việc Mỹ và NATO chuyển giao máy bay chiến đấu MiG, Đức hủy bỏ đường ống dẫn khí đốt với Nga, còn Liên minh châu Âu thông qua các lệnh trừng phạt cứng rắn và gửi khí tài quân sự tới Ukraine. Sự thống nhất và đối lập quyết liệt đã tạo thành một phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine.
Trung Quốc đã tận mắt chứng kiến điều này, và họ đang đặt cơ sở biện minh cho việc chiếm Đài Loan. Khi một quan chức Úc lên tiếng về hành động gây hấn đối với Đài Loan, Bắc Kinh đã phản pháo lại trong một tuyên bố chính thức, tuyên bố rằng Đài Loan là vấn đề nội bộ.
Trả lời bình luận của phóng viên về cam kết của Úc với Đài Loan chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo ngày 10/3 rằng, Úc “can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc và cố ý xuyên tạc các hành động của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Điều này đã hoàn toàn bộc lộ tâm lý Chiến tranh Lạnh và định kiến ý thức hệ của họ, đồng thời làm tổn hại nghiêm trọng mối bang giao giữa hai quốc gia cũng như quân đội hai nước”.
Mặc dù ĐCS Trung Quốc khá hung hăng trong việc báo hiệu một cuộc xâm lược tiềm tàng, nhưng họ đã tấn công Úc trong nỗ lực xoa dịu những lời chỉ trích và đổ lỗi. Tôi nghi ngờ luận điệu này sẽ ngăn các cường quốc phương Tây “can thiệp” trong trường hợp Trung Quốc xâm lược, nhưng Tổng thống Joe Biden dường như không sẵn lòng giúp Ukraine. Vì vậy, Bắc Kinh chỉ cần thuyết phục một số giới tinh hoa trong Quốc hội để thu hút sự ủng hộ của Mỹ và Bắc Kinh rất giỏi trong việc thao túng cảm giác tội lỗi của phương Tây.
Huấn luyện lực lượng
Lực lượng Nga đã thể hiện sức chiến đấu rất tệ. Họ đã chiến đấu bằng những lính nghĩa vụ được đào tạo kém bài bản và thiếu cơ sở về sĩ quan và hạ sĩ quan (NCO). Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang giải quyết vấn đề huấn luyện và ra quyết định nói chung.
Trung Quốc ngày 5/3 thông báo tăng ngân sách quân sự khổng lồ nhằm chi trả cho các hạng mục quan trọng như tăng cường huấn luyện và nỗ lực hậu cần. Như tôi đã giải thích về việc gian lận sổ sách, nếu Bắc Kinh thông báo một mức tăng lớn như vậy thì mức tăng thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Một trong những trọng tâm chính của khoản tiền này là dành cho huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Với sự đào tạo của Nga và tình trạng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), tốt hơn là chúng ta nên chờ xem những câu chuyện chi tiết về sự tăng cường huấn luyện binh lính ở Trung Quốc. Hầu hết các nhà phân tích có thể sẽ báo cáo điều này bằng những thuật ngữ đáng sợ, nhưng chúng ta có thể coi đây là sự nhượng bộ một cách hợp lý mà ĐCS Trung Quốc lo ngại binh lính của họ sẽ chiến đấu tồi tệ như người Nga ở Ukraine.
Đài Loan cũng đang tăng cường đào tạo các lực lượng dự bị của mình. Điều này đại diện cho hai điều.
Thứ nhất, có thể là chính phủ cảm thấy lực lượng dự bị của họ chưa được đào tạo đầy đủ. Đặc biệt là khi đối mặt với một cuộc xâm lược, hầu hết sẽ không bao giờ cảm thấy đủ.
Thứ hai, chính phủ tin rằng nếu chiến tranh nổ ra, nó cần phải kéo dài đủ lâu để có thể kêu gọi và sử dụng các lực lượng dự trữ. Điều này làm suy yếu lý thuyết về chiến tranh vùng xám. Lý thuyết cho rằng, những vũ khí và chiến thuật mới chói lọi sẽ cho phép Trung Quốc chinh phục Đài Loan chỉ bằng một hành động chóng vánh. Ít nhất một nhà phân tích đã gợi ý rằng, việc sử dụng các phương pháp chiến tranh ngắn không phải là một sự thay đổi cuộc chơi sáng tạo, mà là sự thừa nhận rằng quân đội chính quy không có khả năng tiến hành một cuộc xâm lược thành công.
Hậu cần
Trung Quốc lo lắng rằng, cuộc xâm lược theo kế hoạch sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Do vậy, họ cũng đang tăng cường khả năng hậu cần của mình. Một trong những phàn nàn về việc Mỹ tiến hành chiến tranh là Washington đã dành quá nhiều thời gian để xây dựng lực lượng. Nhưng sau khi chứng kiến một đoàn xe của Nga đang chạy nhanh như chớp về phía Kyiv vì thiếu phụ tùng và nhiên liệu, tôi có thể hiểu được sự cần thiết phải dự trữ.
Ngoài đào tạo, ngân sách tăng của Trung Quốc cũng dành cho lĩnh vực hậu cần. Bất chấp những tiến bộ trong lĩnh vực này, các nhà phân tích Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải hiện đại hóa hệ thống hậu cần của quân đội và xây dựng một hệ thống quản lý vũ khí và trang thiết bị hiện đại.
Phân tích những từ này cho thấy rằng Trung Quốc không có một hệ thống hậu cần hiện đại có thể đối phó với chiến tranh hiện đại. Điều này có thể khiến một số người choáng váng, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên đối với các sinh viên lịch sử. Chẳng hạn, các Sư đoàn Thiết giáp của Đức Quốc xã là những kỳ quan của chiến tranh hiện đại khi tấn công châu Âu, nhưng họ sử dụng ngựa và xe ngựa, đặc biệt là khi chiến tranh kéo dài.
Trung Quốc cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự khi có những vũ khí tuyệt vời nhưng chỉ có nguồn cung hạn chế. Điều này sẽ gây loá mắt với ý định áp đảo đối thủ trong một cuộc chiến ngắn hạn, nhưng lại cho thấy những hạn chế trong một cuộc chiến dài hơi. Thật không may, trong vấn đề hậu cần, Bắc Kinh không thể tự mình cứu lấy mình. Mọi nỗ lực của ĐCS Trung Quốc đều nhằm chứng minh với thế giới rằng, nó rất tuyệt vời và có thể chứa COVID-19, nó đã đóng cửa đại bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc thậm chí không thể đảm bảo rằng các chuỗi cung ứng trong nước trong thời bình hoạt động bình thường, vì vậy bất kỳ cải tiến hậu cần nào có thể sẽ rất nhỏ và có tác dụng trong dài hạn.
Cuộc chiến ở Ukraine là một sự kiện bi thảm với một tương lai không chắc chắn. Nhưng Trung Quốc đã học được bài học thông qua cuộc xung đột. Nước này đang cố gắng ngày càng cô lập Đài Loan khỏi thế giới, tăng cường sức mạnh của binh lính và xây dựng khả năng hậu cần của mình. Không chắc những biện pháp này sẽ hiệu quả đến mức nào trong các mục tiêu đã nêu của ĐCS Trung Quốc, vì vậy cách khôn ngoan là luôn phải nâng cao cảnh giác trước sự xâm lược tiềm tàng của Bắc Kinh.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Morgan Deane là một cựu thủy quân lục chiến Mỹ, một nhà sử học quân sự, và một tác giả tự do. Ông học lịch sử quân sự tại Đại học Hoàng đế London và Đại học Norwich. Ông Deane là giáo sư lịch sử quân sự tại Đại học Công lập Mỹ.