Chuyên gia: Sự xuất hiện lần đầu tiên của tàu chiến PLA tại căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti, châu Phi rất đáng lo ngại

Bình Minh

Tàu tiếp liệu Luomahu (907) (Ảnh: china.liveuamap)

Vào thời điểm mà hải quân Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược trên toàn thế giới trong những năm gần đây, một tàu quân sự của Trung Quốc mới đây đã lần đầu tiên xuất hiện tại căn cứ quân sự mới của Trung Quốc ở Djibouti, Đông Phi. 

Mặc dù căn cứ ở Djibouti, đã được xây dựng từ tháng 3 năm 2016, nhưng chưa có tàu chiến nào của Trung Quốc ghé cảng trước đó. Đây là một sự phát triển mang tính chiến lược cao. Căn cứ này có thể đóng vai trò như một bàn đạp và kho tiếp liệu cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khai triển quân tới Địa Trung Hải.

Theo báo cáo của hãng tin AFP ngày 28/3, nhà phân tích quân sự H I Sutton của Mỹ cho biết, các hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu chiến là tàu tiếp liệu tích hợp trên biển ‘Luomahu’ (907) của Hải quân Trung Quốc. Con tàu này là tàu tiếp liệu toàn diện Kiểu 903A của Hải quân Trung Quốc với lượng choán nước hơn 23.000 tấn, cung cấp vật tư cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài của Trung Quốc ở Đông Phi.

Một số tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động chống cướp biển và theo dõi hoạt động của các tàu chiến phương Tây trong khu vực. Lực lượng hải quân bao gồm các tàu khu trục và tàu khu trục nhỏ, nhưng các tàu chiến lớn hơn có thể được bổ sung trong tương lai, ông Sutton nói. Các tàu đổ bộ lớn thỉnh thoảng cũng được khai triển tới phân đội này.

Bến tàu của Trung Quốc tại căn cứ mới ở Djibouti đủ lớn để cập cảng một hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, mặc dù chưa có hàng không mẫu hạm nào trong số đó ra khơi đến Ấn Độ Dương, ông Sutton nói. Đây là căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc và là một trong những căn cứ có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là khi xét vị trí của nó ở cửa ra của Biển Đỏ, nơi dễ dàng tiếp cận Biển Ả Rập, Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương.

Sự hiện diện của ‘Luomahu’ ở Djibouti là rất quan trọng vì Djibouti cũng là nơi có căn cứ quân sự thường trực lớn nhất của Hoa Kỳ ở châu Phi. Các cơ sở tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được sử dụng bởi hải quân của nhiều quốc gia, bao gồm cả Liên minh Châu Âu và NATO.

Căn cứ của Trung Quốc, chỉ cách căn cứ của Hoa Kỳ vài dặm, nhìn trông giống như một “pháo đài thời Trung cổ” và được xử lý bởi lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc trang bị xe bọc thép. Không chỉ phần đế được thiết kế cực kỳ dễ bảo vệ, nó còn có băng bảo vệ theo kiểu “Hesco” với dây thép gai. Căn cứ được bao quanh bởi các tháp canh, hào và tường chắn, bên trong có hầm trú ẩn và sân bay trực thăng.

Tướng Stephen Townsend, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Phi của Hoa Kỳ, cho biết căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti là một vấn đề rất đáng quan tâm và lo ngại. Ông nói rằng Trung Quốc đã đổ bộ vào hầu hết mọi nơi trên lục địa châu Phi, đặt cược rất nhiều và tiêu rất nhiều tiền.

Cũng có nguồn tin cho rằng Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự thứ hai ở nước ngoài, ở Guinea Xích đạo hoặc Quần đảo Solomon, để giúp nước này thể hiện sức mạnh trực tiếp của mình đối với châu Âu hoặc Bắc Mỹ.

Related posts