Lô nhà ‘cách ly’ ở 3 tỉnh lớn Trung Quốc bị bỏ hoang, đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ mất trắng

Tạ Linh

Lộ nhà ‘cách ly’ ở 3 tỉnh lớn Trung Quốc bị bỏ hoang, đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ mất trắng (ảnh: Getty/Jacobson).

Sau khi chính sách chống dịch “zero-covid” kéo dài ba năm ở Trung Quốc được dỡ bỏ mà không có cảnh báo vào cuối năm ngoái, ngoại giới lo ngại về tương lai của các cơ sở cách ly khổng lồ ở nhiều nơi. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài tiết lộ rằng sau khi chính quyền TQ hủy bỏ chính sách “zero-covid”, các cơ sở cách ly được gọi là “bệnh viện cabin vuông” đã ngừng hoạt động gần 4 tháng, nhưng chính quyền vẫn chưa tháo dỡ chúng.

Theo nền tảng truyền thông Al Jazeera, phân tích từ hình ảnh vệ tinh cho thấy, các cơ sở kiểm dịch quy mô lớn ở ba tỉnh lớn của Trung Quốc là Quảng Đông, Sơn Đông và Tứ Xuyên vẫn còn nguyên vẹn và cấu trúc của chúng không có thay đổi rõ ràng, điều này khiến ngoại giới đặt ra câu hỏi về việc chính phủ TQ dỡ bỏ chính sách “zero-covid”.

Báo cáo chỉ ra rằng các hình ảnh vệ tinh bao phủ 6 trung tâm kiểm dịch ở các tỉnh Quảng Đông, Sơn Đông và Tứ Xuyên, trong đó bệnh viện ca bin Nam Sa Quảng Châu có sức chứa 80.000 người và có hơn 20.000 phòng, lúc cao điểm gần 20.000 người đã được huy động để xây dựng đồng thời, trung tâm này mới hoàn thành vào tháng 11 năm ngoái và chính quyền trung ương tuyên bố sẽ dỡ bỏ và giải phóng mặt bằng, vì vậy nó đã bị bỏ hoang cho đến nay.

Mô hình “Cabin vuông” được thành lập trong đợt dịch covid-19 ở Vũ Hán để cách ly và điều trị cho những bệnh nhân dương tính và những người tiếp xúc gần. Mặc dù chính quyền TQ sau đó đã sử dụng các container lắp ráp rẻ tiền để xây dựng nơi cách ly, nhưng chi phí vẫn rất lớn. Ngoài các cabin vuông, còn có vô số “ki-ốt thử nghiệm axit nucleic” tạm thời ở các thành phố và thị trấn lớn.

Chính quyền các tỉnh Quảng Đông, Sơn Đông và Tứ Xuyên đã không trả lời yêu cầu bình luận của Al Jazeera vào thời điểm báo chí.

Trên thực tế, theo “Trung tâm tin tức Trung Quốc” ngay từ tháng 1 năm 2020, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã phân bổ 530 triệu nhân dân tệ để nhanh chóng xây dựng sẵn hai bệnh viện tạm thời ở Vũ Hán, nơi khởi phát dịch bệnh. Sau đó, Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc đã phân bổ thêm 500 triệu nhân dân tệ cho dự án, dựa theo mô hình xây dựng một “bệnh viện tạm thời” trong đợt bùng phát dịch SARS năm 2003. Nhưng bất ngờ thay, hai khu cách ly tạm thời này đã bị tháo dỡ vào tháng 4/2020.

Sina cho biết, theo tư liệu của chính quyền TQ, tỉnh Sơn Đông đã phát hành trái phiếu đặc biệt vào năm 2022 để xây dựng bệnh viện cabin, với tổng vốn đầu tư là 23 tỷ nhân dân tệ. Nhưng vào năm 2023, một số cư dân mạng đã đăng những bức ảnh về tàn tích của Bệnh viện cabin ở Sơn Đông trên Twitter và viết: “Bây giờ chỉ còn lại những bệnh viện cabin đồ sộ, đứng lặng lẽ trong gió lạnh mùa đông”.

Ngoài ra, từ đoạn video được lan truyền trên Twitter vào ngày 26 tháng 3, có thể thấy Bệnh viện cabin ở thành phố Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông, được cư dân mạng Trung Quốc quay vào ngày 24/3, thậm chí công trình còn dang dở. Hàng trăm khu cách ly địa phương đã hoàn thành nhưng phần hạ tầng còn lại bị bỏ dở giữa chừng, đường sá trong khu vực vẫn là đường đất dang dở, theo mô tả của một cư dân mạng: “Nghe nói chủ container đã khóc ngất đi vì không thể lấy lại tiền của mình”.

 Liên quan đến hàng loạt hiện tượng nêu trên, Chi Chunhuei, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Bang Oregon, Mỹ cho rằng “thiết kế của các bệnh viện cách ly, kiểm dịch hoàn toàn khác với các bệnh viện cấp tính (khẩn cấp). Mục đích chính của các cơ sở kiểm dịch là cách ly, chứ không phải điều trị”. Do đó, cái gọi là “chuyển đổi” và “nâng cấp” của trung tâm kiểm dịch, đó là một hành động không thực tế, nó chỉ đơn giản là cắt giảm và đào tạo lại, xây dựng lại một bệnh viện mà thôi.Mới đây, nhiều tỉnh ở Trung Quốc cũng công khai khoản nợ khó đòi cho phòng chống dịch năm 2022 trong báo cáo ngân sách tài khóa 2023.

Theo thống kê từ Caixin.com, 17 trong số 31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đã công bố tài khoản phòng chống 1dịch cho năm 2022. Trong số đó, Quảng Đông đứng đầu với 71,139 tỷ NDT, chi phí phòng chống dịch của Chiết Giang và Bắc Kinh cũng không hề ít, Chiết Giang là 43,509 tỷ NDT, Bắc Kinh gần 30 tỷ NDT, Thượng Hải 16,77 tỷ NDT và Thiểm Tây là 19 tỷ NDT.

Related posts