Tình báo Mỹ cảnh báo người dân và các công ty Mỹ ở TQ về luật gián điệp mới

Tình báo Mỹ cảnh báo người dân và các công ty Mỹ ở TQ về luật gián điệp mới

Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đang cảnh báo công dân và các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc về luật phản gián mở rộng, trong đó dường như cho phép Đảng cầm quyền tiếp cận và kiểm soát thông tin của họ nhiều hơn.

Cơ quan tình báo đã cảnh báo trước khi luật có hiệu lực từ ngày 1/7 rằng, chính phủ đã “mở rộng cơ sở pháp lý để truy cập và kiểm soát dữ liệu do các công ty Hoa Kỳ nắm giữ tại Trung Quốc.”

Cơ quan này cũng nhấn mạnh trong một bản tin phát hành hôm thứ Sáu: “Các công ty và cá nhân Hoa Kỳ ở Trung Quốc cũng có thể phải đối mặt với các hình phạt đối với các hoạt động kinh doanh truyền thống mà Bắc Kinh coi là hành vi gián điệp hoặc đối với các hành động mà Bắc Kinh tin rằng hỗ trợ các chế tài của nước ngoài đối với Trung Quốc.”

Ngoài ra, luật này có thể buộc các công dân Trung Quốc tại các công ty Hoa Kỳ hỗ trợ các nỗ lực tình báo của Bắc Kinh, các quan chức Hoa Kỳ lưu ý thêm.

Đạo luật này dường như làm tăng thêm rạn nứt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, phần lớn là do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc đối với thông tin từ những người nước ngoài làm ăn nói riêng và hoặc trong nước nói chung.

Trong thời gian gần đây, các nhà lập pháp Hoa Kỳ và nhiều người Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về an ninh quốc gia đối với TikTok, ứng dụng video của ByteDance, đặt tại Trung Quốc và được cho là có quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc.

Giám đốc FBI Christopher Wray cho hay, chủ sở hữu và người sử dụng TikTok phải tuân theo các yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc về dữ liệu người dùng, bất kể là họ ở đâu.

Những quan ngại về việc Trung Quốc do thám Hoa Kỳ và công dân của họ ngày càng gia tăng vào đầu năm nay khi một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc được phát hiện bay qua Hoa Kỳ, sau đó bị bắn hạ trên Đại Tây Dương.

Bản cập nhật mới nhất của Trung Quốc đối với luật phản gián cũng mở rộng định nghĩa về gián điệp, bao gồm bất kỳ tài liệu nào liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia chưa xác định. Điều đó cho thấy các công ty, nhà báo, học giả và nhà nghiên cứu nước ngoài phải đối mặt với rủi ro pháp lý khi hoạt động tại Trung Quốc.

Cơ quan phản gián Hoa Kỳ nêu rõ: “Bất kỳ tài liệu, dữ liệu, tài liệu hoặc vật phẩm nào cũng có thể được coi là có liên quan đến an ninh quốc gia của CHND Trung Hoa do sự mơ hồ trong luật đó.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã bảo vệ luật này trong một cuộc họp báo vào tuần trước, đồng thời khẳng định rằng các nhà báo vẫn an toàn miễn là họ tuân theo luật.

Bà nói: “Không nên gắn luật phản gián với các hoạt động đưa tin của các nhà báo nước ngoài. Miễn là một người tuân thủ luật pháp và các quy định, thì không cần phải lo lắng.”

Một số công ty Mỹ đã hỏi chính phủ Hoa Kỳ về việc đến Trung Quốc để kinh doanh có an toàn hay không. Giám đốc điều hành Trung tâm phản gián và an ninh quốc gia Mirriam-Grace MacIntyre nói với The Wall Street Journal rằng, “quyết định đi công tác của một giám đốc điều hành là quyết định cá nhân của họ.”

Tuy nhiên, họ muốn đảm bảo rằng các giám đốc điều hành và những người khác sẽ nhận thức được những rủi ro, vì vậy họ đã chỉ dẫn những công ty này xem tư vấn du hành mà Bộ Ngoại giao mới ban hành hôm 30/6, để xem xét lại việc đến Trung Quốc.

Nhật Minh (Theo Just The News)

Nhật Minh (Theo Just The News)

Related posts