Thảo Hương
ĐCSTQ vứt bỏ chính sách đối ngoại “náu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, thay bằng chính sách “ngoại giao nước lớn” trong nỗ lực “chỉ rõ phương hướng” cho thế giới. Tuy nhiên, tám cánh cửa quốc tế lớn đã liên tiếp đóng lại, ĐCSTQ càng ngày càng cô lập.
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Kể từ Đại hội 18 của ĐCSTQ, ĐCSTQ đã vứt bỏ chính sách đối ngoại “náu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, thay bằng chính sách “ngoại giao nước lớn”, hy vọng sẽ xuất hiện trên vũ đài thế giới với tư cách là lãnh tụ nước lớn, phát huy vai trò lãnh đạo trong việc kiến lập cái gọi là “cộng đồng vận mệnh nhân loại”.
Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của chính sách “ngoại giao nước lớn” này hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của ĐCSTQ. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2021, ĐCSTQ tổ chức sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng, 70.000 người tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, quy mô rất lớn, nhưng không có một nguyên thủ quốc gia hay chính phủ nước ngoài nào đến chia vui. https://www.youtube.com/embed/4hXHdrd7gPQ?feature=oembed
Phóng mắt nhìn ra khắp thế giới, ĐCSTQ ngày càng bị cô lập, ngày càng đứng ngoài xã hội quốc tế. Trong tập này, chúng tôi sẽ nói với các bạn về tám đại sự kiện ĐCSTQ bị thế giới từ chối.
Nội dung chính
- Một là, khó gia nhập hệ thống thương mại thế giới mới
- Hai là, không nằm trong liên minh chip do Mỹ dẫn đầu
- Ba là, nằm ngoài Hội nghị thượng đỉnh G7+9
- Bốn là, nằm ngoài “Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”
- Năm là, nằm ngoài “Diễn đàn Bộ trưởng Liên minh Châu Âu – Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”
- Sáu là, vô duyên với Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu lần thứ hai về dân chủ
- Bảy là, vô duyên với Hội nghị thượng đỉnh “Tiếng nói của các quốc gia phương Nam toàn cầu”
- Tám là, vô duyên với Hội nghị thượng đỉnh liên minh thanh toán châu Á
- Tại sao lộ trình “ngoại giao nước lớn” của ĐCSTQ càng đi càng hẹp?
Một là, khó gia nhập hệ thống thương mại thế giới mới
Hiện nay trên thế giới có ba khu vực thương mại tự do chính:
Một là Khu vực Thương mại Tự do Châu Âu, bao gồm 27 quốc gia EU, cùng với Iceland, Liechtenstein và Na Uy trong Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu. Ngoài ra, Thụy Sĩ tham gia thị trường chung châu Âu bằng cách ký hiệp định song phương Thụy Sĩ – EU; sau khi Anh rút khỏi EU, nước này tham gia thị trường chung châu Âu thông qua hiệp định thương mại Anh – EU.
Hai là Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ, bao gồm Mỹ, Canada và Mexico.
Ba là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiện có 12 quốc gia thành viên: Nhật Bản, Anh, Canada, Australia, New Zealand, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Brunei, Mexico, Chile và Peru.
Ba khu vực thương mại tự do này bao quát hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới, chiếm hơn 70% khối lượng thương mại, nhưng ĐCSTQ không nằm trong số đó.
Ngày 16/7/2023, Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước thành viên CPTPP đã kết thúc tại Auckland, New Zealand, đơn xin gia nhập CPTPP của ĐCSTQ đã bị từ chối.
Để tham gia CPTPP, phải đáp ứng 5 điều kiện: 1. Thể chế chính trị ổn định, minh bạch; 2. Môi trường kinh tế tự do và khai phóng; 3. Tiềm lực thị trường dài hạn; 4. Quyền lợi công tác và cuộc sống người lao động tốt; 5. Các quốc gia thành viên khác nhất trí đồng ý.
ĐCSTQ không đáp ứng được bất kỳ điều nào trong năm điều kiện này, nên bị cự tuyệt là điều hợp lý.
Ba khu vực thương mại tự do trên, toàn bộ đều đang vận hành một cách hiệu quả, điều đó có nghĩa gì? Nó có nghĩa là Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) sẽ bị treo lên không, đồng thời cũng có nghĩa là ĐCSTQ sẽ bị loại trừ khỏi hệ thống thương mại của thế giới mới.
Hai là, không nằm trong liên minh chip do Mỹ dẫn đầu
Trong chuỗi công nghiệp sản xuất bán dẫn toàn cầu, các công ty đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan chiếm lĩnh các thị trường chủ yếu. Trong số đó, ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn của Mỹ dẫn đầu thế giới về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và IP lõi, thiết kế chip và thiết bị chế tạo chất bán dẫn.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu hụt chất bán dẫn và sự yếu nhược của chuỗi cung ứng, Mỹ đã tăng cường phối hợp chính sách với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngay từ ngày 11 tháng 5 năm 2021, 65 công ty ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã tuyên bố thành lập “Liên minh Bán dẫn Mỹ” (SIAC), liên minh này dường như bao trùm gần như toàn bộ chuỗi ngành công nghiệp bán dẫn.
Vào tháng 4 năm 2022, chính phủ Mỹ đề xuất thành lập “Liên minh Chip Quad” (CHIP4) với Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Sau đó, Mỹ cố gắng lôi kéo thêm nhiều đồng minh và đối tác vào liên minh chip. Vào ngày 27 tháng 1 năm 2023, Mỹ, Nhật và Hà Lan đã thành lập một liên minh trong lĩnh vực chip để hạn chế ĐCSTQ tiếp cận các thiết bị chế tạo chất bán dẫn tiên tiến. Ngày 31/1, Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức hội nghị về “Sáng kiến Mỹ – Ấn về các công nghệ quan trọng và mới nổi” (iCET) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chip.
Nhiều xu hướng cho thấy những liên minh chip do Mỹ thành lập đang dần có xu hướng mở rộng, nhưng ĐCSTQ đã bị loại trừ ra rìa.
Ba là, nằm ngoài Hội nghị thượng đỉnh G7+9
Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 5 năm 2023, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bảy nước (G7) được tổ chức tại Hiroshima, Nhật Bản.
Những nước tham gia chính bao gồm: lãnh đạo của bảy quốc gia phát triển: Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Canada, Ý và Nhật Bản, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Von der Leyen, và chủ tịch Hội đồng Châu Âu Michel.
Có chín nhà lãnh đạo của các quốc gia được mời, đó là: Tổng thống Yoon Suk-yeol của Hàn Quốc, thủ tướng Albanese của Úc, tổng thống Lula của Brazil, quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ, và tổng thống Assoumani của Comoros – quốc gia chủ trì Liên minh châu Phi, Mani – chủ tịch “Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương”, thủ tướng Brown của Quần đảo Cook, chủ tịch “G20”, thủ tướng Modi của Ấn Độ, tổng thống Joko của Indonesia – chủ tịch “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, và tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Trên thực tế, đây là một hội nghị quốc tế quan trọng có sự tham gia của các nước phát triển nhất thế giới và các quốc gia đại diện từ phía Nam bán cầu, nhưng ĐCSTQ đã bị loại trừ ra rìa.
Bốn là, nằm ngoài “Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”
Vào ngày 27 tháng 5 năm 2023, hội nghị cấp bộ trưởng về “Khung khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (IPEF) đã được tổ chức tại Detroit, Michigan, Mỹ.
Mỹ và các đối tác trong “Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, gồm Úc, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, tổng cộng 14 quốc gia, đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề của chuỗi cung ứng.
14 quốc gia nhất trí xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, hiệu quả, năng suất, bền vững, minh bạch, đa dạng, an toàn, công bằng và toàn diện hơn.
Đây là hội nghị quan trọng về tái cơ cấu chuỗi cung ứng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sau dịch bệnh Covid, nhưng ĐCSTQ đã bị loại trừ ra rìa.
Năm là, nằm ngoài “Diễn đàn Bộ trưởng Liên minh Châu Âu – Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”
Vào ngày 13 tháng 5 năm 2023, Diễn đàn Bộ trưởng EU Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã được tổ chức tại Stockholm, thủ đô của Thụy Điển. Khoảng 60 ngoại trưởng từ Liên minh Châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như đại diện của các tổ chức khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và các đối tác khác đã tham dự hội nghị. Còn ĐCSTQ bị loại trừ ra rìa.
Một phóng viên đặt câu hỏi: Làm sao có thể thảo luận vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nếu không có sự tham gia của Trung Quốc? Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Borrell trả lời: “Chúng ta hoàn toàn có thể thảo luận về vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong tình huống không có sự tham dự của Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này có vấn đề sao?”
Sáu là, vô duyên với Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu lần thứ hai về dân chủ
Vào ngày 29 tháng 3 năm 2023, Mỹ đã mời Costa Rica, Hà Lan, Hàn Quốc và Zambia đồng đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Toàn cầu lần thứ hai, được cử hành bằng phương thức video trực tuyến.
Tổng thống Mỹ Biden có bài phát biểu trọng tâm. Tổng thống của Zambia, Costa Rica, Hàn Quốc và thủ tướng Hà Lan lần lượt phụ trách tổ chức các hội nghị tại địa điểm phụ ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Á và Châu Âu và có bài phát biểu trọng tâm.
Hội nghị thượng đỉnh này mời các nhà lãnh đạo từ 121 quốc gia và khu vực, nhiều hơn 8 nước so với các lần hội nghị thượng đỉnh trước đó. Tám quốc gia đó là: các quốc gia châu Phi Tanzania, Cote d’Ivoire, Gambia, Mauritania và Mozambique, các quốc gia châu Âu Liechtenstein và Bosnia và Herzegovina, và quốc gia Mỹ Latinh Honduras. Nhưng một lần nữa, ĐCSTQ lại bị loại trừ ra rìa.
Bảy là, vô duyên với Hội nghị thượng đỉnh “Tiếng nói của các quốc gia phương Nam toàn cầu”
Từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 1 năm 2023, Ấn Độ đã mời nguyên thủ quốc gia và quan chức cấp cao của hơn 120 quốc gia đang phát triển tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến “Tiếng nói của các quốc gia phương Nam toàn cầu”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh, rằng nếu các nước ở Nam bán cầu nỗ lực hợp tác cùng nhau thì có thể chế định chương trình nghị sự toàn cầu. Nhưng ĐCSTQ đã bị loại trừ khỏi hội nghị.
Tám là, vô duyên với Hội nghị thượng đỉnh liên minh thanh toán châu Á
Vào ngày 23 tháng 5 năm 2023, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh thanh toán châu Á (ACU) lần thứ 51 đã khai mạc tại Iran, chủ đề của cuộc họp là “phi đô la hóa” và cách thúc đẩy các nước giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ, kiến nghị thiết lập các hệ thống thanh toán mới.
Cuộc họp có sự tham dự của chín quốc gia thành viên của Liên minh thanh toán châu Á, gồm Iran, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Pakistan, Nepal, Maldives, Myanmar và Sri Lanka.
Nga và Afghanistan được mời tham dự, nhưng ĐCSTQ không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Tại sao lộ trình “ngoại giao nước lớn” của ĐCSTQ càng đi càng hẹp?
Có ba nguyên nhân chính:
Thứ nhất, về mặt kinh tế, ĐCSTQ không theo đuổi nền kinh tế thị trường tự do phù hợp với các quy tắc quốc tế, mà là một nền kinh tế quyền lực cực quyền. Tất cả các ngành nghề, chức nghiệp có lợi nhuận cao nhất ở Trung Quốc đều nằm trong tay lũng đoạn của những gia tộc quyền quý đỏ. Quyền lực của ĐCSTQ can thiệp vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đóng vai trò quyết định trong việc bố trí tài nguyên, vi bội quy luật thị trường, thường rơi vào vòng tuần hoàn ác tính “Quản thì chết, thả thì loạn”, tiềm ẩn tính bất xác định, tính hiếp bách, tính nguy hiểm cực đại.
Thứ hai, về mặt chính trị, ĐCSTQ tuân thủ nguyên tắc “đảng chính quân học dân, đông tây bắc nam trung, đảng lãnh đạo hết thảy”. Quân đội tính đảng, chính pháp tính đảng, truyền thông tính đảng, tài chính tính đảng, doanh nghiệp tính đảng, trường học tính đảng, thậm chí cả tôn giáo cũng tính đảng. Đảng có quyền lực tuyệt đối, quyền lực tuyệt đối của đảng tất yếu sẽ dẫn đến nạn tham nhũng tuyệt đối.
Thứ ba, về mặt hình thái ý thức, ĐCSTQ là một đảng do chủ nghĩa Mác lãnh đạo. Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa Mác chính là “giả, ác, đấu”.
Về “giả” mà nói, quan viên ĐCSTQ từ trên xuống dưới đều nói dối, biến Trung Quốc thành nước lớn nói dối số một thế giới.
Về “ác” mà nói, ĐCSTQ coi trọng nhất “nòng súng” (quân đội) và “lưỡi đao” (cơ quan chuyên chính), luôn dùng “nòng súng” kề vào trán nhân dân Trung Quốc, và “lưỡi đao” chĩa vào đầu nhân dân Trung Quốc. Ai dám dị nghị hoặc phản kháng đều sẽ bị trấn áp không thương tiếc. ĐCSTQ đã biến Trung Quốc thành nước lớn chủ nghĩa khủng bố hàng đầu thế giới.
Về “đấu” mà nói, ĐCSTQ tín phụng “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người vui vô cùng”. Nội đấu không ngơi, ngoại đấu không nghỉ, và Trung Quốc đã bị biến thành nước lớn tranh đấu hung hãn nhất thế giới.
ĐCSTQ nắm chính quyền hơn 70 năm, nó vẫn luôn làm trò “giả, ác, đấu” trên toàn Trung Quốc, toàn thế giới. Ngày nay, chính phủ và người dân ở ngày càng nhiều quốc gia và khu vực đã hiểu được bản chất thực sự của ĐCSTQ.
Hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới chưa tuyên bố rõ ràng rằng họ đang thoát ly khỏi ĐCSTQ, nhưng đều đang “trừ bỏ mối nguy hiểm”. Cái gọi là “trừ bỏ mối nguy hiểm” này có nghĩa là tách rời khỏi ĐCSTQ trong các lĩnh vực then chốt, và loại trừ ĐCSTQ khỏi cộng đồng quốc tế.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch