Các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tiếp tục bùng phát ở Đài Loan. Chuyên gia phân tích rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ba bước để chiếm Đài Loan: Bước đầu tiên là ‘tăng cường các hoạt động gián điệp’; bước hai là ‘kích phản’; bước thứ ba là ‘nổi dậy trước trận chiến’. Chuyên gia cảnh báo Bộ Quốc phòng Đài Loan nên quyết tâm loại trừ gián điệp ẩn náu trong quân đội để bảo vệ Đài Loan.
Văn phòng Công tố Tòa án Tối cao Đài Loan đã phát hiện các trường hợp quân nhân tại ngũ bị ĐCSTQ mua chuộc, ngày 27/11, Văn phòng này đã điều tra vụ án gián điệp và truy tố 10 người. Cuộc điều tra cho thấy nhóm gián điệp đã mua chuộc một phi công trực thăng là Trung tá Tạ từ Cục Hàng không Đặc biệt, và xúi giục anh này lái chiếc trực thăng CH-47SD “Chinook” để đào ngũ sang Trung Quốc, lợi dụng tàu Sơn Đông của Trung Quốc tiến gần đến đường giữa eo biển, chiếc CH-47SD sẽ cập cảng, nếu sự việc thành công sẽ được trả 15 triệu USD. Tuy nhiên, trước khi kế hoạch đào tẩu được thực hiện, Trung tá Tạ đã bị bắt giữ.
Giữa tháng 12, truyền thông Đài Loan tiết lộ Cát Minh Đức, giáo sư tại Viện Công nghệ Đại học Quốc phòng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Hệ thống Tiên tiến, bị phát hiện đã thành lập Công ty Đức Sáng (Dechuang) dưới danh nghĩa con trai ông này trong gần 10 năm. Ông ta bị cáo buộc lừa đảo quỹ nghiên cứu của Trung tâm, hợp tác với Hoàng Nguy (Huang Wei), người Trung Quốc, để phát minh ra bằng sáng chế và chuyển quyền sáng chế cho các công ty Trung Quốc.
Ngoài ra, trường hợp ông Trương Ích Thành, một đại tá nghỉ hưu, nhiều lần đi lại với các đối tác Trung Quốc để ‘thương lượng làm ăn’. Ông Cát Minh Đức bị đình chỉ công tác 3 tháng. Ông Khâu Quốc Chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan coi các hoạt động đó là tội phản quốc.
Cuộc chiến không tiếng súng
Ông Trương Diên Đình, cựu trung tướng và phó tư lệnh Lực lượng Không quân Trung Hoa Dân Quốc, nói với The Epoch Times rằng để đạt được mục đích xúi giục, ĐCSTQ đã hứa với Trung tá Tạ đào tẩu với một cái giá đắt ngất trời, trị giá 15 triệu USD và trả khoản đặt cọc từ 1 triệu đến 2 triệu USD trước khi xác nhận thực hiện sứ mệnh; Và nếu chiến tranh nổ ra trên eo biển Đài Loan, ĐCSTQ hứa sẽ hỗ trợ vợ con của Tạ sơ tán và hỗ trợ họ có được visa Thái Lan. Ông Cát Minh Đức, giáo sư tại Viện Công nghệ thuộc Đại học Quốc phòng, đã liên hệ với ĐCSTQ và chuyển kết quả nghiên cứu để sử dụng riêng hoặc thậm chí chuyển kết quả đó cho bên kia. Tính nghiêm trọng của vấn đề này không chỉ là bán thông tin tình báo để thu lợi cá nhân mà còn rõ ràng là một nguy cơ an ninh quốc gia.
Về việc Trung tá Tạ của Cục Hàng không Đặc biệt bị kích động nổi loạn và định lái trực thăng đầu hàng Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 11/12 cho biết, trong vụ việc này, quân đội quốc gia và các đơn vị an ninh quốc gia đã nhận được báo cáo nội bộ, phối hợp tiến hành điều tra phản gián và yêu cầu cơ quan tư pháp điều tra, toàn bộ vụ việc đã được kiểm soát nhằm giảm thiểu thiệt hại và tăng cường các biện pháp bảo vệ.
Ông Trương Diên Đình phân tích rằng ĐCSTQ có ba bước để chiếm Đài Loan: Bước đầu tiên, ‘vô số vụ gián điệp’ đã được hiện thực hóa, đây là một cuộc chiến không có tiếng súng. Cựu giám đốc Cục An ninh Quốc gia từng phát biểu tại Viện Lập pháp rằng có khoảng 5.000 điệp viên ĐCSTQ đã xâm nhập Đài Loan: “Có bao nhiêu người đang ẩn nấp trong quân đội quốc gia?” Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “phòng thủ tinh thần” của quân đội quốc gia. Cho dù Bộ Quốc phòng có nỗ lực thế nào để xây dựng quân đội và chuẩn bị cho chiến tranh, các điệp viên Trung Quốc ẩn nấp trong quân đội vẫn hợp tác với ĐCSTQ và rò rỉ thông tin bí mật về vũ khí, chẳng hạn như hiệu suất vũ khí, các thông số hoạt động quan trọng khác, thông tin quân sự, tình trạng triển khai, tất cả đều nằm trong tay ĐCSTQ. Còn quân đội Quốc Dân Đảng thì sao? Còn thông tin gì nữa? Nếu xảy ra chiến tranh, sẽ không thể thực hiện được chức năng chiến đấu trên chiến trường tàn khốc.
Bước thứ hai là ‘kích động nổi loạn’. Ông Trương Diên Đình cho biết, chiếc trực thăng CH-47SD ‘Chinook’ do Trung tá Tạ lái là máy bay sứ mệnh được Quân đội Quốc gia phái đi treo quốc kỳ khổng lồ nhân Ngày Quốc khánh của nước Trung Hoa Dân quốc. Nếu anh ta được phép lái chiếc trực thăng ‘Chinook’, vốn là máy bay chính của quân đội Hoa Kỳ, để đào tẩu sang Trung Quốc thì đó sẽ trở thành một vụ bê bối quốc tế lớn. Nhưng đây không phải là trường hợp cá biệt, trong số 10 người bị Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao điều tra, truy tố, có cả quân nhân tại ngũ bị xúi giục quay video cảnh người dân bị kích động nổi dậy, bày tỏ lòng trung thành với chính quyền ĐCSTQ. Bộ Quốc phòng cần đề phòng bất kỳ binh sĩ tại ngũ nào đào tẩu sang Trung Quốc.
Liên quan đến việc truy tố những quân nhân tại ngũ bị xúi giục quay video đầu hàng ĐCSTQ, Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 28/11 tuyên bố rằng hoạt động tìm kiếm tình báo của ĐCSTQ ở Đài Loan đang diễn ra khắp nơi. Hầu hết các vụ gián điệp của Trung Quốc được điều tra trong những năm gần đây đều do cán bộ, chiến sĩ chủ động báo cáo, quân đội quốc gia sẽ tiếp tục kiểm tra nghiêm ngặt việc bảo mật thông tin, điều tra các tình huống đáng ngờ và đảm bảo an ninh chung.
Ông Trương Diên Đình cho rằng lần này ĐCSTQ xúi giục Trung tá Tạ nổi dậy, thực chất là lặp lại những chiêu trò cũ của mình. Ngay từ tháng 2/1949, con tàu mang tên số hiệu Trùng Khánh dưới sự chỉ huy của Đại úy Đặng Triệu Tường đã đào thoát trong cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCSTQ. Con tàu đó là tàu khu trục lớn nhất mà Anh cung cấp cho Trung Hoa Dân Quốc sau chiến tranh, kết quả Đại úy Đặng Triệu Tường bị Tất Trọng Viễn, một thành viên tổ chức ngầm của ĐCSTQ kích phản, nên tàu “Trùng Khánh” đã đi về phía bắc từ Thượng Hải đến cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông khu vực do ĐCSTQ kiểm soát để đầu hàng. Ngay lúc đó Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho máy bay chiến đấu bay đến Thanh Đảo cho nổ tàu và đánh chìm, nếu không tinh thần toàn quân sẽ hỗn loạn, tổn thất không thể vãn hồi.
Bước thứ ba là ‘nổi dậy trước trận chiến’. Ông Đình cho biết, vào tháng 3 năm nay, một số binh sĩ ở Kim Môn đã bị xúi giục nổi dậy và bơi từ tiền tuyến sang bờ bên kia, sau đó xảy ra vụ việc Cục Hàng không Quân đội đặc biệt Đài Loan bị ĐCSTQ kích phản, khiến nhiều người lo ngại rằng ĐCSTQ đang kích phản chống lại Lực lượng Không quân Đài Loan hoặc các quân nhân tại ngũ Hải quân lái máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến gia nhập ĐCSTQ.
Ông Trương Diên Đình nhắc lại rằng, năm đó Trung Hoa Dân quốc thất thủ trong tay ĐCSTQ nguyên nhân là do có quá nhiều tướng lĩnh Quốc Dân đảng bị ĐCSTQ đưa vào ‘cột thứ năm’ hay còn gọi là ‘gián điệp’, khiến Quân đội Cộng sản nắm vững kế hoạch tác chiến và cách triển khai của Quân đội Quốc gia Đài Loan. Sau đó ‘cột thứ năm’ nổi dậy và hợp tác với quân đội Cộng sản trong và ngoài, cuối cùng Trung Hoa Dân quốc bị ĐCSTQ soán ngôi.
Bài học từ lịch sử
Ông Trương Diên Đình, giáo sư tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa, cho biết dựa trên lịch sử chiến tranh của Trung Hoa Dân Quốc, trận chiến lớn nhất trong cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc là Trận Từ Bạng bắt đầu vào ngày 6/11/1948. Khi đó, Quân đội Quốc dân Đảng có 800.000 quân, được trang bị quân trang của Mỹ, trong khi Quân đội Cộng sản Trung Quốc chỉ có hơn 600.000 quân. Tuy nhiên, gián điệp của Cộng sản đã ẩn nấp trong các cấp lãnh đạo cao nhất của quân đội Quốc Dân Đảng và trong các cơ quan tác chiến quan trọng, nên kế hoạch ‘Từ Châu tiễu tổng’ đã được quân đội Cộng sản nắm bắt hoàn toàn, giúp ĐCSTQ triển khai trước các lực lượng cần thiết tại những vị trí chiến lược thuận lợi. Quân đội Quốc Dân đảng rơi vào tình thế bất lợi do sự hoạt động lén lút của địch và trước tình thế bất lợi, toàn bộ đội quân 800.000 quân bị tiêu diệt cũng khiến Tưởng Giới Thạch mất hoàn toàn lòng tin đối với Mỹ.
Ông Trương Diên Đình cho rằng điều tương tự cũng xảy ra trong trận Hải Nam vào tháng 3/1950. Quân Quốc Dân Đảng có lợi thế hơn 100.000 quân còn quân Cộng sản ở thế bất lợi. Quân thua, đảo Hải Nam thất thủ. Sự sụp đổ nhanh chóng của Quốc Dân đảng là do sự thất bại trong các nỗ lực bí mật và chống gián điệp, cũng như vấn đề lòng trung thành của các cán bộ quân sự quan trọng của quân đội quốc gia, nếu ĐCSTQ xâm nhập và thu được thông tin tình báo thì có thể đánh bại cuộc chiến. Vũ khí và trang bị của Mỹ dù tốt đến đâu cũng không giúp ích được gì. Ông Đình chỉ ra rằng ĐCSTQ luôn muốn sáp nhập Đài Loan, người dân Trung Quốc phải ghi nhớ bài học về cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCSTQ và không để lịch sử bi thảm lặp lại.
Đài Loan phải quyết tâm diệt trừ đội quân gián điệp Trung Quốc đang ẩn náu
Ông Trương Diên Đình cho biết, hơn 30 năm quan hệ giữa hai eo biển và sự phổ biến của nhiều phương tiện truyền thông xã hội khác nhau đã giúp mọi người giao tiếp với nhau thuận tiện hơn, đồng thời cũng giúp ĐCSTQ xâm nhập Đài Loan dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã thực hiện nhiều hoạt động quân sự chống lại Đài Loan, và các hoạt động xâm nhập bí mật cũng như tìm kiếm tình báo rất khó bị phát hiện và ngăn chặn. Hiện tại, những phi công như Trung tá Tạ đang được đối xử ở cấp độ cao nhất trong quân đội, họ nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ đất nước, có khả năng sẽ bị ĐCSTQ nhắm tới. Có thể thấy, phương pháp tuyển dụng nhân sự và tình báo của ĐCSTQ đối với Đài Loan đã vượt quá sức tưởng tượng của mọi người, và quân đội Đài Loan không thể xem nhẹ.
Ông Đình nhấn mạnh rằng “quân đội quốc gia Đài Loan không biết nên trung thành với Trung Hoa Dân Quốc hay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, điều này rất nguy hiểm”. Kế hoạch tăng cường “phòng thủ tinh thần” của quân đội phải bắt đầu bằng giáo dục lòng yêu nước chống ĐCSTQ, để mỗi người lính phải được trang bị võ đạo và liêm chính, phải trung thành với Trung Hoa Dân Quốc từ tận đáy lòng. Việc đánh giá đạo đức quân sự của quân nhân và giáo dục an ninh chống ĐCSTQ để không bị dụ dỗ. Hơn nữa, trước hình thức chiến tranh tình báo và chiến tranh gián điệp mới của ĐCSTQ, các tổ chức và hành động phản gián của quân đội quốc gia Đài Loan phải nhanh chóng được điều chỉnh, và những người phản gián sẽ phải chịu những bản án nặng nề. Ông kêu gọi Bộ Quốc phòng Đài Loan quyết tâm loại bỏ các gián điệp Trung Quốc ẩn náu trong quân đội để bảo vệ Đài Loan.
Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch