Ninh Tâm
Kể từ khi bắt đầu bước vào năm Thìn, những vụ giết người tàn ác đã thường xuyên xảy ra trên khắp Trung Quốc, phản ánh mức độ thù địch cao độ đang diễn ra ở xã hội Trung Quốc. Các nhà bình luận cho rằng hiện tượng này phản ánh Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng đạo đức xã hội nghiêm trọng và khủng hoảng về quản lý xã hội ngoài tầm kiểm soát; đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống chính quyền toàn trị đã đi đến giai đoạn cuối.
Những vụ giết người cực đoan xảy ra thường xuyên
Ngày 9/2, vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán, một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra ở làng Trạch Khoa, huyện Cư, thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, khiến 21 người thiệt mạng. Sau đó, các vụ giết người tiếp tục xảy ra khắp Trung Quốc.
Vụ xả súng giết người ở huyện Cư có thể được coi là vụ giết người lớn nhất trong những năm gần đây, gây chấn động cả trong và ngoài nước. Một người đàn ông vừa ra tù cùng với một số tù nhân đã bắn chết người trong khi dân làng đang đốt pháo trong đêm giao thừa, rồi ngày hôm sau quay lại để thực hiện hành vi giết người lần nữa. Theo người dân địa phương, đêm hôm đó có 11 người trong 5 gia đình thiệt mạng, sáng ngày mùng một đầu năm mới có 10 người khác thiệt mạng, tổng cộng trong làng có 21 người thiệt mạng và 20 người bị thương.
Vì chính quyền Trung Quốc phong tỏa thông tin nên thông tin cụ thể về cơ bản chỉ dựa vào truyền miệng. Về động cơ của kẻ sát nhân cũng có nhiều ý kiến khác nhau, dù ở phiên bản nào thì cũng có một điểm chung: hắn bị vu oan và phải vào tù, sau khi ra tù tìm cách trả thù.
Ngay sau đó, các vụ giết người tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi.
Ngày 14/2 xảy ra vụ án mạng ở làng Dân Phong, huyện Động Khẩu, thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, con rể về nhà bố mẹ vợ chúc Tết rồi chém chết bố vợ. Mẹ vợ và 3 người khác bị thương nặng. Người thân tiết lộ, con rể thường xuyên bạo hành vợ, lần trước bạo lực gia đình khiến vợ gãy vài chiếc xương sườn, gia đình nhà vợ luôn muốn con gái ly hôn nhưng người đàn ông không đồng ý. Nghi phạm đã bỏ trốn sau khi gây án.
Cùng ngày, một vụ án mạng cũng xảy ra tại Quốc lộ K868+450 thuộc khu Hạ Xuyên Khẩu của Công ty Truyền tải khí Sát Ninh Lan Châu ở huyện Dân Hà, tỉnh Thanh Hải. Kẻ sát nhân 33 tuổi là Diệp Tuấn Minh đã giết vợ vì cãi nhau, sau đó bỏ trốn.
Vào lúc 16 giờ ngày 15/2, vụ đâm dao xảy ra tại một khu dân cư cũ trên đường Trà Đình Bắc đối diện với phố Thời Đại Thiên ở Đại Bình, quận Du Trung, Trùng Khánh, khiến 3 người bị thương. Theo tin từ báo chí, một người đàn ông dùng dao đâm 3 người, trong đó có ông nội và cháu trai, đứa nhỏ nhất mới 4 tuổi, vết thương của 3 người đều tập trung ở vùng mặt. Kẻ sát nhân là một người đàn ông trung niên đeo kính, là hàng xóm cùng tầng với người bị chém. Hôm xảy ra vụ việc, hung thủ tìm thấy một túi rác ở hành lang nên gõ cửa hỏi có phải gia đình bị thương đã bỏ rác ở ngoài hành lang không, người bị thương phủ nhận nhưng hung thủ không tin, hai bên không tin nên cãi nhau rồi dẫn đến án mạng.
Vào ngày 16/2, một vụ án mạng xảy ra ở thị trấn Trần Gia Hà, huyện Tang Thực, tỉnh Hồ Nam, kẻ sát nhân 51 tuổi đã bị bắt vào ngày 20/2. Không có lời giải thích nào về động cơ gây án.
Vào ngày 17/2, một vụ án mạng lớn xảy ra ở thị trấn Mã Phường, huyện Yên Lăng, tỉnh Hà Nam, kẻ sát nhân đã dùng thiết bị phun lửa để gây án. Hắn “giết người và đốt tất cả những gì hắn nhìn thấy. Trẻ em, phụ nữ mang thai và người già đều không tha”. Sáu người bị thương, trong đó có hai người đang điều trị ICU và một phụ nữ mang thai bị sẩy thai. Ngày 19/2, kẻ sát nhân đã bị bắt tại thành phố Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc. Kẻ sát nhân và gia đình nạn nhân là họ hàng xa, trước đây họ từng có mâu thuẫn về một số vấn đề.
Tối 17/2, vụ án mạng xảy ra ở thị trấn La Đông, thành phố Nam An, Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, khiến một gia đình ba người thiệt mạng. Kẻ sát nhân là một người đàn ông vừa mới ra tù. Có tin đồn rằng người phụ nữ là nạn nhân đã lừa gạt người đàn ông đó 150.000 nhân dân tệ (khoảng 20.000 USD), sau đó tìm cách đưa tống người đàn ông kia vào tù, người này đã trả thù khi ra tù.
Vào ngày 20/2, một giáo viên trường tiểu học trung tâm thị trấn Khê Đầu, huyện Dương Tây, thành phố Dương Giang, tỉnh Quảng Đông đã đâm chết một người. Truyền thông Trung Quốc đưa tin một người thiệt mạng và một người bị thương trong vụ việc, điều này rất khác với thông báo của chính quyền rằng không có ai thiệt mạng. Hai nạn nhân đều là nhân viên đòi nợ của ngân hàng.
Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa nhiều thông tin. Những vụ án được tiết lộ này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chi tiết về vụ việc cũng như động cơ giết người không thể thấy trong thông tin chính thức, tất cả đều dựa vào những tin đồn hoặc các cuộc phỏng vấn. Từ những vụ án độc ác này, chúng ta có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của sự thù địch trong xã hội Trung Quốc.
Khủng hoảng đạo đức trong xã hội Trung Quốc
Trước những vụ giết người thường xuyên xảy vào đầu năm ở Trung Quốc, các nhà bình luận nhìn chung cho rằng điều này phơi bày một cách rõ ràng cuộc khủng hoảng đạo đức do bạo lực xã hội gây ra, và đây hậu quả của chế độ độc tài.
Ông Lại Kiện Bình, cựu luật sư Bắc Kinh và Chủ tịch Mặt trận Dân chủ Canada, nói rằng ở Trung Quốc hiện nay có quá nhiều sự thù địch xã hội, đầy rẫy sự gây hấn lẫn nhau giữa các tầng lớp, sự trả thù cho những bất bình, hoặc một kiểu đấu tranh với một chính quyền mà chỉ bảo vệ quyền lợi của chính quyền, đầy rẫy các vụ giết hại bừa bãi người dân vô tội, bạo lực khủng bố và các hiện tượng khác. Những nhà phân tích cho rằng đó có thể là một cuộc khủng hoảng đạo đức mà chế độ độc tài gây ra.
Ông Lại cho rằng loại thứ nhất là sự phẫn nộ và trả thù của công chúng do chính chế độ hoặc chính quyền làm điều ác gây ra; loại thứ hai là một số mâu thuẫn trong người dân, phần lớn là xung đột dân sự. Hiện tượng xã hội này cần phải hiểu rõ hơn từ hệ thống chính trị. Vấn đề đạo đức của những nhóm yếu thế gây ra những tranh chấp dân sự, giết người như vậy thực ra có mối liên hệ chặt chẽ với chính trị. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, họ nên đổ lỗi cho chính quyền, thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ của Trung Quốc và thay đổi hệ thống xã hội, khi đó, chuẩn mực đạo đức của một xã hội mới được nâng cao.
Ông Lại cũng nhấn mạnh rằng ngoài việc chế độ độc tài Trung Quốc phải gánh chịu trách nhiệm, các chủ thể như công dân và bản thân xã hội cũng có những trách nhiệm tương ứng của riêng mình.
Ông Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận thời sự, cho rằng xã hội Trung Quốc rất bạo lực và chỉ là một triệu chứng. Đằng sau vẻ ngoài này là một thực trạng rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đạo đức xã hội nghiêm trọng và khủng hoảng về quản lý xã hội ngoài tầm kiểm soát. Việc xảy ra hàng loạt vụ án luẩn quẩn bề ngoài có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thực chất chỉ có một nguyên nhân, nguyên nhân sâu xa hơn nằm ở chỗ sự bất công xã hội tích tụ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt đã đến mức nghiêm trọng. Mâu thuẫn này trực tiếp gây ra bởi sự phân cực nghiêm trọng trong phân phối của cải xã hội và sự thiếu công bằng đối với những khiếu nại của người dân.
Đặc biệt, sự tồn tại của một lượng lớn các yếu tố bất công trong tư pháp, việc bình thường hóa giữa quyền lực và tiền bạc để đàn áp kẻ yếu, tình trạng tham nhũng toàn diện trong hệ thống quản trị cơ sở của chính quyền Trung Quốc đã khiến một bộ phận lớn người dân mất niềm tin cơ bản vào chính quyền và cơ quan tư pháp. Vì vậy, khi gặp phải xung đột khó giải quyết, điều đầu tiên người ta thường nghĩ đến không phải là tìm đến kênh pháp lý hay hành chính mà là lựa chọn trút giận bằng cách ‘chết thì cùng chết’, bởi nhiều người cảm thấy không còn cách nào khác ngoại trừ việc tàn sát.
Ông Đường Tĩnh Viễn cũng cho rằng, từ một khía cạnh, nó phản ánh bộ máy quan liêu của chính quyền Trung Quốc trên thực tế đã ở trong tình trạng tê liệt trong việc quản lý toàn xã hội, nó không những không giải quyết được các vấn đề xã hội mà còn trở thành kẻ tạo ra những vấn nạn xã hội. Các trường hợp trả thù xã hội ác độc xảy ra thường xuyên, tác động lớn nhất là có thể gây ra hiệu ứng bắt chước, vì sự đàn áp và bất công của chính quyền lan rộng nên có thể gây ra những vụ việc tương tự tạo thành phản ứng dây chuyền, cuối cùng khiến dư luận tập trung vào những xung đột trong hệ thống chính quyền. Đây là phương thức hoạt động của một hệ thống chính trị mà đã đến giai đoạn cuối.
Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch