Nguyên nhân nào khiến Trung Quốc hủy họp báo của Thủ tướng?

Chương Thiên Lượng

Nguyên nhân nào khiến Trung Quốc hủy họp báo của Thủ tướng?
Thủ tướng Trung Quốc – Lý Cường trong kỳ họp Lưỡng Hội năm 2024. Ảnh chụp màn hình từ video kênh Youtube của CCTV.

Ngày 4/3, Trung Quốc tổ chức kỳ họp Lưỡng Hội. Thông thường thì Nhân Đại (Quốc hội) mở họp muộn hơn Chính Hiệp (Mặt trận Tổ quốc) một ngày, cho nên ngày 5/3 mới mở kỳ họp chính thức của Quốc hội.

Vào ngày 4/3, trong cuộc họp dự bị của Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội là ông Lâu Cần Kiệm với tư cách người phát ngôn đã tuyên bố một tin tức gây bất ngờ cho ngoại giới, đó là không tổ chức họp báo cho Thủ tướng sau khi bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14.

Trong tuyên bố, ông Lâu Cần Kiệm nói thêm rằng: ‘Nếu không phải tình huống đặc biệt thì những năm về sau sẽ không có họp báo cho Thủ tướng’. Điều này nghĩa là thông lệ hơn 30 năm của Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP) đó là ‘Thủ tướng gặp gỡ báo chí sau kỳ họp quốc hội’ đột nhiên sẽ kết thúc.

Cuộc họp báo của Thủ tướng Trung Quốc là cửa sổ thông tin duy nhất mà ngoại giới có thấy/đoán được những công việc của chính phủ Trung Quốc, nhưng hiện nay đã bị ông Tập Cận Bình đóng lại.

Ngoại giới sẽ thắc mắc rằng: Liệu ông Lý Cường chủ động hay là bị ông Tập Cận Bình ép phải huỷ cuộc họp?

Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 5/3, nhà bình luận các vấn đề thời sự – Giáo sư Chương Thiên Lượng đã nhìn nhận vấn đề này như sau.

Theo báo cáo của tờ ‘Liên hợp Buổi sáng’ của Singapore, thành viên của Chính Hiệp là Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ là ông Tạ Phong (thông thường Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ hưởng đãi ngộ cấp phó quốc gia) hơi ‘choáng váng’ khi nhận phỏng vấn. Sau đó, ông Tạ Phong nói thêm rằng: ‘Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này’.

Cũng có một thành viên của Chính Hiệp là thành viên của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông là ông Hoàng Cẩm Huy khi nhận phỏng vấn cũng có chút bối rối. Ông Hoàng Cẩm Huy thậm chí còn hỏi lại: ‘Sẽ không có họp báo Thủ tướng sao?’. Ông suy nghĩ một lúc rồi nói thêm: ‘Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, có lẽ nên nói rõ (nguyên nhân không mở họp báo) thì tốt hơn’.

Phía Trung Quốc rốt cuộc giải thích điều này như thế nào? Ông Lâu Cần Kiệm nói rằng: ‘Thủ tướng Lý Cường sẽ báo cáo công tác của chính phủ, Uỷ ban Cải cách Phát triển Quốc gia và Bộ Tài chính. Sau đó, báo cáo kế hoạch sẽ được trình lên Đại hội, và báo cáo ngân sách sẽ nói những điều xã hội đang quan tâm. Trong ba báo cáo trên đều có câu trả lời cụ thể. Sau khi được Đại hội thông qua, ba báo cáo trên sẽ được công bố ra xã hội cho truyền thông và công chúng thuận tiện liễu giải những nội dung liên quan.

Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, lời giải thích này không hợp lý, bởi vì ba báo cáo này đều công bố mỗi năm, cho nên không thể lấy lý do này để huỷ họp báo của Thủ tướng.

Tiếp theo, ông Lâu Cần Kiệm nói thêm: ‘Đồng thời, trung tâm tin tức của Đại hội sẽ tăng cường họp báo cho Bộ trưởng và tăng số lượng người tham dự, yêu cầu các đồng chí chịu trách nhiệm chính của các bộ/ngành liên quan của Quốc vụ viện phải giải đáp các chủ đề về ngoại giao, kinh tế, dân sinh… cho các phóng viên trong và ngoài nước, toàn quyền giải thích việc thi hành những chính sách liên quan. Đối với những vấn đề xã hội đang quan tâm, (những người chịu trách nhiệm chính) phải tiến hành giải thích rõ và sâu’.

Cách giải thích này có ý từ chối trả lời trực tiếp, hoặc là tình hình chính trị ở cấp cao của Trung Quốc hiện nay là vô cùng bất thường.

Bởi vì cuộc phỏng vấn giữa nhà báo và các Bộ trưởng không phát sóng trực tiếp, hơn nữa chỉ là đưa các vấn đề trong công tác cụ thể. Nhưng cuộc phỏng vấn với Thủ tướng liên quan đến giải thích báo cáo công tác của chính phủ, bao gồm cả việc Thủ tướng đứng tại góc độ lãnh đạo quốc gia (từ tầng diện quốc gia) mà thuyết minh những quy hoạch trong tương lai. Mà điều này thì Bộ trưởng không thể làm được. Bộ trưởng chỉ có những mảng thông tin nhỏ, còn Thủ tướng ở bên trên mới thấy được bức tranh toàn cảnh, từ đó mới nói rõ quy hoạch tổng thể của quốc gia. Cho nên việc mở họp báo cho Bộ trưởng không thể thay thế việc mở họp báo cho Thủ tướng.

Mặt khác, tình hình chính trị ở cấp cao hiện nay của Trung Quốc là vô cùng bất thường.

Chúng ta biết rằng, Thủ tướng Chính phủ tương đương với Thủ phụ (首輔: người phụ tá hàng đầu, người đứng đầu) Nội các của triều Minh, sau đó các Bộ trưởng tương đương với Lục Bộ Thượng thư ở bên dưới. Sở dĩ Giáo sư Chương lấy ví dụ về triều Minh là vì khi triều Minh vừa mới khai quốc đã xảy ra một đại án vô cùng lớn, ảnh hưởng của vụ án này lan rộng đến cả hai triều Minh – Thanh.

Sau khi Chu Nguyên Chương làm Hoàng đế (niên hiệu của Chu Nguyên Chương là Hồng Vũ – 洪武). Vào năm Hồng Vũ thứ 13 đã xảy ra vụ án là ‘Hồ Vi Dung án’, đây là vụ án đầu tiên trong ‘Minh sơ tứ đại án’ (4 vụ án lớn đầu triều Minh). Địa vị của Hồ Vi Dung là Thừa tướng, tương đương với địa vị Thủ tướng Chính phủ của ông Lý Cường.

Bối cảnh khi đó là có người báo cáo Thừa tướng Hồ Vi Dung mưu phản, thế là Chu Nguyên Chương đã dùng Hồ Vi Dung làm bước đột phá, điều tra mười mấy năm, dựng tội cho mấy vạn người liên quan đến ‘Hồ Vi Dung án’, sau đó chém đầu toàn bộ. Chỉ riêng ‘Hồ Vi Dung án’ đã giết hơn 30 nghìn người.

Sau khi giết Hồ Vi Dung, Chu Nguyên Chương phế bỏ chức Thừa tướng, sau đó Lục Bộ Thượng thư trực tiếp báo cáo lên Chu Nguyên Chương.

Trước triều Minh, bao gồm cả trước vụ án Hồ Vi Dung, thứ tự hành chính của Trung Quốc là Hoàng đế, dưới Hoàng đế là Thừa tướng, dưới Thừa tướng là Lục Bộ Thượng thư. Lục Bộ Thượng thư chịu trách nhiệm với Thừa tướng, còn Thừa tướng chịu trách nhiệm với Hoàng đế. Chu Nguyên Chương thông qua vụ án Hồ Vi Dung mà phế bỏ vị trí Thừa tướng, sau đó để Lục Bộ Thượng thư trực tiếp báo cáo lên mình.

Hiện nay ở Trung Quốc thì ông Tập Cận Bình ở trên, dưới ông Tập Cận Bình là ông Lý Cường, dưới ông Lý Cường là các Bộ trưởng. Mà ông Lâu Cần Kiệm dường như ám chỉ rằng, Lý Cường đã bị ‘phế’ chức Thủ tướng Chính phủ (giống như Chu Nguyên Chương phế chức Thừa tướng sau vụ án Hồ Vi Dung), nhưng trên danh nghĩa ông Lý Cường vẫn là Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trong lời của ông Lâu Cần Kiệm thì ‘họp báo với ông Lý Cường không có tác dụng, mà hãy để các Bộ trưởng trực tiếp báo cáo lên ông Tập Cận Bình’.

Điều này một mặt xác thực là phù hợp với tình trạng quyền lực của ông Lý Cường ‘không ngừng bị làm suy yếu’, đồng thời cũng là một sự vũ nhục đối với ông Lý Cường.

Mỗi lần sau kỳ họp quốc hội, lãnh đạo Trung Quốc thường gặp truyền thông. Nhưng lúc đầu không phải là ‘ký giả hội’ (記者會: họp báo) mà là ‘tửu hội’ (酒會: tiệc rượu).

Sau Đại hội đảng lần thứ 13, Tổng bí thư ĐCSTQ khi đó là Triệu Tử Dương đã tổ chức một tiệc rượu như thế. Khi đó là vào năm 1987, Triệu Tử Dương đã là Tổng bí thư, ông cầm ly rượu trong tay đi một vòng nói chuyện với các phóng viên. Triệu Tử Dương xác thực là rất có trình độ và tư tưởng. Thời ấy, Triệu Tử Dương lấy tư cách là Tổng bí thư để tổ chức một buổi tiệc rượu để nhận phỏng vấn.

Sau này vào năm 1991, khi Lý Bằng trở thành Thủ tướng, sau kỳ họp quốc hội ông cũng muốn gặp truyền thông. Bởi vì vào năm 1989 xảy ra sự kiện Lục Tứ, cho nên năm 1990, Trung Quốc đã không tổ chức họp báo cho Thủ tướng sau kỳ họp quốc hội. Đến năm 1991, sau khi Lục Tứ đã qua gần hai năm, Lý Bằng mới muốn gặp phóng viên.

Thế là sau kỳ họp quốc hội năm 1991, Trung Quốc đã tổ chức họp báo cho Thủ tướng. Lý Bằng cho rằng buổi họp báo rất thành công. Từ đó trở đi việc này đã trở thành một thông lệ, đó là sau kỳ họp quốc hội sẽ tổ chức họp báo cho Thủ tướng. Hơn nữa, mỗi lần Thủ tướng Chính phủ họp báo ngay sau khi nhậm chức thì đó là thời khắc huy hoàng nhất của nhiệm kỳ Thủ tướng.

Vào tháng 3/1998, người được mệnh danh là Tể tướng ‘máu sắt’ là ông Chu Dung Cơ, sau khi nhậm chức Thủ tướng đã nói một đoạn lời này trong cuộc họp báo: ‘Dù phía trước là địa lôi trận (bãi mìn) hay là vực sâu vạn trượng, tôi nhất vãng vô tiền (一往無前: tiến về phía trước), nghĩa vô phản cố (義無反顧: vì nghĩa không quay đầu), cúc cung tận tuỵ, đến chết mới thôi’. Khi đó ông Chu Dung Cơ nói về việc chống tham nhũng hủ bại, ông nói ‘chuẩn bị 100 cái quan tài, 99 cái cho tham quan, còn 1 cái cho tôi’.

Giáo sư Chương nói, hiện tại ‘100 cái quan tài’ của Chu Dung Cơ là không nhét đủ, bởi vì hiện nay là hủ bại toàn diện.

Những lời ông Chu Dung Cơ nói khi đó dường như rất có cảm tình, rất có sức hấp dẫn.

Còn nói về Thủ tướng Ôn Gia Bảo, buổi họp báo khi ông Ôn Gia Bảo rời nhiệm sở cũng để lại ấn tượng rất sâu. Khi đó, một phóng viên của Reuters có hỏi về sự kiện Bạc Hy Lai, ông Ôn Gia Bảo sau khi nhắc đến Bạc Hy Lai đã cảnh báo rằng: ‘Phải cảnh giác sự quay trở lại của cách mạng văn hoá (CMVH). Chỉ có cải cách kinh tế mà không có cải cách chính trị thì sẽ không làm được thành quả của cải cách kinh tế, chính là cái được chẳng bõ cho cái mất’.

Cho nên trong cuộc họp báo cuối cùng, ông Ôn Gia Bảo cảnh báo sự quay lại của CMVH. Ông Ôn Gia Bảo còn đọc thơ của Lâm Tắc Từ (một vị quan thời nhà Thanh):

Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ
Khởi nhân họa phúc tị xu chi

Nguyên văn Hán tự:

苟利國家生死以
豈因禍福避趨之

Tạm dịch:

Nếu lợi quốc gia, sinh tử dốc
Há vì phúc hoạ, trốn tránh ư?

Những việc này để lại ấn tượng rất sâu trong lòng mọi người.

Còn nói về Thủ tướng Lý Khắc Cường, vào năm 2020, ông Lý Khắc Cường nói: ‘Trung Quốc có 600 triệu người có thu nhập dưới 1000 NDT/tháng (khoảng 3 triệu đồng/tháng)’. Lúc đó mọi người rất chấn động, bởi vì ông Tập Cận Bình giảng về ‘xã hội tiểu khang’ (xã hội hài hoà mà Khổng Tử giảng), xoá đói giảm nghèo, v.v. Ông Lý Khắc Cường tương đương với việc nói một đoạn lời thật.

Do đó, dù là Triệu Tử Dương, Lý Bằng (mặc dù nói lắp), Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường… thì biểu hiện của họ trong cuộc họp báo đều lưu lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.

Vào tháng 3 năm ngoái – 2023, ông Lý Cường nhậm chức Thủ tướng Chính phủ. Vẫn theo thông lệ, ông Lý Cường đã tổ chức một cuộc họp báo. Tuy rằng không có chỗ nổi bật nhưng cũng đã hoàn thành được lần đầu ra mắt và tiếp nhận câu hỏi của báo giới. Từ phương diện năng lực cho thấy, việc ông Lý Cường có thể mở họp báo là không thành vấn đề, ông cũng không cần xem ‘tài liệu nhỏ’ khi nhận phỏng vấn. Lý Cường không phải là sợ phóng viên hỏi nên mới huỷ cuộc họp báo sau kỳ họp quốc hội.

Hơn nữa, chúng ta biết rằng, những cuộc họp báo như thế này thì ai đưa câu hỏi, hỏi vấn đề gì… đều đã được sắp xếp trước đó. Những phóng viên trong trường này cũng không dám hỏi những câu hỏi hóc búa, nếu không thì hãng thông tấn đó sẽ ‘dừng’ làm việc ở Trung Quốc.

Việc huỷ họp báo Thủ tướng, nếu không phải do năng lực của ông Lý Cường thì rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? Ông Lý Cường chủ động huỷ để giữ thể diện cho ông Tập Cận Bình, hay là do ông Tập Cận Bình đố kỵ với năng lực của ông Lý Cường, nên ông Tập chủ động huỷ? Ông Lý Cường chủ động hay là bị động?

Giáo sư Chương nhìn nhận, kỳ thực những suy đoán này đã không có quá nhiều ý nghĩa. Cho dù ông Lý Cường chủ động thì ông ấy khẳng định sẽ không thể huỷ họp báo. Ông Lý Cường có thể thăm dò ý định của ông Tập Cận Bình, ông Lý Cường cảm thấy ông Tập Cận Bình không thích ông Lý Cường mở họp, cho nên ông Lý Cường có thể đã chủ động đề xuất huỷ họp báo với ông Tập. Nhưng nếu ông Tập không phê chuẩn thì cuộc họp báo không thể huỷ. Cho nên nói tóm lại, ông Tập Cận Bình muốn huỷ cuộc họp báo của Thủ tướng, ông Lý Cường chỉ là ‘chủ động đề xuất’, còn người đưa ra quyết định vẫn là ông Tập Cận Bình.

Có người giải thích rằng, ông Tập Cận Bình huỷ họp báo là không muốn thấy ông Lý Cường nổi hơn mình, nhưng Giáo sư Chương cho rằng, sự việc không đơn giản như vậy.

Giáo sư Chương nhìn nhận, việc huỷ họp báo của Thủ tướng có nghĩa là: Từ nay về sau sẽ không có ‘tin tốt’ nữa từ Trung Quốc.

Trong các cuộc họp báo trước đây, Thủ tướng thường trình bày kế hoạch phát triển kinh tế trong tương lai để cổ vũ mọi người, cho mọi người tín tâm đối với nền kinh tế Trung Quốc, thông qua họp báo mà có thể truyền những tin tốt ra ngoài, kể những câu chuyện tốt về Trung Quốc, v.v.

Mặc dù không nói thẳng là kể những câu chuyện tốt về Trung Quốc, nhưng sau khi Thủ tướng báo cáo công tác chính phủ thì sẽ đưa ra những con số mang tính cổ vũ như là ‘kinh tế tăng trưởng 10%, 8%, v.v.’. Sau đó thông qua họp báo mà truyền những thông tin này ra ngoài.

Bởi vì trong mấy chục năm trước đây, từ năm 1988, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, cho nên mỗi năm đều muốn nói những tin tốt đó cho mọi người. Nhưng hiện nay cái gì cũng kết thúc. Ông Tập Cận Bình làm gì cũng dang dở, đã biến kinh tế Trung Quốc thành một đống đổ nát. Cho nên nếu mở họp báo mà nói về tin tốt thì người ta sẽ cho rằng Trung Quốc đang nói dối. Vào tháng Một năm nay – 2024, ở diễn đàn Davos (Thuỵ Sĩ), ông Lý Cường nói kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 tăng trưởng 5,2% thì không một ai tin. Mọi người đang cười nhạo là con số đó đến từ đâu.

Cho nên khi không có tin tốt thì chi bằng không mở họp báo. Giáo sư Chương cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng khiến Trung Quốc huỷ cuộc họp báo cho Thủ tướng.

Việc Thủ tướng gặp phóng viên vốn dĩ là một điểm quan sát duy nhất đối với ‘hộp đen’ chính trị của Trung Quốc. Khi mọi người xem câu trả lời của Thủ tướng, từ nội dung, khẩu khí đến cảm xúc, họ có thể kiểm nghiệm được mức độ thành thục của Thủ tướng đối với các vấn đề của chính phủ. Hiện nay, Trung Quốc đã huỷ họp báo cho Thủ tướng thì đây có thể được xem sự kiện mang tính biểu tượng cho sự kết thúc cải cách mở cửa.

Thuần Phong biên dịch

Related posts