Stu Cvrk
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và G7 như nước với lửa, đó là mối quan hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư bản; chủ nghĩa Trọng thương và thị trường tự do; trộm cắp tài sản trí tuệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Trong nhiều thập kỷ, các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cũng như các nhà đầu tư đa quốc gia đã tài trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc với hy vọng Trung Quốc sẽ cải thiện thái độ hiếu chiến trên trường quốc tế và giảm bớt sự đàn áp đối với các dân tộc thiểu số, giảm hành vi trộm cắp công nghệ và bí mật quân sự, đồng thời giảm việc sử dụng các hoạt động thương mại không công bằng để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Cộng đồng quốc tế kỳ vọng rằng, bằng cách gia nhập các tổ chức tài chính quốc tế và Liên Hợp Quốc, Trung Quốc sẽ thực hiện một số cải cách nội bộ ở một mức độ nào đó và trở thành một xã hội cởi mở và “tự do” hơn. Kỳ vọng này đã bị tiêu khi Trung Quốc tiếp tục lợi dụng việc gia nhập các tổ chức quốc tế để đạt được mục đích riêng của mình.
Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc tham gia vào hoạt động gián điệp, dư thừa năng lực trong ngành sản xuất, tiếp tục trợ cấp nhà nước cho ngành công nghiệp, đã vi phạm lãnh hải và không phận của Đài Loan và tiếp tục thực hành lao động cưỡng bức ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Như một phần của cuộc chiến tranh thông tin đang diễn ra, mỗi khi những hành vi hèn hạ của Trung Quốc bị phơi bày, Trung Quốc thường xuyên lên án những tuyên bố mang tính nguyên tắc của G7.
Nhóm các nước G7
G7 là một tổ chức liên chính phủ bao gồm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới – Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh và Canada.
Các nhà lãnh đạo G7 tổ chức các cuộc họp thường kỳ để thảo luận các vấn đề kinh tế và tiền tệ quốc tế. Chức chủ tịch G7 được luân phiên giữa các quốc gia thành viên. Các nhà lãnh đạo G7 trước đó đã thảo luận các vấn đề chính như khủng hoảng nợ, cấm vận và thiếu hụt dầu mỏ, đại dịch Covid-19 và mối quan hệ của G7 với Trung Quốc.
Ví dụ, vào tháng 12 năm ngoái, G7 đã đưa ra tuyên bố sau sau cuộc họp trực tuyến: “Chúng tôi sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho người lao động và doanh nghiệp của mình. Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết hậu quả của các chính sách và hoạt động phi thị trường của Trung Quốc làm bóp méo nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi sẽ đấu tranh chống lại việc chuyển giao công nghệ bất hợp pháp, rò rỉ dữ liệu và các hoạt động độc hại khác. Chúng ta sẽ xây dựng khả năng phục hồi trước sức ép kinh tế”.
Tuyên bố chú ý nhiều hơn đến các vấn đề như nhân quyền, hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và quân sự hóa Biển Đông. Trong vài năm qua, G7 đã giải quyết những lĩnh vực trọng tâm này bằng nhiều cách khác nhau trong các tuyên bố, và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhanh chóng phản ứng và sử dụng các nhà ngoại giao để thể hiện với sự bất mãn của mình.
Ví dụ, một bài báo của Global Times (Thời báo Toàn cầu), một kênh thông tin của Trung Quốc, vào tháng 10/2023 đã lên án tuyên bố chung của G7 về các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc: “”Các quan chức và nhà phân tích Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc kinh tế của G7, và nói rằng G7 do Mỹ dẫn đầu thực sự đang cố gắng thành lập một nhóm độc quyền gồm các nước giàu để bảo vệ lợi ích của họ trong khi làm suy yếu sự hợp tác và phát triển toàn cầu”.
Trung Quốc liên tục phàn nàn
Trước những sự kiện gần đây, một đoạn trích từ tuyên bố tháng 12 của G7 đặc biệt đáng chú ý: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao và Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự và không tham gia vào các hoạt động làm suy yếu an ninh và sự an toàn của xã hội, sự ổn định, tính toàn vẹn của các thể chế dân chủ và sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta”.
Ngày 23/4, tờ Wall Street Journal đưa tin “Đức đã bắt giữ nghi phạm thứ 4 là điệp viên Trung Quốc trong vòng 24 giờ”. Bài báo dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Đức nói: “Nếu xác nhận rằng các cơ quan tình báo Trung Quốc có gián điệp trong Nghị viện châu Âu, thì những gì đang xảy ra hiện nay là một cuộc tấn công vào nền dân chủ châu Âu từ bên trong”. Nhưng loạt vụ “bắt gián điệp Trung Quốc” này dường như đã đặt dấu chấm than cho tuyên bố của lãnh đạo G7.
Đây chỉ là vụ bắt giữ gián điệp mới nhất ở châu Âu. Như tờ Politico Europe đã đưa tin trước đây, gián điệp Trung Quốc có mặt khắp nơi ở Brussels: “Các cơ quan an ninh Bỉ cho biết có tới 5 nhà báo Trung Quốc làm việc tại Brussels. Một phần ba bị nghi ngờ là tình báo. Trên thực tế, có quá nhiều điệp viên Trung Quốc bị nghi ngờ hoạt động ở Brussels, đến nỗi một số người coi đó là một trò đùa”.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 tổ chức tại Ý vào tháng 4 năm nay đã đưa ra tuyên bố nghiêm khắc về các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc: “Chúng tôi vẫn lo ngại về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm cả Tân Cương và Tây Tạng. Kể từ khi ban hành Luật An ninh Quốc gia năm 2020, sự đa dạng và các quyền chính trị của công dân Hồng Kông đã xấu đi và chúng tôi lo ngại về điều này. Gần đây, việc thông qua Luật về Bảo vệ An ninh Quốc gia theo Điều 23 của Luật Cơ bản sẽ làm suy yếu hơn nữa quyền tự trị, nhân quyền và các tự do cơ bản của Hồng Kông, chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh những lo ngại này.
Ba ngày sau, Thời báo Toàn cầu dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, nói rằng tuyên bố của G7 “cố tình bóp méo sự thật và can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. Ông Uông tiếp tục bóp méo những lời chỉ trích của G7, cho rằng theo Luật An ninh Quốc gia mới, “Hồng Kông đã lập lại trật tự và sẽ phát triển mạnh mẽ, Tân Cương và Tây Tạng có xã hội hài hòa, thịnh vượng và ổn định, và người dân thuộc mọi dân tộc sống hạnh phúc”.
“Lập lại trật tự mang đặc sắc Trung Quốc” rõ ràng có nghĩa là người dân Hong Kong đã mất tự do và dân chủ. Quá trình này đã diễn ra kể từ khi luật được thông qua vào năm 2020, và “thịnh vượng và ổn định mang đặc sắc Trung Quốc” thực chất có nghĩa là sự diệt chủng văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.
Tuyên bố của G7 về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc là hoàn toàn chính xác!
Phần kết
Sự chung sống hòa bình, tiếp tục mở cửa kinh tế và hợp tác do lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy là không phù hợp với thực tế và G7 đã gián tiếp vạch trần những sự thật dựa trên thực tế này.
Ngay cả những nhà quan sát thuộc phe cánh tả vốn có truyền thống thân thiện với Trung Quốc cũng lưu ý đến các hoạt động thương mại hung hãn của Trung Quốc. Người theo chủ nghĩa tân tự do Robert Kuttner đã viết trên tạp chí Prospect số ra ngày 30/4 rằng, trở ngại cho việc “thiết lập quan hệ hữu nghị” với Trung Quốc “là sự tăng cường chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc, đặc biệt là mô hình sản xuất quá mức trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau”.
Ví dụ, ông Kuttner lưu ý rằng “các khoản trợ cấp của chính phủ cho ‘ngành công nghiệp ô tô’, thép và pin sử dụng cho xe điện, bao gồm lãi suất bằng 0 hoặc âm”, dẫn đến xe điện do Trung Quốc sản xuất với chi phí “thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất trên thị trường toàn cầu”.
Kết quả là, trong 3 năm qua, xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần và nguyên nhân trực tiếp là do các hoạt động thương mại không công bằng này. Đây là điều mà Tập Cận Bình gọi là “hợp tác mang đặc sắc Trung Quốc”.
Tương tự như vậy, khi quân đội Trung Quốc triển khai ngày càng nhiều tàu và máy bay xung quanh Đài Loan và tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc sử dụng vòi rồng chống lại các tàu Philippines ở Biển Tây Philippines, các nhà lãnh đạo Đài Loan và Philippines đang học được “chung sống hòa bình với đặc điểm Trung Quốc” nghĩa là gì. Điều này có nghĩa là “chung sống hòa bình” theo điều kiện của chính quyền Trung Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi những cáo buộc của Trung Quốc đối với các tuyên bố công khai của G7 ngày càng bị phớt lờ!
Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch