Viên Minh
Lấy cắp kỹ thuật quân sự nước ngoài, “biến thứ của người thành của mình” vốn xuất hiện ngay sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Thập niên 1960 – 1970. Gần đây, việc lấy cắp kỹ thuật đã thành một chiến lược phát triển quân sự, diễn ra ngày càng mạnh mẽ; trong đó có những thủ đoạn lấy cắp khiến tình báo các nước phải ngạc nhiên, kinh hãi…
Mới đây Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo đã bắt giữ một kỹ sư ở Nam California, người này bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại do chính phủ Hoa Kỳ phát triển, bao gồm cả công nghệ dùng để phát hiện các vụ phóng tên lửa hạt nhân và tên lửa siêu thanh.
Người bị bắt là ông Cung Thần Quang 57 tuổi, cư trú ở San Jose, California. Ông Cung sinh ra ở Trung Quốc và trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 2011. Vậy ông Cung đã đánh cắp công nghệ gì và tại sao ông ta lại muốn đánh cắp những công nghệ này?
Công nghệ vệ tinh hồng ngoại của Mỹ
Theo tài liệu do tòa án công bố, ông Cung Thần Quang làm việc tại công ty bị hại tính từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 4 năm 2023 với vai trò giám đốc thiết kế mạch cho cảm biến hồng ngoại. Ông ta chỉ làm việc được hai tháng, và đã chuyển hơn 3.000 tập tin từ máy tính làm việc sang ba thiết bị lưu trữ cá nhân.
Điều quan trọng nhất là vào ngày 5 tháng 4 năm 2023, ông Cung nhận lời làm việc tại một đối thủ cạnh tranh lớn của công ty bị hại, và trong ba tuần tiếp theo, ông ta đã chuyển hơn 1.800 tài liệu.
Theo cáo trạng, công ty này đã đầu tư hàng chục triệu USD mỗi năm trong hơn 7 năm để phát triển công nghệ này, nếu công nghệ này bị các đối thủ cạnh tranh chiếm được, nó không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Trong số các tài liệu được ông Cung chuyển giao có tài liệu mật về việc phát triển cảm biến hồng ngoại thế hệ tiếp theo. Những cảm biến hồng ngoại này có thể phát hiện các mục tiêu có khả năng quan sát thấp và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của không gian, ngoài điều này ra, ông ta còn chuyển giao bản thiết kế cơ khí của cảm biến.
Các nhân viên điều tra liên bang Mỹ thậm chí còn phát hiện rằng, từ năm 2014 đến năm 2022, khi ông Cung Thần Quang được một số công ty công nghệ lớn ở Hoa Kỳ tuyển dụng, ông ta đã chủ động nộp một lượng lớn đơn đăng ký cho “Kế hoạch Ngàn Nhân tài” của chính phủ Trung Quốc. Tháng 9 năm 2020, Trong đơn đăng ký Kế hoạch Ngàn Nhân tài, ông Cung đã đưa ra ý tưởng phát triển một Thiết bị nhìn đêm có thể được sử dụng trong lĩnh vực kính nhìn xuyên đêm của quân đội. Video trình diễn mà ông ta cung cấp đã sử dụng một mô hình cảm biến và ông Cung đã làm việc cho công ty này từ năm 2015 đến 2019.
Trong một email vào năm 2019, ông Cung nói rằng bản thân ông ta đã mạo hiểm đến Trung Quốc để tham gia kế hoạch nhân tài, vì ông từng làm việc cho một công ty công nghiệp quân sự của Hoa Kỳ, nên ông cho rằng bản thân mình có thể làm chút gì đó để đóng góp vào các mạch tích hợp quân sự cao cấp của Trung Quốc.
Trong hơn mười năm làm việc của mình, ông Cung đã cố gắng đánh cắp bí mật thương mại của nhiều công ty khác nhau và cố gắng giúp Trung Quốc có được công nghệ cao cấp của phương tây.
Công nghệ mà ông Cung cố gắng đánh cắp có những ứng dụng cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo. Khía cạnh này chính xác là điều mà Trung Quốc hiện đang thiếu.
Hoa Kỳ đã phát triển ba thế hệ vệ tinh hồng ngoại cảnh báo sớm
Chúng ta biết rằng Trung Quốc, Nga và Mỹ đều có lượng lớn đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn rất xa và tốc độ rất nhanh, dù là tên lửa Minuteman, tên lửa Trident của Mỹ hay tên lửa Đông Phong-41 của Trung Quốc, tốc độ bay tối đa của nó đều có thể đạt tới hơn Mach 20.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thường được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn bay lên, động cơ bốc cháy và bay ra khỏi tầng khí quyển trong khoảng ba đến năm phút. Sau đó, nó tăng tốc ra ngoài tầng khí quyển và có thể bay hàng nghìn km trong khoảng 25 phút cho đến nửa giờ đồng hồ, rồi đến phía trên mục tiêu. Cuối cùng, nó quay trở lại bầu khí quyển và bắn trúng mục tiêu. Đây là giai đoạn quay lại tầng khí quyển, mất khoảng hai đến ba phút. Cũng chính là nói, một tên lửa xuyên lục địa có tầm bắn hàng chục nghìn km chỉ mất hơn nửa giờ từ khi phóng đến khi bắn trúng mục tiêu cuối cùng.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bay nhanh như vậy, đối với bên phòng thủ mà nói, càng biết sớm động thái của đối phương thì càng có nhiều thời gian để phản ứng, có thể phóng tên lửa để đánh chặn hoặc phóng tên lửa hạt nhân để trả đũa.
Vì vậy cảnh báo sớm là rất quan trọng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng có một vấn đề, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đều được phóng trên lãnh thổ của chính mình, ví như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc thường được phóng ở các khu vực sa mạc Cam Túc và Tân Cương. Do độ cong của Trái đất, nên nhiều radar và thậm chí cả radar tầm xa rất khó nắm bắt được quỹ đạo của tên lửa đang bay lên.
Như thế thì phải làm sao? Nước Mỹ đã nghĩ ra một cách, chính không cần theo dõi dưới đất, mà thay vào đó hãy quan sát từ trên không, đây chính là radar cảnh báo sớm hồng ngoại nổi tiếng ở Mỹ. Nguyên lý nói ra cũng rất đơn giản, chính là trong quá trình tên lửa bay lên, do ma sát mạnh với khí quyển sẽ tạo ra nhiệt độ cực cao, những tín hiệu nguồn nhiệt này có thể được cảm biến hồng ngoại nắm bắt được, như vậy, chỉ cần các vệ tinh trên bầu trời này được trang bị cảm biến hồng ngoại chính xác, chúng có thể theo dõi các tên lửa xuyên lục địa đang bay lên này và đưa ra cảnh báo sớm.
Công nghệ cốt lõi của radar cảnh báo sớm hồng ngoại này là cảm biến hồng ngoại, và những cảm biến hồng ngoại này chính là điều cơ mật bị ông Cung đánh cắp lần này.
Các vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ có thể quét một khu vực đặc định nào đó trên bề mặt Trái đất cứ sau 8 đến 12 giây 1 lần, có thể xác định nguồn hồng ngoại tên lửa trong vòng 50 đến 60 giây, và nhanh chóng gửi thông tin cảnh báo sớm đến Trung tâm chỉ huy phòng không mặt đất. Hệ thống cảnh báo sớm sớm nhất ở Hoa Kỳ được phát triển vào những năm 1960. Dự án đầu tiên có tên là “MIDAS”, tên tiếng Anh đầy đủ là “Hệ thống báo động phòng thủ tên lửa”. Nó bao gồm tổng cộng 12 vệ tinh cảnh báo sớm, những vệ tinh cảnh báo sớm này có thể bao phủ bầu trời lãnh thổ của Nga, nên chỉ cần Nga phóng tên lửa đạn đạo thì Mỹ có thể phát hiện được.
Việc vận dụng thành công hệ thống này đã mang lại lợi ích to lớn cho Hoa Kỳ. Sau đó, vào những năm 1990, một kế hoạch mới đã được phát triển mang tên Kế hoạch Hỗ trợ Quốc phòng (DSP). DSP đã phóng 23 vệ tinh, vệ tinh cuối cùng được phóng vào năm 2007. Quỹ đạo của vệ tinh này ở độ cao 35.900 km, là Quỹ đạo địa đồng bộ, nó vận chuyển đồng bộ với Trái đất và có thể giám sát một khu vực nhất định trên Trái đất mọi lúc.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Hệ thống này đã cung cấp cảnh báo sớm hết sức quan trọng cho Hoa Kỳ. Khi Iraq phóng tên lửa đạn đạo Scud, các thông tin này đã được Hoa Kỳ nhanh chóng chia sẻ với các đồng minh, cho phép Ả Rập Saudi và các nước xung quanh có sự chuẩn bị từ sớm.
Hoa Kỳ hiện đang phát triển công nghệ vệ tinh thế hệ thứ ba. Nhà thầu chính là tập đoàn Lockheed Martin quen thuộc. Chúng ta hãy xem trang web chính thức của nó. Tên của hệ thống mới là Hệ thống Hồng ngoại Dựa trên Không gian (SBIRS). Nó bao gồm tổng cộng 6 vệ tinh. Vệ tinh cuối cùng đã được phóng từ Florida vào ngày 4 tháng 8 năm 2022.
Cho đến nay, Hoa Kỳ đã phát triển ba thế hệ Vệ tinh hồng ngoại cảnh báo sớm.
Ở đây, xin giải thích ngắn gọn tại sao những vệ tinh hồng ngoại cảnh báo sớm này lại có công nghệ cao đến vậy? Chủ yếu là do các vệ tinh cảnh báo sớm này được đặt trên Quỹ đạo địa đồng bộ, gần 36.000 km so với mặt đất, các vệ tinh này vận chuyển đồng bộ với Trái đất và có vai trò giám sát một khu vực nhất định trong thời gian dài. Lấy một ví dụ đơn giản, khi Hoa Kỳ biết căn cứ tên lửa của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc ở Cam Túc và Tân Cương, nên Hoa Kỳ sẽ đặt vệ tinh của mình ở sa mạc Cam Túc và Tân Cương, chỉ cần nơi đây có một xáo trộn nhỏ là có thể quan sát được ngay.
Nhưng có một vấn đề ở đây, chính là Quỹ đạo địa đồng bộ rất cao so với mặt đất, những vệ tinh liên lạc có quỹ đạo thấp mà chúng ta thường gọi là vệ tinh “Starlink” do Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của ông Elon Musk phóng lên, chúng thường ở độ cao từ 200 đến 2.000 km, trong khi Quỹ đạo địa đồng bộ ở độ cao 36.000 km. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn muốn nhìn thấy một tên lửa có đường kính chỉ vài mét ở khoảng cách 36.000 km, thì hàm lượng công nghệ của bạn phải cao đến mức nào, và độ nhạy bén của bạn phải cao đến mức nào. Ví dụ: khoảng cách đường thẳng từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ chỉ là 14.000 km, nói cách khác, nếu bạn phải nhìn rõ một tên lửa có đường kính chỉ vài mét từ khoảng cách gấp đôi từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, bạn sẽ biết rằng một cảm biến hồng ngoại như vậy đòi hỏi khả năng công nghệ rất cao.
Hoa Kỳ đã có công nghệ như vậy vào những năm 1960. Trong 50 năm qua, nước này đã không ngừng phát triển, không ngừng hoàn thiện công nghệ của mình, và hiện đã là vệ tinh thế hệ thứ ba.
Một số người có thể cho rằng, khoảng cách đó thật sự quá xa, tôi có thể không đặt nó vào Quỹ đạo địa đồng bộ được không? Nhưng nếu bạn không đặt nó vào Quỹ đạo địa đồng bộ, làm sao bạn có thể tiếp tục giám sát một khu vực nào đó? Bạn không biết tên lửa của đối phương sẽ được phóng khi nào. Bạn phải đảm bảo rằng các vệ tinh của bạn lúc nào cũng đang nhìn chằm chằm vào khu vực nơi tên lửa có thể được phóng liên tục 24 giờ một ngày. Nếu bạn không ở trong Quỹ đạo địa đồng bộ, 1 phút trước bạn ở Tân Cương và 1 phút sau, bạn có thể đã chạy sang Tây Tạng, lúc này nếu có 1 quả tên lửa được phóng ở Tân Cương, bạn sẽ không nhìn thấy được nữa?
Khoảng cách rất lớn về công nghệ cảm biến hồng ngoại giữa Trung Quốc và Mỹ
Trên thực tế, Trung Quốc cũng đang phát triển các công nghệ liên quan. Từ năm 2009 đến 2014, Trung Quốc đã phóng một số phóng vệ tinh quan sát Trái đất thế hệ mới. Theo tuyên bố chính thức của Trung Quốc, điều này khiến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Nga làm chủ mạng lưới cảnh báo sớm tên lửa không gian.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn còn vô cùng lớn, hãy cùng xem qua báo cáo này của Sina News. Năm 2018, nhóm kỹ thuật của Viện Công nghệ Điện tử Trung Quốc đã phát triển thành công máy dò mặt phẳng tiêu cự hồng ngoại nguyên khối sóng ngắn và sóng trung 2,7K×2,7K. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đột phá được máy dò hồng ngoại có độ phân giải lớn hơn 2K×2K.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã phát triển công nghệ mặt phẳng tiêu cự hồng ngoại 4K×4K ngay từ hơn chục năm trước. Chúng ta hãy xem bài viết được công bố năm 2009 này cho thấy Công ty Raytheon của Mỹ đã phát triển mảng mặt phẳng tiêu cự hồng ngoại lớn nhất thế giới, có kích thước 4K×4K. Công nghệ này sẽ chủ yếu được sử dụng để cảnh báo tên lửa trên không gian. Rốt cuộc, đây là dữ liệu từ 15 năm trước. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng có một khoảng cách rất lớn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề này.
Điều này cũng có thể giải thích tại sao Trung Quốc bằng mọi giá phải có được công nghệ cảm biến hồng ngoại tương ứng từ Hoa Kỳ.
Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thậm chí không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.
Chính phủ Hoa Kỳ không muốn chấm dứt tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hay sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp công nghệ cao của nước này. Nhưng ăn cắp công nghệ là việc làm sai trái. Nó đã diễn ra quá lâu và không thể được phép tiếp diễn.
Theo NTDTV
Viên Minh (biên dịch)