Bảo Thư
Chuyên gia nhận định, hòa bình dựa trên sự răn đe, đây là một chân lý. Nhưng tiền đề của sự răn đe là sức mạnh, sự răn đe không kèm với sức mạnh sẽ mang lại thảm họa cho chính mình.
Chiến đấu cơ F-16 của Ukraina đã vào cuộc, các quốc gia trên thế giới đều mong đợi, các trang truyền thông xã hội thân Ukraina ăn mừng cuồng nhiệt, nỗ lực sử dụng sự kiện mang ý nghĩa đột phá này để tăng lượt truy cập của chính họ.
Tuy nhiên, lãnh đạo Không quân Ukraina tuyên bố: Về địa điểm cất cánh, số lượng sở hữu, và hiệu quả tấn công của F-16, họ tạm thời sẽ không công bố ra bên ngoài. Zelensky cũng nói rằng, hiện tại số lượng còn quá ít, chưa đủ ý nghĩa chiến lược.
Tác giả người Hoa – Lý Vị Thục (李未熟) đã có bài viết, phân tích cách Ukraina đang sử dụng F-16 là thông minh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của họ. Sau đây là những nội dung chính trong bài viết của tác giả Lý:
Mở đầu, tác giả cho rằng, những gì lãnh đạo Ukraina nói đều là sự thật. Điều đầu tiên là do nhu cầu bảo mật, điều thứ hai là ông Zelensky đang nói thẳng không che giấu, đồng thời cho biết họ đang lâm cảnh túng thiếu.
Nghe nói, 6 chiếc F-16 do Hà Lan hỗ trợ Ukraina đã cất cánh ở Ukraina, nhưng không rõ chúng được đóng quân ở Ba Lan hay ở đâu. Do đó, trên mạng xuất hiện một từ mới, nói rằng Nga đang “truy tìm” F-16.
Số lượng F-16 viện trợ cho Ukraina không nhiều, có tin đồn rằng, tới ngày 10 tháng này, sẽ có 50 chiếc F-16 đến Ukraina, nếu có số lượng này, Ukraina sẽ có thêm sức mạnh không quân.
Hơn nữa, còn một lý do khác dẫn đến sự thiếu tự tin, đó là việc hoạt động của F-16 cần có sự chỉ huy và phối hợp từ máy bay cảnh báo sớm. Nếu bay một mình F-16 có khả năng bị Nga bắn hạ là rất lớn. Vấn đề là Ukraina không có máy bay cảnh báo sớm của riêng mình và vẫn đang chờ sự hỗ trợ từ một quốc gia nào đó.
Một số chuyên gia cho rằng, các trận không chiến trước đây trong chiến tranh Nga-Ukraina là cuộc so tài giữa các chiến đấu cơ Liên Xô mà thôi. Từ nay trở đi, nó có thể phát triển thành cuộc cạnh tranh giữa các chiến đấu cơ của Liên Xô và Mỹ. Trên mạng có một số người lạc quan bằng văn bản rằng F-16 đã bắn hạ 8 chiếc SU-35, điều này rõ ràng là không có cơ sở. Cũng có người hâm mộ Nga cho rằng Nga bắn hạ F-16 cũng không có cơ sở.
Dù Nga quyết tâm hạ gục Ukraina, nhưng Nga vẫn nhận thức rõ về hiệu suất của F-16. Có người trên Internet khoe rằng không có hồ sơ nào về việc F-16 bị bắn hạ và chiến đấu cơ của Liên Xô thường bị bắn hạ hơn. Nhưng theo thông tin công khai, quả thực có kỷ lục về việc tiêm kích F-16 bị bắn hạ. Đó là vào năm 1996, khi tiêm kích Mirage 2000 của Hy Lạp bắn hạ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ trong một chiến dịch quân sự ở biên giới Syria. Hơn nữa, F-16 còn gặp sự cố riêng và vô tình bị máy bay bạn bắn rơi.
Hiệu suất của chiến đấu cơ luôn được so sánh để có thể sản xuất hàng loạt và đánh bại kẻ thù. Đó cũng giống như một trận đấu cầu lông, chỉ cần một động tác mạnh hơn đối thủ, khả năng chiến thắng sẽ cao hơn rất nhiều. Nga biết rõ những điểm yếu của chiến đấu cơ của mình, cũng như ưu điểm của F-16, nên luôn cảm thấy lo lắng, và nghĩ rằng phải trả thưởng cao để có người bắn hạ được chiếc F-16 đầu tiên. Khoản tiền thưởng này tương đương khoảng 4,2 tỷ đồng.
Trong những ngày gần đây, F-16 đã đạt được một số thành tựu, nhưng Ukraina không tuyên truyền quá mức, để người ta phải đoán xem đâu là chiến công của F-16. Trước đó, Nga đã tuyên bố rằng Ukraina đã có 8 chiếc F-16 tham gia chiến đấu. Nếu như điều Nga nói là sự thật, thì việc này sẽ là tin tốt cho F-16, vì sau gần 1 năm, F-16 vẫn chưa có báo cáo nào về việc bị bắn hạ. Và khi số lượng F-16 tăng lên, đó sẽ là cơn ác mộng đối với Nga.
F-16 của Mỹ là chiến đấu cơ thế hệ thứ ba, bắt đầu được phát triển từ năm 1972 đến 1974, và bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1978, với tổng số sản xuất lên tới 4.600 chiếc, được bán ra cho hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới, và vẫn được đánh giá rất cao. Tất nhiên, Mỹ sẽ không cung cấp những chiến đấu cơ tốt nhất cho Ukraina, như F-22 chẳng hạn, vì đây là những “trứng vàng” của Mỹ, không dễ dàng giao ra ngoài.
Ngay cả với những mẫu máy bay cũ như F-16, Mỹ cũng không muốn tiết lộ các công nghệ quân sự, nên họ yêu cầu Ukraina đặt sân bay ở phía nam Ukraina, để nếu bị bắn hạ, các mảnh vỡ sẽ rơi xuống biển, và Nga sẽ khó có thể vớt lên. Từ những chi tiết này, chúng ta có thể thấy được sự chênh lệch giữa máy bay của Mỹ và Nga.
Theo tác giả Lý, Ukraina là một bên thực tế, có được F-16 rồi, họ sẽ không nói nhiều, mà chỉ tập trung vào việc bắn hạ những mục tiêu có giá trị. Nếu họ nói quá nhiều, Nga sẽ sớm có biện pháp phòng ngừa, và điều đó sẽ trở thành “đưa dao cho người khác”.
Người Ukraina biết rằng nói phóng đại sẽ chịu hậu quả. Tác giả Lỹ đã hóm hỉnh so sánh rằn, ai đó nói rằng 666 m2 đất có thể sản xuất 36.900 kg lúa, nhưng tiếp theo là chỉ nạn đói lớn với xác chết la liệt. Ai đó đã nói rằng chiến đấu cơ của họ vượt trội Mỹ, nhưng khi so sánh thực tế, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn. Một mẫu máy bay của một cường quốc phương Đông bị Mỹ đâm va cách đây hơn 20 năm, và mới phát hiện ra rằng kiểu máy bay này không thể bay cùng tốc độ với máy bay Mỹ dù máy bay Mỹ đang bay ở tốc độ thấp, và sau khi phi công rơi xuống biển, hệ thống phát tín hiệu và kỹ thuật tìm kiếm cũng có hạn chế, khiến một phi công mất tích trong biển cả.
Nghe nói, kể từ đó, mẫu máy bay này đã được cải tiến đáng kể.
Mỹ và Nhật đã có những con tàu lớn từ hàng trăm năm nay, nhưng khi một cường quốc nọ sản xuất được vài con tàu lớn liền lập tức trở thành chủ đề ca ngợi, điều này là bán nước hay yêu nước, tác giả nói rằng chính ông cũng không hiểu rõ trong suốt hơn 10 năm qua.
Hòa bình dựa trên sự răn đe, đây là một chân lý. Nhưng tiền đề của sự răn đe là sức mạnh, sự răn đe không kèm với sức mạnh sẽ mang lại thảm họa cho chính mình. Trong Chiến tranh giữa Pháp và nhà Thanh, hải quân Bắc Dương của nhà Thanh hùng hục kéo đến Nhật Bản để “thăm hữu nghị”, thực chất đây là một dạng răn đe, nhưng kết quả là Nhật Bản ghi chép lại tất cả thông số tàu chiến, và dựa trên đó mua rất nhiều tàu chiến cho mình, sau trận Chiến tranh Pháp-Thanh, trên Đông Hải, không còn thấy bóng dáng tàu thuyền nhà Thanh, giống như Nga hiện nay, Biển Đen còn đó nhưng không có tàu.
Gần đây, một số người ủng hộ chính quyền Trung Quốc lại một lần nữa nghi ngờ việc Mỹ đổ bộ lên Mặt Trăng, chẳng qua chỉ để chứng minh nhà họ Triệu không phải là họ Triệu, khiến các chuyên gia của cường quốc này phải lên tiếng để chứng minh Mỹ thực sự đã đổ bộ lên Mặt Trăng. Mỹ thì lặng im trước những lời chất vấn của những người ủng hộ Trung Quốc, cuối cùng chỉ đơn giản đáp lại rằng, cần phải trả lời làm gì? Họ đã mang về những mẫu vật từ Mặt Trăng, và đã có các số liệu, điều đó đã đủ rồi.
Có câu “học giả 10 năm ngồi trên ghế lạnh mới viết được áng văn hay”. Hô hào, hô hào mãi cũng không thể trở thành một cường quốc, chỉ có cách xây dựng đất nước thực chất, tiến hành các nghiên cứu khoa học có giá trị, mới là nền tảng của một quốc gia mạnh mẽ. Ngoài ra, những trò hoa mỹ khác, chẳng những không thể làm gì tốt, mà còn chỉ có thể gây hại cho chính mình.
Tác giả Lý Vị Thục kết luận rằng: “Cách làm lặng lẽ của Ukraina khi sử dụng máy bay F-16 khiến tôi có những suy nghĩ như vậy. Tôi chỉ là người nhỏ bé, lời nói không có sức nặng, tôi cũng nên dừng bút tại đây thôi”.