Hai lần cong mình và nghiệp báo!

Nguyễn Hữu Linh – 61 tuổi, cựu Viện phó Viện Kiểm soát Đà Nẵng, mới nghỉ hưu từ tháng 6 năm 2018 – đã lợi dụng lúc thang máy không còn ai để “cong mình” xuống sàm sỡ một bé gái 9 tuổi, toàn bộ hành vi bị hệ thống camera giám sát quay lại. Trước làn sóng phẫn nộ của công chúng, Linh than thở về “áp lực của dư luận” và chống chế rằng mình chỉ “nựng” bé gái vậy thôi!

Thế nhưng đây không phải là lần đầu tiên Linh đối mặt với áp lực của “dư luận” này. Chỉ hai tháng trước khi về hưu, trong vai trò Viện phó Viện kiểm soát, khi bị một nhà báo ám chỉ trích là đã “cong mình” xuống trước áp lực của cấp trên để tiếp tay cho trùm nhà đất Vũ Nhôm đẩy người làm ăn lương thiện vào cảnh tù tội và sạt nghiệp hòng thôn tính đất đai, Linh đã cười khẩy, khoát tay, xem “dư luận” nhẹ tựa lông hồng: “Cái đó là dư luận họ nói, còn có gì thì các anh tìm hiểu thêm”.

 “Giữ kín 61 năm, bị lộ 58 giây”

Đầu tuần qua Linh vào Sài Gòn thăm con trai đang sống tại chung cư Galaxy 9, tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4.

Chiều tối ngày 1.4.2019, một bé gái báo với gia đình chuyện bị một ông già sàm sỡ trong thang máy, gia đình lập tức báo với Ban quản lý (BQL) chung cư. BQL lập tức xem xét hệt thống video giám sát và dò ra nơi thủ phạm đang cư trú. Gõ cửa mãi nhưng không ai trả lời, BQL phải cắt điện nên chủ nhân mới lộ diện, được cho xem video, anh ta xác nhận đó là cha mình, vừa từ Đà Nẵng vào. Đến nước này thì Linh không thể trốn, phải ra mặt và Sau đó hai bên thương lượng, hòa giải vì gia đình nạn nhân không muốn làm ồn ảnh hưởng đến tâm lý con gái mình. Sau đó Linh ông lập tức bay về Đà Nẵng, tưởng rằng chuyện sẽ chìm xuồng và mình vẫn là ông cựu viện phó khả kính của đất Đà thành.

Nhưng trời bất dung gian. Ngày 2.4.2019, video clip nói trên bị rò rĩ ra ngoài, lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.

Những hình ảnh quay lại trong 58 giây đồng hồ cho thấy khoảng 910 giờ tối một bé gái cầm một cái túi đi vào thang máy, theo sau bé gái vào thang máy là một người đàn ông mặc áo xanh, tay cầm điện thoại, đây chính là Linh. Sau đó, một nhân viên bảo vệ bước vào và quẹt thẻ vào thang máy, thấy vậy Linh cũng lấy thẻ ra để bấm thang.

Khi nhân viên bảo vệ bước ra, thang máy đóng lại thì cũng là lúc Linh bắt đầu dỡ trò. Y tiến đến bé gái rồi khom người xuống choàng tay qua cổ để khống chế rồi hôn hít. Khi Linh vuông ra chừng như để lấy lại hơi, bé gái tỏ ra hoảng sợ tiến gần đến cửa thang đợi cửa mở. Nhưng Linh này không buông tha, tiến lại gần bé gái, đưa tay choàng cổ bé gái kéo lại một lúc. Đến khi thang máy mở cửa, Linh buông tay ra thì bé gái vội vã đi nhanh ra cửa thoát chạy…

Tin sau đó cho hay 10 phút sau gia đình của bé gái nghe kể lại đã lập tức báo cho BQL chung cư như đã kể ở trên.

Video clip bị lọt ra ngoài rồi lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người phẫn nộ và lúc này Ban lãnh đạo Công an thành phố ra lệnh Công an quận 4 “khẩn trương, nhanh chóng kiểm tra, xác minh vụ việc”.

Đến lúc này hàng xóm của Linh đã nhanh chóng nhận diện: tưởng ai, đó là ông cựu Viện phó Viện Kiểm soát Đà Nẵng. Đến 12 giờ ngày 3.4.2019, một số báo đăng tải các bài viết xác nhận thông tin này.

Bây giờ dư luận càng ầm ĩ hơn: một người có trách nhiệm bảo vệ pháp luật mà lại có hành vi đốn mạt như thế.

Đặc biệt là tại Đà Nẵng. Không chỉ là bàn tán, người Đà Nẵng còn có dám “biến dư luận thành hành động cụ thể”.

Biến dư luận thành hành động cụ thể

Khi tin tức xác nhận đó là ông Linh thì không chi bản thân ông mà cả gia đình nhận lãnh ngay hậu quả. Nhiếu người kéo tới ném chất bẩn, thậm chí xịt sơn viết lên hàng rào từ “Ấ dâm”.

Thậm chí mặt tiền nhà ông Linh còn bị biến thành sân khấu đường phố. Tối ngày 3.4.2019 nhiều số bạn trẻ ở Đà Nẵng đưa trẻ em đến tập trung đến trước nhà ông Linh để diễn kịch, tái hiện cảnh đã xảy ra trong thang máy rồi chụp hình, quay phim, diễn ta cảnh nam đồng tính hôn nhau v.v… Trong các bức hình tải lên mạng xã hội, họ còn “highlight” bằng cách khoanh tròn địa chỉ nhà ông ta như là điểm nhấn.

Ác hơn, trong hình chụp mặt tiền nhà ông Linh, có người còn dùng kỹ thuật photoshop để chồng lên cổng nhà ông ta tấm biển thông báo kèm ảnh chân dung ông cựu viện phó dòng chữ: “Cảnh báo. Nhà này có biến thái dâm ô trẻ em”.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn diễn lại hành động ông Linh đã làm trong thang máy với bé gái 7 tuổi, để đăng trên mạng xã hội.

Tuy nhiên khủng cảnh bây giờ đã yên lặng hơn. Cánh cổng bị sơn chữ “Ấ dâm” đã được sơn trắng trở lại nhưng bị khóa chặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập, chỉ tối đến mới bật đèn sáng như để “trừ gian”.

Đó là nhờ những biện pháp của chính quyền Đà Nẵng.

Ngày 5.4.2018, trong hội nghị “tăng cường công tác đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn thành phố”, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ chỉ trích đó là hành vi quá khích, xấu xí, kém văn minh: “Hành động như vậy là không được văn minh. Cá nhân sai, vi phạm thì pháp luật sẽ xử lý nghiêm khắc. Còn gia đình người ta có ông bà, cha mẹ, làm như vậy sẽ gây tổn thương đến người khác”.

Còn Đại tá Trần Phước Hương – Trưởng công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết, đã giao công an phường Thạch Thang (nơi ông Linh sinh sống) xuống giữ trật tự và “trích xuất camera để điều tra, truy tìm thủ phạm nhằm có phương án xử lý”.

Theo ông Hương thì hành vi vẽ bậy, xịt sơn, ném chất dơ là phạm pháp và có thể bị xử phạt: “Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ. Ai sai thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm chứ không thể có hành vi gây rối, xịt sơn, ném chất bẩn vào nhà người khác.”

O^ng Thơ và ông Hương nói rất đúng. Ai sai thì người đó phải chịu, không thể bắt thân nhân họ gánh chịu.

Nhung vấn đề ở đây là cái nghiệp của ông Linh, lúc còn là ông Viện phó hét ra lửa.

Chính ông Linh đã lạm dụng vai trò của mình để tiếp tay cho nhóm lợi ich tại Đà Nẵng do Vũ Nhôm cầm đầu để đẩy những công dân lương thiện vào cảnh tù tội, khiến gia đình họ bị tan nát, vợ con bị ảnh hưởng!

Một lần cong mình khác

Đó là câu chuyện đã thuật lại trong phóng sự điều tra “Mất sạch sự nghiệp vì bị bắt oan” trên báo Tuổi Trẻ ngày 8.4.2018, chỉ hai tháng trước khi Linh về hưu:

“Ba lãnh đạo của 3 công ty đóng tại Đà Nẵng đang làm ăn bình thường thì bỗng nhiên bị công an bắt tạm giam vô cớ. Vụ án này vừa được Viện KSND TP Đà Nẵng đình chỉ điều tra.

Vụ án gây xôn xao dư luận ở TP Đà Nẵng trong thời gian dài, khi giới luật sư cho rằng cơ 47quan chức năng cố tình hình sự hóa quan hệ dân sự.

Được trả tự do sau thời gian bị bắt tạm giam, cả ông Nguyễn Tấn Bình (41 tuổi, trú quận Hải Châu) và Phan Thanh Trà (46 tuổi, trú quận Liên Chiểu) đều đau đớn nói: “Sự nghiệp mất sạch”.

 Từ chỗ làm ăn thuận lợi, cả hai gia đình đang lâm cảnh nợ nần, cuộc sống khó khăn.

Ông Bình cho biết Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng hình sự hóa vụ việc dân sự giữa Công ty cổ phần Chefmeat Việt Nam (Công ty Chefmeat – đóng trên địa bàn quận Sơn Trà) và Công ty TNHH TM&KT Phan Ngọc Lê.

Cụ thể, Công ty Chefmeat do ông Kamogari Yamato làm tổng giám đốc (đại diện đối tác Nhật Bản góp vốn 51%) và ông Nguyễn Xuân Thắng làm phó tổng giám đốc (góp vốn 49%).

Theo ông Bình, trong quá trình xây dựng các hạng mục của nhà máy Chefmeat, Công ty Trí Tuệ Việt do ông Bình làm giám đốc nhận thầu thi công hệ thống cơ điện. Ông Bình giới thiệu ông Phan Thanh Trà (giám đốc Công ty TNHH TM&KT Phan Ngọc Lê) ký hợp đồng kinh tế với Chefmeat nhận lại công việc của mình.

“Do ông Trà không chắc chắn chất lượng thiết bị Trung Quốc, nên thay đổi thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc như trong hợp đồng (mới 100%) sang thiết bị đã qua sử dụng do Nhật Bản sản xuất.

Việc thay đổi này được ông Trà chủ động làm việc với Công ty Chefmeat để thương lượng sửa sai và khắc phục đền bù. Từ khi lắp đặt và đưa vào sử dụng, hơn 4 năm qua, tất cả máy móc thiết bị mà ông Trà lắp đặt hoạt động bình thường” – ông Bình kể.

Điều đáng nói, trong hợp đồng có nêu rõ bất kỳ trường hợp tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết trên tinh thần thương lượng, hòa giải. Nếu thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa.

“Nhưng không rõ lý do gì mà Công an TP Đà Nẵng khởi tố, bắt tạm giam cả tôi và ông Trà về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc hình sự hóa khiến chúng tôi phá sản” – ông Bình bức xúc.

Cùng cảnh với ông Bình, ông Trà cho biết từ ngày ông bị bắt giam, mọi thứ sụp đổ hoàn toàn. “Đắng cay đến nỗi vợ tôi trước đây chỉ biết ở nhà nội trợ, chăm lo con cái, khi tôi bị bắt thì phải đi làm công nhân để trang trải cuộc sống” – ông Trà đau đớn nói.

Viện kiểm sát từng từ chối khởi tố bị can

Khi công bố cáo trạng, Viện KSND TP Đà Nẵng xác định: trong thời gian khoảng tháng 8-2013 đến tháng 2-2014, ông Nguyễn Tấn Bình và ông Phan Thanh Trà thông đồng với nhau thực hiện hành vi gian dối thi công lắp đặt không đúng với nội dung hợp đồng, thay đổi máy mới thành máy cũ để chiếm đoạt phần tiền chênh lệch 430 triệu đồng của Công ty Chefmeat.

Cáo trạng này bị gia đình các nạn nhân phản đối vì cho rằng các cơ quan tố tụng cố tình hình sự hóa vụ việc, sự thật chỉ là một quan hệ làm ăn bình thường. Cả trước và sau khi bị bắt giam, các bị can liên tục có đơn tố cáo gửi đến nhiều cơ quan trung ương cho rằng vụ án bị can thiệp quá sâu, gây áp lực cho cơ quan công an và viện kiểm sát hình sự hóa vụ việc.

Theo tài liệu, trước khi công an đề nghị phê chuẩn bắt ông Trà và ông Bình, tháng 3-2017 Viện KSND TP Đà Nẵng có văn bản từ chối khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam.

Một kiểm sát viên có chức vụ của Viện KSND TP Đà Nẵng nói: “Khi xảy ra vụ việc, nhiều lần quan điểm của kiểm sát viên đề xuất đây là một hợp đồng kinh tế giữa các bên. Theo quy định, hình thức giải quyết tranh chấp trong vụ việc này là thương lượng giữa các bên.

Thực tế các bên thương lượng giải quyết xong vào tháng 10-2016, cho nên hành vi của họ không cấu thành tội phạm”.

Trước câu hỏi trong một cuộc họp liên ngành của các cơ quan thuộc khối nội chính TP Đà Nẵng có ý kiến cho rằng các bị can không phạm tội, nhưng vì sức ép mà buộc viện kiểm sát phải phê chuẩn lệnh bắt và ra quyết định truy tố, ông Nguyễn Hữu Linh – phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng – trả lời: “Cái đó là dư luận họ nói, còn có gì thì các anh tìm hiểu thêm”.

Luật sư Lê Cao – giám đốc Công ty luật FDVN – cho rằng về vụ án của ông Bình, ông Trà, rất dễ nhận thấy dấu hiệu quan hệ dân sự kinh tế bị hình sự hóa bởi các đánh giá nhận định của các cơ quan từ điều tra đến viện kiểm sát.

Ở vụ án này, tính độc lập trong hoạt động kiểm sát có thể không được cẩn trọng thực thi. Đó có thể là nguyên nhân dẫn tới trách nhiệm mà viện kiểm sát buộc phải bồi thường các thiệt hại về tinh thần, vật chất cho những người bị oan sai.”

Trong toàn bộ bản tin này nổi lên cái tên Nguyễn Hữu Linh, như một kẻ bất chấp dư luận. Nhưng trên thực tế Linh đã làm gì?

Theo nhà báo Hoàng Hải Vân, cựu Tổng thư ký báo Thanh Niên, thì trong vụ này Linh cũng chỉ là một thứ tay sai, phục vụ cho nhóm lợi ích Vũ Nhôm, kẻ có thể lũng đoạn báo chí và bộ máy công quyền tại Đà Nẵng.

Từ đầu, vụ án đã bị đề nghị đình chỉ bởi Ngô Phú Quảng, Trưởng phòng 3 Viện Kiểm sát Đà Nẵng và kiểm sát viên Nguyễn Thị Như Phương. Hai công chức này đã viết tờ trình đề nghị không phê chuẩn lệnh truy tố của công an “vì đây chỉ là quan hệ dân sự, không có dấu hiệu tội phạm hình sự”.

Tuy nhiên lúc đó nguyên Phó Viện trưởng Nguyễn Hữu Linh đã phê vào tờ trình là đề nghị truy tố. Theo Linh thì dù đồng ý với đề nghị của Phòng 3 nhưng “trong cuộc họp ngày 20-3-2017 Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Trưởng ban Nội chính Trần Thanh Vân đã xác định Trà phạm tội lừa đảo và đề nghị VKS phê chuẩn khởi tố”. Linh còn bút phê thêm rằng “bây giờ cơ quan An ninh điều tra lại tiếp tục đề nghị phê chuẩn đối với Trà và Nguyễn Tấn Bình”.

Với lý lẽ này Linh đề nghị “trước mắt phê chuẩn đối với Trà, còn Bình thì yêu cầu làm rõ thêm chứng cứ”. Phê vào tờ trình hôm trước, ngày hôm sau ký giấy phê chuẩn lệnh try hởi tố và bắt giam hai nhân vật, rồi sau đó ký vào cáo trạng truy tố hai công dân vô tội nói trên.

Biết người ta vô tội nhưng vẫn ký lệnh tạm giam và truy tố, Linh là hạng người gì?

Vụ truy tố này được hiểu là phục vụ mưu toan thôn tính tài sản của hai công ty trên theo ý của Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm). Sau đó khi Vũ Nhôm xộ khám thì Anh ngã ngựa, tháng 10 năm 2017 Anh bị tước hết chức vụ. Còn giám đốc Công an Đà Nẵng – cơ quan nằng nặc đòi truy tố vụ án – bị phanh phui là ở nhà do Vũ Nhôm biếu,

Tháng 1 năm 2018 sự vụ được đưa ra xét lại trong cuộc họp liên ngành giữa Ban Nội chính, Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an Đà Nẵng. Là kẻ ký vào lệnh giam, Linh phải đứng ra kiểm điểm và lúc này mới nêu đích danh sự “chỉ đạo” của Vân và Anh. Linh biện minh rằng Nguyễn Xuân Anh còn lớn tiếng sai bảo “các anh cứ làm đi, tôi chịu trách nhiệm”.

Sau cuộc họp này này, gần 3 tháng sau, ngày 13-4-2018, Linh mới ký quyết định đình chỉ vụ án. Rồi hai tháng sau Linh bị cho về hưu và lúc này, khi hết làm quan pháp luật, Linh bèn ghi tên vào Luật sư đoàn Đà Nẵng để hành nghề “bảo vệ pháp luật” từ góc độ tư nhân.

Tuy nhiên người trực tiếp “chỉ đạo” chính trong vụ án oan khuất nói trên là Trần Thanh Vân, vẫn tại vị, vẫn là trưởng ban nội chính và thành ủy viên.

Vân nguyên là tay chân Nguyễn Bá Thanh, từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Đà Nẵng. Trong vai trò này Vân đã phục vụ mưu đồ truy hại tướng công an Trần Văn Thanh và trung tá công an Dương Tiến. Vì Vân vẫn là trưởng ban nội chính nên rất dễ hiểu chuyện công an sốt sắng bảo vệ nhà cửa của Linh!

Trở lại với nhân vật chính là Linh. Qua những thông tin trên chúng ta thấy y đã có ít nhất hai lần cong mình.

Lần thứ nhất y cong mình xuống ký theo lệnh của Anh và Vân khiến hai gia đình tan nát, cơ nghiệp mất sạch, dù người ta không làm gì sai.

Bây giờ thì y “cong mình” trong thang máy để “nựng” một bé gái 9 tuổi, thế là không chỉ gia đình – vợ con y xấu hổ mà cả dòng họ y cũng xấu hổ lây.

Âu cũng là nghiệp báo. Những nạn nhân của Anh, Vân, Vũ Nhôm và Linh dẫu có mất hết thì vãn có cơ hội làm lại. Bây giờ Linh hoàn toàn không có cơ hội để cứu chuộc. Trong tư thế một “pháp quan”, y là kẻ bẻ cong chữ ký. Trong tư thế một con người, y đã bị lệch lạc nhân cách.

Không chỉ y phải sống với bản án này suốt đời mà cả vợ con cũng vậy. Y sẽ cảm thấy xấu hổ, không dám nhìn thẳng vào mắt vợ, con. Vợ con y thì xấu hổ với bạn bè, với cộng đồng vì có một người chồng và cha như y!

Riêng thành phố Đà Nẵng, qua những gì mà quan chức ở đây phát biểu, họ đang lấy làm nhục vì “thành phố đáng sống” này lại có một quan chức đáng phỉ nhổ như y.

Thực ra thì đại đa số quan chức cộng sản đều đáng phỉ nhổ cả, vấn đề là bị lộ hay không bị lộ, là ém nhẹm trót lọt hay không trót lọt mà thôi.

Lê Trọng Hiệp

Related posts