Ngày thứ ba, 4 tháng 6 năm 2013, hàng chục ngàn cư dân Hồng kông bất chấp cơn mưa như thác đổ đã tới tham dự một buổi đốt nến kỷ niệm năm thứ hai mươi bốn ngày chính phủ Bắc Kinh đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Quãng trường Thiên An Môn. Những người tổ chức đêm canh thức hàng năm vào ngày thứ ba tại công viênVictoria tuyên bố rằng số người tham gia là hơnn 150 ngàn người trong khi cảnh sát Hồng Kông thì ước lượng ít hơn là khỏang 55 ngàn người. Mỗi năm cứ đến đầu tháng 6 là hệ thông công an của Cộng sản Trung Hoa lại nỗ lực ngăn chặn, canh phòng, bằng đủ mọi phương tiện kể cả tin học để không thể xảy ra bất cứ một biến cố nào tương tự đã xảy ra như ở Thiên An Môn trước sự thúc ép của các lưc lượng đòi hỏi nhân quyền từ thế giới và trong nước
Có một hình ảnh được phổ biến sâu rộng trên toàn thế giới của một thanh niên được mệnh danh là “người biểu tình vô danh” đã một mình đứng chận trước một đoàn xe tăng đang hung hãn tiến tới.
Hình ảnh được chụp ngày 5 tháng 6 tại một giao lộ của đại lộ Trường An. Một người không vũ khí đứng giữa đường cản bước đoàn xe tăng. Khi chiếc xe tăng đi đầu lái qua một bên để đi vòng thì anh lại tiếp tục đứng cản và sau đó anh leo lên xe tăng nói chuyện với những người lính lái xe. “Tại sao các anh lại ở đây? các anh đã mang sự tàn bạo đến sự nghèo khổ”. Báo Times Magazine đã chọn cho anh “người biểu tình vô danh” và là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 trên thế giới. Tới nay, tung tích của người bieểu tình anh hùng này chưa rõ ràng. Theo báo Sunday Express là sinh viên 19 tuổi tên Vương Duy Lâm, nhưng cũng không xác tín lắm. Có nguồn tin nói anh đã bị xử băn, có người nói anhcòn sống nhưng không có điều gì là rõ ràng chính xác.
Ban nhạc The Hooters gồm Peter, Paul &
Mary trong một album nhạc Zig Zag bán ra hàng triệu đĩa đã hát ca khúc dân gian
nổi tiếng của Hoa Kỳ và Âu Châu “500 miles” (mà còn có tên là “500 miles away
from home”). Nguyên đây là một bài dân ca rất nổi tiếng vào những năm của thập
niên 60 về sau.Lời ca từ rất đơn giản là tiếng rên rỉ thở than của người lữ
khách đi xa trở về nhà nghèo nàn và rất xấu hổ khi trở lại chốn sinh trưởng xa
xưa. Ðầu tiên là sáng tác của Hedy West, sau ở những trình diễn khác thì có sửa
đổi bởi Bobby Bare, Curly Williams, John Phillips. Sau ban nhạc Hooters đã có
lời mới để nhắc nhớ tới biến cố Thiên An Môn. Bài hát có những câu như:
“…A hundred tanks along the square
One man stands and stops them there
Someday soon the tide will turn and I’ll be free.
I’ll be free, I’ll be free.”
Một trăm chiếc xe tăng dọc theo quãng trường
Một người đứng và chận chúng ở đó.
Có sớm một ngày triều sóng tràn tới và tôi sẽ tự do
Tôi sẽ tự do, tôi sẽ tự do…”
Bài hát này chỉ là một âm vang của biến cố Thiên An Môn. Ðến bây giờ, âm vang ấy vẫn còn và ảnh hưởng nhiều đến những người cầm quyền Trung Quốc
Ngày 4 tháng 6 năm 1989, Hồng Quân Trung Quốc với những đơn vị của hai quân đoàn người thiểu số vùng sơn cước 27 và 28 theo lệnh tối cao của Ðặng Tiểu Bình và lệnh trực tiếp của Lý Bằng đã xả súng tàn sát những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn.Những người biểu tình chỉ có tay không bao gồm nhiều thành phần khác nhau mà nồng cốt là những thanh niên trí thức trẻ và những công nhân phản đối chính sách cai trị hà khắc và tham nhũng hiện hữu và lo lắng khi chính sách cải cách đi quá xa dẫn tới lạm phát và nạn thất nghiệp lan tràn đe dọa đời sống. Phong trào biểu tình khởi đi từ những cuộc tưởng niệm lãnh tụ Hồ Diệu Bang vừa qua đời và phát triển thành một phong trào rộng lớn đe dọa cả chế độ. Quân đội đã dùng xe tăng và xả súng bắn thẳng vào đám đông biểu tình khiến cho hàng ngàn người bị chết. Biến cố này là một vết nhơ lớn cho lịch sử nhân loại tượng trưng cho một bằng chứng tội ác của những chế độ độc tài Cộng Sản.
Tháng sáu. Có những bài thơ viết và nhắc đến biến cố lịch sử Thiên An Môn, một vết đen còn in hằn trong lương tâm nhân loại. Một thi sĩ, đã tham dự trong biến cố ấy, nhắc lại tháng sáu với những âm vọng xót xa, những cảm giác gờn gợn nỗi đau trong xương trong tủy. Một thi sĩ bây giờ đang sống cuộc đời lưu vong ở Hoa kỳ nhưng luôn luôn hướng vọng về quê nhà và luôn tưởng nhớ đến những bạn đồng chí đã cùng tham gia đêm tranh đấu cho nhân quyền và đã bị guc ngã, bị bắn chết, bị thủ tiêu sau đêm kinh hoàng đau thương ấy.
Có phải chúng tôi muốn nhắc đến một nhà thơ mà tên tuổi đã nổi tiếng và coi như một thi sĩ Trung Hoa lưu vong hàng đầu trên văn đàn thế giới: nhà thơ Bei Dao?
Vâng, tôi muốn nhắc đến Bei Dao và Bài thơ “Tháng sáu” của thi sĩ lưu vong Trung Hoa.
“Gió trong tai nhắc tháng sáu
tháng của sổ đen tôi đã trượt qua
thời khắc ấy
ghi chú cung cách để nói giã từ
thở dài trong từng con chữ
ghi chú những giải thích:
những nụ hoa nhựa trường cửu
ở nỗi chết bên trái bờ
xi măng quãng trường trải dài
từ hàng chữ viết đến
Bây giờ
Tôi chạy từ ngôn ngữ khởi viết
Biểu hiện từ nhát búa đập mạnh
Ngọn cờ che phủ trùng dương
Và loa phóng thanh trung tín đến biển cả
Giọng trầm và sâu nhắc Tháng Sáu.”
Bài thơ này có xuất xứ ra sao và được viết trong tâm thức như thế nào?
Tháng 6 là thời điểm đáng nhớ của Bei Dao với những khung cảnh không thể nào quên của quãng trường Thiên An Môn nơi mà Hồng Quân Trung Hoa đã dùng xe tăng và xả súng bắn thẳng vào đám đông biểu tình khiến cho hàng ngàn người bị chết. Biến cố này là một vết nhơ lớn cho lịch sử nhân loại tượng trưng cho một bằng chứng tội ác của những chế độ độc tài Cộng Sản và đã làm rung chuyển cả chế độ Cộng Sản Hoa Lục và khiến cả thế giới quan tâm. Một chuỗi biến cố tiếp theo đã đánh thức cả lương tâm nhân loại. Ở một đất nước mà hầu như tất cả quyền căn bản của con người bị hạn chế và bộ máy đàn áp công an vô cùng chặt chẽ mà vẫn có những người anh hùng đứng lên chống lại cường quyền nêu gương sáng ngời quả cảm cho cả nhân loại… Ðọc trong sách báo và thấy cả trong truyền hình hình ảnh một sinh viên đơn độc một mình đứng chặn cả một đoàn chiến xa bất chấp những họng đại bác chực chờ nổ súng đã khắc sâu vào bộ nhớ của cả thế giới. Hình ảnh thật kiêu dũng và là một bằng chứng của chính nghĩa luôn luôn ngời sáng. Rồi hình ảnh những sinh viên khác bị bắn xối xả, hàng ngàn người vừa chết vừa bị thương. Cao trào đòi đa nguyên đa đảng tuy bị đàn áp nhưng cũng nói lên xu hướng chính trị của cả một dân tộc đông hàng tỉ người đang bị chế độ độc tài sắt máu cai trị. Cuộc thảm sát Thiên An Môn là một cột mốc trong lịch sử Trung Hoa, đánh dấu một thời đại tồi tệ nhất mà con người bị bóp nghẹt mọi quyền tự do.
Mùa xuân năm 1987, Chủ tịch nước Hồ Diệu Bang bị cách chức vì có sự khác biệt sâu xa trong việc hoạch định đường lối chính trị.Ông chủ trương cởi mở về mặt chính trị và rất bao dung với những phong trào tranh đấu của sinh viên và trí thức nên được nhiều người hâm mộ. Ôâng tìm cách phục hồi danh dự cho các nạn nhân của cuộc Cách Mạng Văn hóa năm 1965-1966.Ông rời bỏ lối suy nghĩ cực tả, thay đổi tư duy và nghĩ rằng con đường đa nguyên đa đảng là tốt nhất khi hoạch định một con đường cho tương lai của dân tôc Trung Hoa. Ông còn dũng cảm và dồn nhiều nỗ lực để làm sáng tỏ những ẩn khuất của cuộc Cách Mạng Văn Hóa và bảo vệ những nạn nhân những người bị oan khuất trong biến cố này trước những thế lực bảo thủ muốn bưng bít che dấu.
Ngày 15 tháng 4 năm 1989, Hồ Diệu Bang qua đời vì bịnh tim. Sinh viên tụ tập ở Thiên An Môn để biểu tình đòi dân chủ và tưởng niệm ông lên tới hơn 200 ngàn người. Trong nội bộ của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản cũng bất đồng ý kiến về việc giải quyết tình hình nóng bỏng này. Pheđòi áp dụng biện pháp mạnh, đàn áp sinh viên do Lý Bằng cầm đầu và được sự ủng hộ của Ðặng Tiểu Bình. Phe ôn hòa chỉ có một mình Triệu Tử Dương. Và kết cuộc, xảy ra biến cố Lục Tứ ngày4 tháng 6 năm 1989. Triệu Tử Dương vị cách chức và ở tù tại gia đến khi chết.
Hai mươi năm sau, ngày 19 tháng 5 năm 2009, cuốn hồi ký được xuất bản ở Hồng Kông với tựa đề “Prisoner of The State” (Quốc Gia Ðích Tù Phạm). Trước đó đã có những bài viết ghi lại từ những đoạn ghi âm trong 30 tiếng đồng hồ và tiết lộ nhiều chi tiết quan trọng.Triệu Tử Dương mô tả các biến cố trong cung đình Trung Nam Hải trong thời điểm dẫn đến cuộc thảm sát Thiên An Môn. Ông cũng đánh giá về Ðặng Tiểu Bình mà ông gọi là “đại sư phụ” nhưng thực chất chỉ là một bố già Mafia lũng đoạn chính tình với những quyết định độc đoán. Và ông tự nhận chính mình là người hoạch định đổi mới cho Trung Hoa chứ không phải là Ðặng TiểuBinh. Ông cho đến lúc nhắm mắt vẫn không những xác định quan điểm cải tổ kinh tế mà còn ghi chép lại những chuyển biến nội tâm của ông về hướng dân chủ sau khi bị cầm tù tại gia. Ngày 19 tháng 5 năm 1989, Thủ tướng Triệu Tử Dương và người bí thư là Ôn Gia Bảo(thủ tướng bây giờ) xuất hiện ở Thiên An Môn kêu gọi sinh viên trở về nhà. Với gương mặt đầm đìa nước mắt ông khuyên nhủ những người biểu tình như một người cha nói với con cháu rằng đời sống họ còn dài đừng làm những việc hy sinh vô ích. Lúc đ ó ông đã biết cuộc tàn sát sắp xảy ra và Bộ Chính Trị đã điều động quân đội và chiến xa của hai quân đoàn 27 và 28 phần đông là người thiểu số để tham dự vào cuộc tàn sát…
Triệu Tử Dương khi đến lúc chết vẫn là một người tù của chế độ Cộng Sản Trung Hoa. Thậm chí, có người như giáo sư Tôn Văn Quảng đi viếng mộ của ông đã bị công an đánh đập dã man…
Có một cuốn sách của Tôn Phương Minh viết về những ngày bị giam cấm của cựu Tổng Bí Thư Ðảng “Triệu Tử Dương nhuyễn cấm trung đích đàm thoại” (Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng). Ông Tôn là bạn thân của ông Triệu Tử Dương và tác phẩm này là những câu chuyện bí mật giữa hai người đã qua mặt được công an theo dõi và nghe lén khi tập khí công ở trước sân nhà.Ông Tôn để tâm nhớ thuộc lòng và sau đó ghi chép lại trung thực khi về đến nhà. Quyển sách đã làm rõ được vai trò lịch sử của Triệu Tử Dương cũng như tâm tư ước vọng của người lãnh tụ này. Ông Tôn Phượng Minh còn làm một bài thơ, tuy nói về tâm nguyện của mình nhưng gián tiếp nói về người đã tuyên bố “Tôi từ chối vai trò Tổng bí Thư huy động quân đội đàn áp sinh viên”.
Trong tác phẩm này có bài thơ gửi đến những người bạn hữu quan tâm đến an ninh và sức khỏe của ông:
“Tôi chỉ là một cái kén tằm với nhiệm vụ phải nhả tơ.
Ðón chào sự thực thôi thúc theo công lý
Và hy vọng nhả được những sợi tơ thuần khiết
Nhưng tôi cũng là một bướm đêm vừa được tự do
thoát ra khỏi vỏ kén giống như là tâm Phật
trôi nổi tầng cao, bất động và không động chạm đến được.”
Có một thi sĩ Trung hoa lưu vong sau biến cố Thiên An Môn và cũng có những bài thơ ghi khắc lại những ngày tháng biến động này. Ðó là thi sĩ Bei Dao và là bút hiệu của một sinh viên Trung Hoa Zhao Zhenkai, là một nhà văn nhà thơ rất nổi tiếng trên thế giới. Ông là một trong hàng đầu danh sách những người được chọn lựa cho giải Nobel văn chương của Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển trong vài năm gần đây. Bút hiệu Bei Dao có nghĩa là ‘Bắc Ðảo ‘- Northern Island, là một trong nhiều tên mà ông đã dùng trong thời gian đã qua ở Trung Quốc để tránh sự theo dõi của chính quyền Cộng Sản. Là một trong những lãnh tụ sinh viên của ngày nổi dậy mùng 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, ông phải chạy trốn và lưu vong sang các nước Tây phương. Ông đã sinh sống ở bẩy quốc gia, kể cả Thụy Ðiển, Ðan Mạch, Ðức, Pháp, Hoa Kỳ. Những tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ Anh, Pháp, Ðức ngữ…
Nhà thơ Bắc Ðảo cũng bị ảnh hưởng với cuộc Cách Mạng Văn Hóa.
Ðược tôn xưng là nhà thơ lưu vong của thời đại, Bei Dao đã từng tham gia Hồng Vệ Binh dưới thời Mao Trạch Ðông trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Thế mà, năm 1969 ông bị cải tạo bẩy năm ở vùng biên giới với công việc khổ sai cưỡng bách lao động trong các công trình xây dựng. Trong thời gian này ông cực kỳ bất mãn với hệ thống chính quyền Trung Quốc và ông ngấm ngầm tham gia vào những tổ chức cầm bút phản kháng. Ông bắt đầu viết văn và làm thơ. Ông xuất bản nhiều ấn phẩm lậu bí mật và đã góp mặt trong một tờ báo có ảnh hưởng rất lớn mặc dù hoạt động rất ngắn, nhật báo của văn chương ở dưới hầm tối ‘Jintan’ – Ngày nay. Ông kể lại mới đầu khi tham gia Hồng Vệ Binh ông rất tin tưởng vào khẩu hiệu chính trị đã được tiêm nhiễm qua giáo dục và tuyên truyền. Nhưng khi đi lao động cưỡng bách để xây dựng các xí nghiệp ở vùng biên địa, ông thấy sự nghèo khổ lầm than của dân chúng cũng như lề lối áp đặt chuyên chế của nhóm người lãnh đạo, ông thay đổi thái độ, và thấy rằng chữ nghĩa sẽ có tác dụng để chống lại cường quyền bất công. Ông bắt đầu học từ sách vở và viết như một cách thế để tranh đấu cho sự sống còn của mình. Những truyện ngắn, ghi lại một phần đời sống tuy có nhiều nét buồn thảm nhưng không đến nỗi bi quan. Trong lốc xoáy của thời thế, vẫn có sự tin tưởng vào những giá trị đích thực nhân bản. Thực tế của đất nước Trung Hoa đã cho thấy khoảng cách thật xa giữa đời sống hiện thực và những cái hứa hẹn cũng như những khẩu hiệu đã được vạch ra và tôn sùng.
Bei Dao cũng đã tham gia trong công cuộc đòi hỏi nhân quyền ở Trung Hoa. Trong thời kỳ cởi trói văn hóa ở thập niên 1980, Bei Dao bắt đầu được nhiều người biết đến và là một trong những khuôn mặt trí thức được coi là phát ngôn viên của phong trào phê phán chính quyền, đòi hỏi tự do dân chủ. Khi sinh viên nổi dậy và chiếm quảng trường Thiên An Môn năm 1989, họ đã đọc thơ và hát nhạc phổ thơ cuả Bei Dao và trang trí bằng những tấm biểu ngữ có những hàng chữ rực lửa:
Tôi sẽ không quì gối sát mặt đất
Dù chực chờ dưới tay đao phủ vẫn ngẩng cao đầu.
Là thi sĩ, Bei Dao là một trong những nhà khai phá của ‘thi ca mù sương’ trong sự tăm tối, siêu hiện thực, mới lạ trong ngôn ngữ và tân kỳ trong cách biểu hiện diễn tả để qua mặt những cơ quan kiểm duyệt của Ðảng Cộng Sản trong mục tiêu tấn kích chế độ. Những tập thơ được chuyển dịch sang Anh Ngữ gồm “Notes from the City of the Sun”, “The August Sleepwalker”, “New Directions”, “Old Snow”, “Forms Of Distance” và “Landscape Over Zero”. Tuyển tập mới nhất là “Unlock” gồm bốn mươi chín bài thơ mới viết ở Hoa Kỳ.
Những nhà phê bình văn học đã nhìn ngắm tuyển tập mới nhất của Bei Dao ra sao? Viết về “Unlock’, nhà phê bình Andrew Ervin của Philadelphia Inquirer đã viết: “Nếu phân loại Bei Dao chỉ đơn thuần là một người cầm bút phản kháng hay lưu vong thì chúng ta đã nhầm lẫn lớn. Ông chỉ đơn giản là một thi sĩ. Thật là không có sự đe dọa lớn lao cho các chủ nghĩa chuyên chế độc tài bằng sự tôn trọng tính chất cá nhân và trong phần nào của đời sống người viết đã làm chủ tiếng nói thanh nhã mà chúng ta đã lắng nghe từ Unlock.”
Trong tuyển tập thơ “From Old Snow”, tính chất phản kháng được nhìn rõ nét. Trong bài thơ “Requiem” ông đã vinh danh những người đã gục ngã cho tự do ở Thiên An Môn Cũng như trong bài thơ “Prague” thi sĩ đã viết về những bóng ma của lịch sử ở trên đường phố Prague để mọi người tưởng tượng ra bóng ma trên đường phố Bắc Kinh. Ký ức ấy là một biểu hiện của đạo đức và luân lý con người. Sự trao đổi hai chiều từ người trao và người nhận những kinh nghiệm xương máu của chính trị làm thông hiểu hơn hai mặt của cuộc sống. Có những ký ức, không bao giờ bị tàn phai…
Bài thơ “Requiem” (Cầu Hồn) (chiêu niệm cho những người nằm xuống ngày 4 tháng 6):
“Không phải sự sống mà là nỗi chết.
Dưới bầu trời tím ngắt của ngày tận thế.
Ði thành toán.
Thống khổ dẫn đường về đằng trước thống khổ
Tận cùng của căm hờn là nỗi hờn căm
Mùa xuân khô hạn trôi qua
Ðại họa căng ra không đứt
Con đường trở về có khi là phải biệt xứ
Không phải thượng đế mà là trẻ thơ
Giữa âm thanh đe dọa của nón sắt
Nói lời nguyện cầu
Những hiền mẫu nuôi dưỡng ánh sáng
Bóng tối lại làm họ đứt hơi
Ðá tảng lộn nhào, kim đồng hồ quay ngược
Mặt trời hình méo bầu dục hoàn toàn ngự trị.
Không phải thân xác các bạn mà linh hồn các bạn
Thế nào cũng chung nhau ngày sinh nhật mỗi năm
Các bạn đồng niên tuế.
Yêu thương đã hình thành từ nỗi chết
Trong miên viễn bước đồng hành
Các bạn ôm nhau xiết chặt nhau
Cuộc thảm nạn ghi tên tử biệt”.
Bài thơ có tiếng nói trầm thống của những đớn đau cố gắng dồn chặt vào ký ức. Nói về cái chết, với những người đồng hành, để tưởng niệm những hy sinh cho tự do dân chủ.
Thơ kỷ niệm Thiên An Môn trên văn đàn quốc té rất nhiều. Ở vị thế một nhà văn lưu vong và đối kháng với chính quyền Trung Hoa hiện hữu, Bei Dao đã nhiều năm dược đề cử vào những ứng viên sáng giá của giải Nobel văn chương.
Từ biến cố ThiênAn Môn đến nay là 28 năm, năm nào cũng có những người làm thơ, viết văn để tưởng niệm tới những ngàn người biểu tình đã bị tàn sát trong đêm 4 tháng 6 năm 1989.
Không phải chỉ có một mình Bei Dao mà còn nhiều thi sĩ khác.
Tháng Sáu năm 2004, mười lăm năm sau biến cố Thiên An Môn thi sĩ Shi Tao, trở thành một tù nhân với cái tội là đăng bài thơ kỷ niệm Thiên An Môn.
Ðây là một bài thơ trong bộ ba bài thơ viết về Thiên An Môn đã được truyền tụng trên khắp thế giới và được chuyển ngữ ra tới 102 loại ngôn ngữ. Bộ ba là: Bài thơ cho người mẹ của biến cố Thiên An Môn, Tháng 6, và Nỗi đau. Tôi chuyển ngữ từ bản Anh ngữ của Chip Rolley.
Bài thơ Tháng Sáu “June”:
“Nguyên cuộc đời tôi
sẽ không bao giơ sống qua được tháng sáu
tháng sáu khi trái tim tôi ngừng đập
khi thơ tôi ngưng thở
khi người tôi yêu dấu
chết trong vũng máu đang mơ
Tháng sáu mặt trời lửa dãi thiêu cháy làn da
Xé toang sự thật tự nhiên của thương tích tôi
Tháng sáu con cá lao khỏi biển máu đỏ
Trôi tấp vào chốn khác của giấc đông miên
Tháng sáu, trái đất quặn mình, sông rạch lặng tiếng
Chồng chất ngàn ngàn lá thư
không thể gửi đến cho những người đã chết”.
Bài thơ thứ hai của Shi Tao: “Cho người mẹ của biến cố Thiên An Môn”
“Nơi đây, tôi đã đứng
và chỗ này, tôi hiện hữu
đại sứ của mùa xuân mới
Nơi đây gìn giữ trái tim thân yêu của tôi
Hơi thở của tất cả trẻ thơ
Nơi chốn nào để ngăm nhìn những nụ hoa
Nở rộ trở lại trong mùa thu trắng
Và, không bao giò mẹ tôi ngưng chờ đợi
câm lặng cho đứa con trở về.”
Và bài thơ chót của bộ ba “Nỗi đau”:
“Hình tượng của bức tường bị mất sức phản chiếu
như cơn gió cửa sổ tôi không ngăn dược bạo lực
Làm đau đớn bạn từ đêm dài xúc đông
Buộc trói mệt mỏi: hai con diều rời khỏi cơn mưa
Một, từ lâu, tôi vì sao sáng của trò chơi trẻ thơ
Một, từ lâu, xử dụng banø tay dạy hát thiếu nhi
Một, từ lâu, nghe tiếng gà gáy dễ thương
Aùnh sáng mặt trăng đêm
Nhưng, hành động thú vật tàn ác
Ðập tôi xuống- nỗi đau đớn mất đi nét dịu dàng
Của vừng trăng đêm
Vật vã, sa bẫy vào hộp sắt gian dối
Tôi gựơng dậy làm một bệnh nhân gương mẫu
Nuốt đầy hận thù
Vào trong lồng ngực quê mẹ”.
Shi Tao là một nhà văn, nhà thơ, ký giả Trung Hoa bị kết án mười năm tù với tội danh là tiết lộ những bí mật quốc gia của chế độ Cộng sản ra ngoại quốc. Ông bị bắt ngày 24 tháng 10 năm 2004 khi đang làm công việc biên tập tại Dangdai Shang Bao (Giao Dịch Hiện Ðại Tân Báo). Ông cũng đã viết nhiều bài luận thuyết nêu rõ ý nguyện muốn đổi mới thể chế chính trị đã được đăng tải trên nhiều trang mạng của các phong trào tranh đấu cho dân chủ ở ngoại quốc.
Shi Tao bị bắt và kết án vì đã viết thơ văn đề cập tới ngày kỷ niệm 15 năm Hồng quân Trung Hoa đàn áp và tàn sát những người biểu tình ở qủang trường Thiên An Môn.
Việc bắt giữ này cho thấy chủ trương của chế độ Cộng sản muốn kiểm soát hệ thống Internet. Theo báo cáo thì có tới 42 ký giả bị bắt trong năm 2004 mà hơn phân nửa là những người xử dụng Internet để chống chế độ. Ngày 20 tháng 4 năm 2004, chính quyền Trung Cộng phổ biến một chỉ thị thông báo sự cảnh giác về tình trạng những người đòi dân chủ và bị lưu đầy ra hải ngoại sẽ tái hiện trong nước để có hành động nhân ngày kỷ niệm 15 năm biến cố Thiên An Môn. Chỉ thị này cũng ra lệnh cho tất cả các ký giả trong nước tuyệt đối không được đề cập hoặc nhắc nhở đến ngày “4 tháng 6 năm 1989”.
Shi Tao bất chấp lệnh cấm trên và viết rồi dùng Yahoo email của mình gửi cho các website của phong trào “Asia Democracy Foundation”.
Chính quyền Trung Cộng phát giác ra sự kiện trên và nỗ lực kiếm tìm ai là người đã làm công việc đó. Họ đòi hỏi những dữ kiện như account number và IP adress của người gửi từ văn phòng của công ty Yahoo có văn phòng ở Hong Kong. Văn phòng này cung cấp ngay mà không cần biết để làm gì. Và, công an đã tìm ra Shi Tao và bắt giam ông.
Luật sư của Shi Tao, Guo Guoting, đã chứng minh trước tòa án là việc bắt giữ Shi Tao là trái luật lệ và xâm phạm đến những quyền tự do căn bản của con người. Kết quả là chứng chỉ hành nghề luật sư của ông bị Bộ tư pháp ở Thượng Hải rút lại một năm và bị quản thúc tại gia.
Những tổ chức nhân quyền trên thế giới nỗ lực can thiệp nhưng xem ra chẳng có kết quả gì. Công ty diện toán Yahoo cũng bị phê bình gay gắt và tạo ra một trường hợp có thể tạo thành tiền lệ giúp các chế độ độc tài truy đuổi những người dùng Internet để nói lên nguyện vọng của mình. Những công ty như Google, MSN, Yahoo… đã bị những phê bình về vấn đề trên.
Ngaỳ 28 tháng 8 năm 2007. Nghị viện Hoa Kỳ đã có một buổi điều trần của Jerry Yang, người sáng lập của công ty Yahoo và đã bị chất vấn khá nghiêm khắc. Hành động cung cấp những dữ kiện cá nhân như email account hoặc IP address cho công an là hành động vô lý không tha thứ hoặc chấp nhận được.
Tổ chức World Organization for Human Rights đã kiện công ty Yahoo vì việc tiết lộ dữ kiện điện thư đã làm Shi Tao bị cầm tù ở Trung Quốc.
Jerry Yang của công ty Yahoo đã viết thư cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Yang Jiechi để xin ân xá cho Shi Tao và Wang Xiaoning.
Nhưng, chưa có kết quả và cả hai người chiến sĩ tranh đấu cho tự do dân chủ vẫn còn bị ngồi tù…
Trở lại với bài thơ Tháng Sáu của Shi Tao. Ông ghi lại những cảm xúc của mình, nghĩ về những người đã chết. Ở một trường hợp nào đó, thơ đã thành một vũ khí để tấn công giặc ác. Dù chẳng phải ở trong thơ có thép” mà chỉ có những giọt lệ bùi ngùi, chỉ có sự tưởng niệm thành kính nhưng thơ đã đi vào lòng người và là biểu hiện của kẻ sĩ không khuất phục cường quyền.
Có một nhà thơ khác cũng viết về biến cố tháng 6 Thiên An Môn.
Nhà thơ Liêu Diệc Vu (Liao Yiwu) đã được biết đến về bài thơ viết về biến cố Thiên An Môn. Bài thơ “Massacre” được viết khi những xe tăng của Hồng quân Trung Hoa lượn quanh quảng trường tại thủ đô Bắc Kinh đêm mùng 3 tháng 6 và đã tàn bạo nổ súng vào đám đông gồm thanh niên, sinh viên, học sinh đang biểu tình phản đối chế độ trong cuộc vận động đòi tự do dân chủ khiến cả ba, bốn ngàn người bị chết. Lúc ấy, Liêu Diệc Vũ đang ở nhà trong vùng tây nam Sichuan. Ðêm hôm đó, khi nghe tin tàn sát người biểu tình, ông cực kỳ xúc động và viết ngay bài thơ dài “Massacre” với những chân dung nạn nhân tưởng tượng ra từ nỗi xúc động vô vàn. Sự kiện tàn sát mấy ngàn sinh viên học sinh vô tội được nhắc lại như một đánh dấu tội ác của thế kỷ trong thơ đã được nhiều người ví von tương tự như những hình ảnh sống động trong tranh Picasso khi mô tả tội ác của quân phát xít khi tàn sát dân lành ở thành phố Guernica.
Nhà văn Liêu Diệc Vũ đến Bá Linh tị nạn hôm thứ tư 7/7/11 sau một hành trình dài ngang qua hai thành phố Hà Nội và Varszawa. Ôâng là một trong những nhân vật đối kháng nổi bật nhất trong những tiếng nói chỉ trích chính quyền Trung Cộng gay gắt nhất. Theo hãng thông tấn Ðức, hai ngày sau khi đến tị nạn tại đất nước mới, Liêu Diệc Vũ đã bắt đầu giới thiệu tác phẩm mới mà trong đó ông kể lại thời gian bị giam giữ trong nhà tù Trung Quốc và con đường hai mươi năm tranh đấu khi liên tục lên án chế độ Cộng Sản Bắc Kinh.
Khi trả lời cuộc phỏng vấn của báo Der Spiegel nhà văn 52 tuổi này cho biết là trong những tháng gần đây, công an Trung Quốc thường xuyên lui tới nhà ông ở tỉnh Tứ Xuyên và đe dọa bắt nhốt như nếu tác phẩm của ông được phổ biến ở nước ngoài. Nhà văn Liêu Diệc Vũ bị cấm không được đi tham dự hội chợ sách quốc tế tổ chức tại Uùc hồi tháng 3 năm nay. Trước đó ông cũng đã bị cấm vào giờ chót không cho lên máy bay đến Ðức tham dự hội chợ sách quốc tế lớn nhất Châu Âu.
Bài thơ “Massacre”, một trường thi hùng hồn tưởng niệm những nạn nhân của biến cố Thiên An Môn năm 1989 và lên án chế độ Cộng sản thẳng tay đàn áp phong trào dân chủ. Liêu Diệc Vũ đọc bài thơ thu vào tape và cho phổ biến. Vì việc này ông bị giam tù bốn năm và tên tuổi bị ghi vào sổ đen chính trị và bị công an theo dõi gắt gao. Nhưng tiếp sau đó ông vẫn viết nhiều tác phẩm khác cũng như thực hiện các cuộc phỏng vấn và ghi chép lại với mục đích là nói lên tiếng nói của những người nghèo khổ Trung Hoa bị đè nén và áp bức. Sách của ông đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới và dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Ðức và Pháp ngữ.
Bài thơ của Liêu Diệc Vũ “Massacre” có những câu để tả những người lính của Hồng quân Trung Hoa thuộc hai quân đoàn lính gốc thiểu số 27 và 28 tàn bạo nhắm thẳng vào dân lành mà bắn như:
“Bạn được sinh ra với tâm hồn của kẻ sát nhân
Nhưng ở trong thời khắc của hành động
Bạn đã mất mát, không cử động
Bạn không còn kiếm sắc để múa
Thân xác bạn bị màng rỉ han bao bọc
Chân tay run rẩy
Xương cốt muc nát
Con mắt ngắm từ đỉnh đầu ruồi
chẳng thể bóp cò”.
Một đoạn trích trong trường thi “Massacre” chuyển ngữ theo bản Anh Ngữ của Wen Huang hiến dâng cho linh hồn những người bị thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989:
“Cuộc thảm sát hiện hình
trong đất nước của chế độ không tưởng
Nơi mà Thủ tướng lạnh lùng
Một đống ngôn từ làm hắt hơi theo lời nói
Tuyên bố thiết quân luật và xiết chặt
Bộ máy chế độ già nua không răng
mà như nghiến chặt chuyển động
Có những người cả gan không cam chịu
và từ chối sự nhảy mũi
Hàng ngàn người gục ngã đầu trần không vũ khí
Những xe bọc sắt sát nhân tắm máu
Khạc lửa vào những ngôi nhà
mà cửa chính và cửa sổ bị đóng chặt
Ðánh bóng đôi giày bốt lính bằng váy đàn bà
đôi giày đinh chưa từng run rẩy
của người máy không tim chưa bao giờ xao động”.
Nguyễn mạnh Trinh:
“Bộ óc chúng được thảo chương với
chỉ một tự hành
với mệnh lệnh đầy tì vết
biểu hiện lần nữa
một quốc gia từ khước hiến pháp
biểu hiện lần nữa
hiến pháp cười khảy vào công lý
biểu hiện lần nữa
những người mẹ xiết nghẹt tắt thở đứa con
biểu hiện lần nữa
những đứa con kê gian với cha của chúng
biểu hiện lần nữa
những dâm phụ giết chồng
biểu hiện lần nữa
những công dân nổ bom thành phố mình ở
Khai hỏa, khai hỏa, khai hỏa
Bắn hết, bất kể phụ nữ, sinh viên, thiếu nhi
Không cần biết. Bắn
Thợ thuyền, thày giáo hay người buôn bán
Ghim vào những dấu đạn. Bắn
nhắm vào những khuôn mặt hận thù
những khuôn mặt thất thần
những khuôn mặt vặn vẹo
những khuôn mặt thất vọng
và những khuôn mặt điềm tĩnh
Bắn với nỗi bỏ quên
Bắn, bắn và bắn…”
Trường ca đầy dấu ấn của nỗi niềm đau đớn, nói và kể về những hành động không tim không óc của những người lính Hồng quân Trung Hoa, những robot vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Thơ làm nổ tung bộ óc. Thơ làm sụp đổ những cây cầu, những con đường, những rào cản. Thơ làm tím ngắt bầu trời, làm lu mờ trăng sao, làm tan tành thế giới. Thơ của “Massacre” đầy hình tượng xúc động, đầy ngôn ngữ đớn đau, đầy tâm tình tha thiết. Và những câu thơ ấy đã thúc đẩy thi sĩ Liêu Diệc Vũ tìm tự do, để sách vở có thể làm hoàn thiện được thế giới với mục tiêu cao đẹp. Tự do. Tự do xuất bản và tự do sáng tác, Tự do cầm bút và tự do suy tư.
Trước khi thành người tị nạn, Liêu Diệc Vũ đã là một người tù nhân của hệ thống chính trị tàn bạo và hiểm độc nhất. Nếu không có lý tưởng, không có văn chương, ông đã gục ngã. Khi rời khỏi nhà giam, bạn bè rời bỏ, gia đình từ chối, thành một nhạc sĩ lang thang không nhà, người tù Liao Yiwu đã hai lần tự tử, vẫn đứng vững để làm thơ trình bày với công luận thế giới những tội ác của chế độ phi nhân Và ông đi phỏng vấn những người cùng khổ ở tận cùng dưới đáy xã hội để ghi nhận lại những nỗi niềm của những chứng nhân trong một xã hội bị chỉ đạo cứng nhắc để mọi người sống rập mọt khuôn, mặc một loại đồng phục
Ðã có nhiều nhà phê bình gia văn học đã nhận xét…Trong đó có Philip Gourevitch, phụ trách mục New Desk của The NewYorker, trong bài mở đầu cho bản chuyển ngữ của Wen Huang dịch Liêu Diệc Vũ cuốn “The Corpse Walker Real-Life Stories, China from the Bottom Up” đã viết:
“Văn chương của Liao Yiwu như khởi từ nguyên thủy nhưng xem ra đã tạo ra một vị thế cầm bút có thể tuy khác với những tác giả danh tiếng khác, như Mark Twain khác với Jack London, như Nicolai Gogol không giống George Orwell, như Francois Rabelais và Primo Levi chẳng bao giờ đồng nhất. Sự khác biệt đã nhận diện ông như một phiên bản anh em của chữ và nghĩa. Ôâng như là một người tạo thành vòng quay của tuần hoàn nhân loại và tác phẩm của ông được xử dụng như một nhắc nhở mạnh mẽ uy lực và là một nhãn tiền cần thiết để mở toang mặt trái xã hội bằng ý thức tự do mà trong một xã hội bị khép kín khi nói đến những câu chuyện thực có thể bị kết tôi hình sự. Ðó là điều không chỉ độc nhất trong mắt nhìn hay trong quyền lực của ngọn bút ồn ào mà đã là những vạch mức vượt thoát với tầm nhìn,vô thanh nhưng là âm lực của dữ kiện được kể đến thành một chuyện kể của nhân chứng lịch sử…”
Nguyễn Mạnh Trinh