Ở thời đại tin học thế hệ 5 mà vẫn tồn tại những bất thường lại trở thành hiện tượng mà người ta mặc nhiên chấp nhận gần như tự nhiên. Việt Nam vẫn cố bám theo Cộng Sản chết bỏ là một thú bất thường. Nguyễn Phú Trọng được đảng Cộng Sản chọn làm Chủ tịch nước, vắng mặt trong công tác từ hôm 14/4 ở Kiên Giang cho tới nay là hơn 2 tháng. Thật ra trong thời gian đó, ông ấy có xuất hiện vài lần nhưng chỉ thoáng qua.
Theo chế độ, cán bộ đảng viên là đầy tớ của nhân dân vì nhân dân là chủ đất nước. Đầy tớ Nguyễn Phú Trọng không làm việc hơn 2 tháng qua mà không xin phép chủ, không báo cáo lên chủ tình trạng tại sao vắng mặt. Nếu bịnh thì phải có giấy chứng nhận sức khỏe do y sĩ cấp. Đầy tớ Trọng không theo một qui tắc nào hết mà không bị đuổi việc. Cũng là một thứ bất thường nữa. Đúng hơn là quái đảng phải không?
Thông thường thì chánh phủ của ông Nguyễn Phú Trọng phải cho phổ biến phiếu sức khỏe của Chủ tịch nước theo định kỳ và trong trường hợp bịnh hoạn, phải thông báo tình hình sức khỏe theo mỗi biến chuyển. Đó là việc phải làm theo luật định và còn là nghĩa vụ với nhơn dân.
Quốc hội Việt Nam tiến hành thảo luận dự án Luật Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước vào chiều 25/10/2018. Theo báo chí Việt Nam thì Dự Luật này khiến nhiều đại biểu Quốc hội quan ngại vì cho rằng quy định về thông tin mật như vậy “quá rộng”.
Ở đây, ông Trọng không làm, chánh phủ cũng không làm vì đầy tớ không thèm coi nhơn dân ra gì hết.
Chẳng những không báo cáo sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng, đảng Cộng Sản còn ban hành luật qui định việc giữ kín tình trạng sức khỏe, thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo đảng Cộng Sản và nhà nước XHCN thuộc loại “bí mật nhà nước”.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Dự luạt về Bí mật nhà nước!
Thân thế, sự nghiệp lãnh đạo là “thông tin mật”
Ở thời đại tin học thế hệ 5 mà vẫn tồn tại những bất thường lại trở thành hiện tượng mà người ta mặc nhiên chấp nhận gần như tự nhiên. Việt Nam vẫn cố bám theo Cộng Sản chết bỏ là một thú bất thường. Nguyễn Phú Trọng được đảng Cộng Sản chọn làm Chủ tịch nước, vắng mặt trong công tác từ hôm 14/4 ở Kiên Giang cho tới nay là hơn 2 tháng. Thật ra trong thời gian đó, ông ấy có xuất hiện vài lần nhưng chỉ thoáng qua.
Theo chế độ, cán bộ đảng viên là đầy tớ của nhân dân vì nhân dân là chủ đất nước. Đầy tớ Nguyễn Phú Trọng không làm việc hơn 2 tháng qua mà không xin phép chủ, không báo cáo lên chủ tình trạng tại sao vắng mặt. Nếu bịnh thì phải có giấy chứng nhận sức khỏe do y sĩ cấp. Đầy tớ Trọng không theo một qui tắc nào hết mà không bị đuổi việc. Cũng là một thứ bất thường nữa. Đúng hơn là quái đảng phải không?
Thông thường thì chánh phủ của ông Nguyễn Phú Trọng phải cho phổ biến phiếu sức khỏe của Chủ tịch nước theo định kỳ và trong trường hợp bịnh hoạn, phải thông báo tình hình sức khỏe theo mỗi biến chuyển. Đó là việc phải làm theo luật định và còn là nghĩa vụ với nhơn dân.
Ở đây, ông Trọng không làm, chánh phủ cũng không làm vì đầy tớ không thèm coi nhơn dân ra gì hết.
Chẳng những không báo cáo sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng, đảng Cộng Sản còn ban hành luật qui định việc giữ kín tình trạng sức khỏe, thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo đảng Cộng Sản và nhà nước XHCN thuộc loại “bí mật nhà nước”.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Dự luạt về Bí mật nhà nước!
Thân thế, sự nghiệp lãnh đạo là “thông tin mật”
Trong số những thông tin nêu trong danh mục “mật” của dự thảo, có vấn đề về thân thế và tình trạng sức khỏe của lãnh đạo làm cho nhiều người có suy nghĩ bình thường không khỏi kinh ngạc. Còn xử lý đất đai, ruộng vườn của nhơn dân cũng mật thì đó là điều ai cũng hiểu dễ dàng.
Theo nội dung dự luật thì “thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước” được đặt trong nhóm các thông tin mật thuộc chính trị; và “thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước”, được đặt trong nhóm y tế.
Có người cho rằng Dự luật này là “Thừa” và “vênh” vì một số quy định trong dự luật đã được nêu trong các luật đã có, hoặc mâu thuẫn với luật đã có.
Lợi bất cập hại là lo ngại của Dân biểu Trương Trọng Nghĩa. Vị đại biểu từ đoàn TP Hồ Chí Minh nói những thông tin như sự nghiệp, thân thế lãnh đạo lẽ ra cần được tuyên truyền để người dân học tập. Nói như vậy không biết ông dân biểu ấy nói thật hay ngụ ý diểu cho vui?
Ví dụ, Luật Khám chữa bệnh đã quy định giữ bí mật những thông tin của người bệnh, nên quy định thông tin sức khỏe cán bộ lãnh đạo là mật của dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước “là không cần thiết”.Vả lại, việc quản lý sức khỏe cán bộ đảng viên cao cấp hoàn toàn do một Ủy Ban Trung ương đảng trách nhiệm và quyết định. Cả việc phải chữa trị như thế nào? Mổ, cắt, uống thuốc, … được lành bịnh ra về hay cần phải đi thăm bác.
Ngoài ra, một số Dân biểu cũng phản ánh việc đưa tài nguyên môi trường, đất đai vào danh mục “mật” là quá “rộng”. Hay đúng hơn là quá vô lý nếu không phải vì nhằm phục vụ lợi ích của đảng viên và phe cánh cộng sản với nhau.
Hiện tại, có ít lắm 70% khiếu nại, tố cáo của người dân về đất đai, môi trường, nên quy định này khiến khiếu nại của dân không biết đến bao giờ mới được giải quyết.
Người dân cũng không thể tiếp cận được với các thông tin cần thiết để bảo vệ mình, ví dụ như vụ dân Thủ Thiêm phải tự tìm bản đồ bị “thất lạc”.
Có một phê phán của một người dân thường được cho là chính xác hơn hết: “chả hiểu được, nếu thân thế lãnh đạo mà “mật” thì người dân sao biết để mà bầu cử.Vậy cứ mật hết đi, đừng cho dân biết gì cả. Tự biên, tự diễn, tự vỗ tay là được rồi”!
Thật ra cái “bí mật” nhà nước không phải chỉ có ở cái xứ CHXHCN/VN mà ở xứ Tây cũng có và nó còn nhiều gay cấn hơn, xảy ra dưới hai thể chế khác nhau, Xã hội chủ nghĩa và Tự do.
Bí mật nhà nước kiểu XHCH: Trường hợp TT.Mitterrand
Ông François Mitterrand, đảng viên Xã hội chủ nghĩa Pháp, là người duy nhứt làm Tổng thống suốt 2 nhiệm kỳ 14 năm của Đệ V Cộng hòa Pháp và cũng là người duy nhứt, suốt thời gian làm Tổng thống của ông, có nhiều người vừa là bạn thân lâu năm, vừa là cộng tác thân tín, tự tử (ít lắm là 5 người) với lý do mờ ám.
Gốc Mác-xít, ông còn là người bản lãnh, đầy muu mô. Khi lên nắm quyền, ông áp dụng đường lối XHCH, tư bản bỏ đi hết. Hai năm sau, ông vội “đổi mới” theo kinh tế thị trường. Và tuyên bố trong đảng với nhau “Cứ tuyên bố đường lối XHCN nhưng làm theo đường lối tự do”. Nhưng ông là người biết chơi điệu theo kiểu giới giang hồ, điều này khác hẳn với Hồ Chí Minh, là ai chịu chơi với ông thì đều được ông ban phát quyền lợi đúng theo khả năng đã “hợp tác” với ông. Dưới trướng của ông, từ bà Thủ tướng tới các bà Bộ trưởng đều là những người trước kia trong đảng, đã từng là bồ của ông. Tính ra, ông có ít nhứt 20 bà bồ và một bà vợ bé, không kể bà vợ già chánh thức còn tòn teng đó.
Chỉ ít lâu sau khi đắc cử, ông đi đứng khó khăn. Hai vị Tướng y sĩ của bịnh viện Val de Grâce và y sĩ riêng Gubler của ông khám ông, phát hiện ra “cậu Tổng thống nhỏ” bị sưng và có triệu chứng ung thư. Bác sĩ khuyên ông phải vào nằm nhà thương và mổ. Nghe xong, ông hét lên “Không có chuyện đó được”. Nhưng sau cùng ông phải vào nhà thương điều trị.
Thứ Bảy ngày 7 tháng 11 năm 1981, một chiếc xe DS (Citroën) cũ chở T.T Mitterrand, có ông Gubler, bác sĩ riêng của ông tháp tùng theo, vào nhà thương bằng cổng sau, lối vào dành cho yếu nhơn.
Ông nghĩ mới đắc cử đây, làm Tổng Thống được mấy tháng, nay nằm nhà thương, không khéo các đảng viên Xã hội chủ nghĩa của ông đứng lên đảo chánh, hạ bệ ông hoặc phe đối lập hạ bệ ông, cho rằng ông bất lực làm Tổng thống tuy Hiến Pháp không có qui định hạ bệ Tổng thống. Hơn nữa, ông đang sống hạnh phúc với bà vợ bé và cô ái nữ ở tuổi cập kê, nay nhập viện, biết đâu chúng nó, vì bị những thế lực thù địch mua chuộc, sẽ thiến mất “cái của quí” của ông. Ở đời mà, còn nhiều những âm mưu, ghen tương khác nữa. Ai biết được. Nhứt là bà vợ già của ông, vốn là một cán bộ đảng kỳ cựu, chuyên chính, sắt máu, rất đáng lo sợ.
Nhưng đã vào đây phải có bản tin đưa cho báo chí, khi Tổng Thống phủ cần phải làm. Dân chúng có quyền đòi biết sự thật về tình trạng sức khỏe của người lãnh đạo quốc gia. Chánh phủ không có quyền từ chối. Thế là bệnh viện lập cho ông Mitterrand một hồ sơ bệnh nhân với một tên khác để như thế giữ được kín đáo chuyện khi chưa cần phổ biến.
Ông Mitterrand bị ung thư tiền liệt tuyến và bắt đầu tác hại qua xương. Các bác sĩ thấy trước cái chết của ông Mitterrand.
Ông Mitterrand chết đầu năm 1996 tại Paris. 8 ngày sau, bác sĩ Gubler cho nhà Plon phát hành cuốn sách “Bí mật lớn” (Le Grand Secret), ông viết chung với nhà báo Michel Gonod của Paris Match. Trong sách, ông thuật lại việc ông theo dõi sức khỏe của TT. Mitterrand suốt 2 nhiệm kỳ. Ông Gubler đặc biệc tiết lộ ngay hồi tháng 10 năm 1981, vừa đắc cử, ông Mitterrand đã biết mình bị ung thư tiền liệt tuyến nhưng phiếu sức khỏe của ông Mitterrand do ông ký để phổ biến suốt thời gian 14 năm dài đó hoàn toàn không đúng sự thật. Cũng theo tiết lộ của bác sĩ Gubler, từ năm 1994, ông Mitterrand đã không còn khả năng làm việc nữa.
Ông Balladur, cựu Thủ tướng của TT.Mitterrand và ông Juppé, cụu Ngoại trưởng, cùng lên án “chưa bao giờ thấy một sự bất lực điều hành đất nước như vậy”.
Sách vừa phát hành được 2 ngày thì bị thu hồi theo gia đình của ông Mitterrand yêu cầu. Nhưng chỉ trong 48 giờ, sách đã bán được 48 000 quyển. Và tiếp theo, sách được những người yêu chuộng tự do thông tin đưa lên mạng.
Tòa án Paris phạt bác sĩ Gubler 4 tháng tù treo và xóa tên khỏi Y sĩ Đoàn về tội vi phạm bí mật nghề nghiệp.
Tòa trên duy trì lệnh cấm sách lưu hành, phạt ông Gubler và nhà xuất bản 340 000 frs (bằng 51 833€) phải trả cho gia đình ông Mitterrand. Ngoài ra, ông còn bị lột 2 huy chương cao quí (Ordre national du Mérite và Légion d’honneur) do Thủ tướng Jospin, đảng viên đảng Xã hội chủ nghĩa, ký để thi hành.
Tháng 5/2004, Tòa án Âu châu về Nhơn quyền lên án Pháp, cho rằng “lệnh cấm quyển sách của bác sĩ Gubler lẽ ra đã được thu hồi sau vài tháng, nay nhơn danh quyền tự do diễn tả, xét rằng tình trạng sức khỏe của vị lãnh đạo quốc gia không thuộc bí mật y khoa mà liên hệ tới đời sống của một dân tộc”.
Sau quyết định của Tòa án Âu châu về Nhơn quyền, đầu năm 2005, quyển “Bí mật lớn” được nhà Rocher tái bản.
Trường hợp De Gaulle
Bí mật của lãnh tụ đôi khi còn là vấn đề đối ngoại nữa. Giáo sư y khoa Aboulker ở bịnh viện Val de Grâce, một hôm, thuật lại câu chuyện của TT. De Gaulle, dĩ nhiên phải đợi mồ của ông xanh cỏ. Đó là câu chuyện giữa ông De Gaulle với thầy thuốc điều trị sau khi mổ tiền liệt tuyến của ông.
Hôm ấy, thấy trong người dễ chịu, ông De Gaulle bảo với giáo sư Aboulker, vừa khám ông xong, rằng ông muốn gặp bác sĩ giải phẩu đã giải phẩu ông và đặt cho ông cái “xông ” (la sonde, ống thông) tuyệt vời nầy để ông khen thưởng vị bác sĩ tài hoa ấy. Giáo sư Aboulker gãi đầu vừa thưa với ông De Gaulle là việc gặp bác sĩ giải phẩu kia có lẽ hơi khó vì ông ấy là người Mỹ.
Lập tức ông De Gaulle đỏ mặt và hét lớn với Giáo sư Aboulker: – Mi đừng bảo với ta rằng bác sĩ Mỹ đã mổ cho ta và đã đặt cho ta cái “xông” của Mỹ, nghe chưa?
– Trời đất quỉ thần ơi! Không có “xông” của tây, thưa Ngài.
Để làm dịu cơn súc động của ông De Gaulle, Giáo sư vội chữa:
– Thưa Ngài, “Xông Mỹ” nhưng chế tạo ở xứ Pháp.
Ông De Gaulle gắt thêm:
– Thôi được, đừng nói nữa. Này bác sĩ! Tôi không muốn người ta biết rằng tôi được đặt xho một cái “xông Mỹ ”, rõ chưa? Ông hãy nhớ rằng đây là một “bí mật quốc gia”.
Ông De Gaulle ra nhà thương, về nhà dưỡng bệnh.
Một hôm ông kể chuyện “bí mật quốc gia” nầy với bà vợ của ông:
– Bà nghĩ coi, không lẽ tôi như vầy mà cứ bị phụ thuộc vào Mỹ hoài sao?. Giải phóng nước Pháp, Mỹ giúp và nhờ đó mà tôi mới trở về được và trở thành anh hùng giải phóng. Nay, “nó” của tôi hết bệnh, định hình, định vóc được, có thể lấy lại tác phong hùng dũng, lại cũng nhờ Mỹ nữa sao?
Tôi muốn “nó” phải tự lực tự cường – Tôi không muốn thằng tôi mang nặng mãi nỗi ám ảnh về Mỹ suốt đời, Bà à!
– Ông ơi! Còn giữ được “nó” vẫn hùng dũng là đảng (đảng RPF – Tập họp Nhân dân Pháp) và nhân dân vui mừng rồi!
Và …riêng tôi còn mừng hơn nữa, hạnh phúc lắm, ông à!
Nguyễn thị Cỏ May