Theo luật mới của Liên bang, những tội phạm can tội giả mạo bác sĩ hay dối trá bất cứ năng lực chuyên môn nào về y khoa sẽ phải đối mặt một loạt hình phạt nặng hơn nhiều so với trước đây, kể cả án tù.
Theo cải tổ này thì các bác sĩ giả hay y tá giả có tể bị trừng phạt đến 3 năm tù. Ngoài ra họ còn bị phạt tăng với số tiền phạt tăng từ $30,000 lên $60,000 với cá nhân và tăng từ $60,000 lên $120,000.
Mới tháng Bảy năm ngoái một bác sĩ giả đã bị phạt gần 10 năm tù tuy nhiên tội của ông không chỉ là giả bác sĩ mà còn thêm tội hãm hiếp. Trong phiên xử ngày 6/7.2019 Tòa Trung thẩm Victoria đã trừng phạt ông Raffaele Di Paolo – lúc đó 61 tuổi ngụ tại vùng Kew – bản án 9 năm rưỡi tù vì tội giả danh là bác sĩ phụ khoa để lừa đảo phụ nữ và dở trò hãm hiếp trong suốt 10 năm trời. Trong bản án này, thẩm phán ấn định thời hạn ngồi tù bắt buộc là 7 năm, do đó ông bác sĩ giả này có thể xin ân xá vào năm 2025, lúc đã 68 tuổi!
Di Paolo chào đời tại Sulmona, Ý, từ nhỏ theo gia đình di dân đến Úc và học tại trường đạo Whitefriars Catholic College ở Donvale. Năm 1975 ông ta ghi danh học khoa học tại Đại học Monash nhưng chỉ học được hai học kỳ thì chuyển về Ý. Tại Ý ông ghi danh học y khoa tại Đại học Sapienza ở Rome tu y nhiên ông ta không tốt nghiệp và chỉ đậu có bốn kỳ thi. Đến đầu thập niên 2000 ông ta về Úc xưng là bác sĩ để mở các cơ sở chữa bệnh vô sinh cho phụ nữ!
Theo cáo trạng thì từ năm 2004 đến 2015 ông Di Paolo đã mở cơ sở khám bệnh tại Brighton và sau đó tại St Kilda Road, qua đó đã lừa gạt khách hàng số tiền hơn $385,0000.
Khi bị cảnh sát bắt, Di Paolo tuyên bố có bằng cử nhân hoa học và y khoa, đã là bác sĩ thực thụ tại Ý.
Có đến 33 nạn nhân ra tòa làm chứng để buộc tội ông ta và cáo trạng nêu ra những trường hợp kỳ quái như bơm tinh trùng vào dạ dày một phụ nữ, dùng ống chích hút tinh trùng của một ông chồng mà không gây tê khiến dương vật ông ta sưng vù lên. Năm 2015 ông ta còn phỉnh phờ một nữ bệnh nhân bất mãn bằng cách gởi hình chụp siêu âm, cho thấy hình đứa bé thụ thai trong tử cung của bà ta.
Cáo trạng cho hay ông ta đã phỉnh phờ những phụ nữ vô sinh là họ mang thai, tính tiền một bệnh nhân đến $30,000 bằng cách chích những thứ thuốc vô bổ vào cánh tay, cổ và bụng. Đó là chưa kể tội “khám ngực nữ khách hàng mà không đeo bao tay”.
Nhưng giọt nước làm tràn ly dẫn đến hình phạt nặng nề này là vụ bác sĩ giả Shyam Acharyangười Ấn Độ, kẻ đã ăn cắp bằng cấp và căn cước của một bác sĩ tại Ấn Độ để đến Úc hành nghề trong suốt 11 năm tại các bệnh viện ở NSW. Trong 11 năm trời, từ 2003 đến 2014, Acharya đã làm việc dưới cái tên “Bác sĩ Sarang Chitale” tại các Bệnh viện Manly, Hornsby, Wyong và Gosford, có khi làm việc trong khoa cấp cứu. Thực chất thì Acharya đã ăn cắp bằng và căn cước của Sarang Chitale và ghi danh với Hội đồng Y khoa NSW vào năm 2003.
Tháng Năm năm 2014 Acharya ngưng hợp đồng với Bộ Y tế NSW vì không được phép hành nghề bác sĩ do không hội đủ các dòi hỏi mới khi đăng bộ hành nghề. Anh ta chuyển sang làm việc cho chi nhánh của hãng dược phẩm AstraZeneca tại Sydney, là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu trên thế giới, nổi tiếng với các loại thuốc chuyên trị ung thư và bệnh tim. Đến tháng Sáu năm 2015 anh ta chuyển sang làm cho công ty Novotech, một công ty tư nhân tại Sydney, chuyên tiến hành các thử nghiệm y tế. Chính tại đây Acharya đã khiến các đồng nghiệp nghi ngờ.
Tháng 9 năm 2015, Novotech vừa tiến hành điều tra, vừa thông báo cho Cơ quan Giám sát Y sĩ Úc (Australian Health Practitioner Regulation Agency: AHPRA).
Bộ Y tế NSW hoàn toàn không hay biết gì về việc này và chỉ nhận ra sự thật vào tháng 11 năm ngoái khi AHPRA liên lạc để xin truy lục hồ sơ cá nhân của anh ta. Tuy nhiên đến lúc này thì Acharya đã cao bay xa chạy, có lẽ trốn về Ấn Độ,
Đến lúc này các cơ quan hữu trách đã dò lại hồ sơ các nhân của nghi can và phát hiện ít nhất một vụ cẩu thả y khoa, khiến kíp điều trị phải hủy bỏ quy trình chữa trị liên quan đến một bệnh nhân bị gãy tay tại Bệnh viện Manly.
Kết quả điều tra cho thấy Acharya rất giỏi trong việc đóng kịch bác sĩ và thậm chí còn khiến một số đồng nghiệp nể phục mình.
AHPRA đã truy tố nghi can ra tòa theo luật Liên bang với tội danh giả bác sĩ. Tuy nhiên theo luật hiện tại hình phạt cao nhất cho tội giả bác sĩ chỉ là số tiền phạt $30,000
Lúc đó Bộ trưởng Y tế NSW Brad Hazzard cho rằng mức phạt này không đủ và một kẻ như Acharya phải bị phạt tù mới đáng tội. Theo ông thì việc một người ngoại quốc có thể vượt qua biên giới để vào Úc với một passport giả, căn cước giả và bằng bác sĩ giả để làm việc là điều rất bực mình.
Một vụ khác là “nha sĩ lậu” Muhammet Velipasaoglu, hành nghề lậu từ năm 203 nhưng đến năm 2015 mới bị lột sau khi điều trị cho hàng trăm bệnh nhân ở Melbourne năm 2015.
“Nha sĩ” này gốc Thỗ Nhĩ Kỳ, bị một bệnh nhân nghi ngờ nên báo cho cơ quan thẩm quyền, sau đó AHPRC tiến hành điều tra. Phát hiện “nha sĩ” không có bằng nha khoa và giấy phép hành nghề, cơ quan này đã báo cho cảnh sát. Ngày1.5.2015 Cảnh sát Victoria cùng AHPRC lục soát căn nhà ông ta sử dụng làm phòng mạch tại Rocklands Rise, thuộc vùng Meadow Heights. Tại đây các nhân viên kiểm soát y tế đã tịch thụ các thiết bị nha khoa và các loại dược phẩm cấm, chỉ những người có bằng cấp và giấy đăng bộ hành nghề nha khoa mới được phép sở hữu để chữa trị cho bệnh nhân. Đáng nói hơn, phòng mạch lậu này hoạt động dưới tiêu chuẩn cho phép về vệ sinh, không đủ tiêu chuẩn sát trùng và khử trùng, dẫn đến quan ngại rằng các bệnh nhân hay khách hàng đến đây rất dễ truyền bệnh hay lây bệnh cho nhau.
O^ng Velipasaoglu từng có bằng nha sĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ tuy nhiên bằng này không được công nhận tại Úc,mà ông cũng đã không xin chứng chỉ tương đương hay học lại., chỉ làm bừa.
Lúc đó Bộ Y tế Victoria đã ra thông báo kêu gọi những ai đã từng đến khám răng, chữa răng tại phòng khám nha khoa lậu của ông Velipasaoglu phải tiếp xúc với mình ngay để thử nghiệm, xem xét có bị nhiễm các loại virus Hepatitus B, Hepatitus C, và HIV hay không.
Dẫu vậy trong phiên xử tháng Tám năm 2015 ông chỉ bị phạt $20,000, cùng $13,137 án phí. Thêm vào đólà phải làm việc công ích 250 giờ và sống trong sự quản thúc 17 tháng!