Mùa Đông trong Thế giới Đại đồng Trung Quốc!

Cơ là đói. Hàn là lạnh, rét. Cơ hàn là đói lạnh. Khi bao tử rổng không, thì cái lạnh càng thêm khắc nghiệt!

Hàng năm khi những ngón tay giá lạnh của mùa đông về, chạm lại vào thân thể những người vô gia cư, rét buốt, những mảnh đời càng bất hạnh hơn trong nỗi cơ hàn.

Mùa đông năm nay có thể đến rất sớm ở Quý Châu, Trung Quốc, và cái tin chua xót: 5 trẻ em vô gia cư Trung Quốc chết ngạt trong thùng rác đặt trên đường phố.

***

Cái bi kịch nầy làm gợi nhớ đến truyện ngắn xuất bản lần đầu năm 1845, Cô bé bán diêm (The Little Match Girl) của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen.

Câu chuyện về niềm hy vọng và ước mơ đã chết của em bé bán diêm trong đêm Thiên Chúa sắp chào đời!:

Que thứ nhất bật lên, hơ tay trên ngọn lửa ấm áp sáng bừng như cây nến nhỏ, em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi sắt to với chân đế và tháp trang trí bằng đồng. Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.

Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, bé nhìn thấy trong nhà là một bàn ăn phủ khăn trắng như tuyết với con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút. Và lạ kỳ chưa! con ngỗng bỗng từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt.

Bé bật một que diêm nữa, và thấy mình đang ngồi dưới cây thông Noel trang hoàng dây nến và tranh rực rỡ. Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, em thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi một vì sao rơi xuống, “Ai đó đang từ giã cõi đời…”, em bé nghĩ vì nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý mình trên cõi đời này.

Cô bé bật que diêm thứ tư, ánh sáng bỗng bao trùm, giữa vầng sáng, bà đang đứng đó, mỉm cười hiền hậu và âu yếm. “Bà ơi!”, em khóc nấc lên, “Bà mang cháu đi cùng nhé! Cháu biết bà sẽ rời bỏ cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ”.

Em vội vàng cho cả gói diêm vào ngọn lửa, ánh sáng bừng lên còn hơn cả vầng dương và bà trông như chưa đẹp lão, cao lớn đến thế bao giờ. Bà ôm em trong vòng tay rồi cả hai cùng bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, xa dần mãi mặt đất, đến với Chúa, đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau.

Rạng sáng hôm sau, người ta thấy cô bé đáng thương đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi. Em đã chết cóng, tay vẫn nắm chặt những que diêm, một nhúm đã cháy tàn…

***

Hơn 150 năm sau, câu chuyện thương tâm ở xứ Đan Mạch xa xôi đã trở thành một sự kiện bi thảm ở Trung Quốc. Sáng thứ sáu, ngày 16, tháng 11, thành phố Bijie, tây nam tỉnh Quý Châu, nhiệt độ xuống tới 6 độ C, một bà lượm rác 83 tuổi bất ngờ phát hiện thi thể của 5 em nhỏ chết ngạt, vì thán khí, bên cạnh một đống than đang cháy dở trong thùng rác.

Các em đã chui vào cái thùng rác ngang 1.3m, dài 1.6m, trốn cái lạnh cắt da bằng cách đốt than lên để sưởi. Các em đóng cửa thùng rác lại, để tránh cơn gió Đông và các em đã đóng lại cuộc đời mình vĩnh viễn khi tuổi mới lên chín, lên mười.

Cái chết bi thảm của 5 đứa trẻ làm bùng lên nỗi niềm căm giận từ dư luận; nên chính quyền tỉnh Quý Châu trước sự phẫn nộ của nhân dân đã ‘chỉ’ lung tung.

Một chính quyền của Bí thơ tỉnh ủy ‘Đổ Thừa!’. Tám quan chức ‘cắc ké, cò con’ bị sa thải hoặc đình chỉ chức vụ. Phải có ‘thằng’ nào chịu tội chớ với điều kiện không phải là ‘tao’. Vậy thôi!

Còn chính quyền Trung ương của Thừa tướng Ôn Gia Bảo sao không thấy động tĩnh gì hết, chỉ im re?!

Mấy lần trước, khi đất nước Trung Quốc gặp thiên tai như động đất hay lũ lụt thì Ôn Thừa tướng đều vội vã đi thăm nhưng không quên lận lưng theo chai dầu ‘Nhị Thiên Đường’ để nếu cần, thì xức vào mắt, mà khóc thương cho những cảnh đời bi thảm của quần chúng ‘nhân dân’ đang ‘nhăn răng’ ra vì đói khổ.

Ôn Thừa tướng đã chia sẻ bữa cơm đạm bạc với những kẻ khốn cùng nên truyền thông Trung Quốc ‘đè’ Thừa tướng ra, mà gắn cho cái tiếng thân thương ‘Ông Ngoại Ôn’ (Grandpa Wen)

***

Vậy mà mới đây cái ‘thằng’ nhà báo phản động ‘Thời Báo Nữu Ước’ (The New York Times) dám chạy tin rằng: tài sản chìm nổi của gia đình Ôn Gia Bảo không thể nào đếm nổi. Vì mỏi miệng lắm, xéo quai hàm, mà chưa chắc đã đếm xong?!

Ôn Thừa tướng tục danh là Ôn Gia Bảo, bảo vật của gia đình, nên lên ngôi Thừa tướng năm 2003 cho tới nay mà Gia Bảo của Ôn Thừa tướng đã lên tới 2.7 tỉ đô la. Và tháng Mười Một, năm 2012 là Ngoại xuống rồi, nếu không, chắc ‘Gia Bảo’ còn nhiều… nhiều tỉ nữa.

Đúng là bọn phản động nước ngoài chơi đễu ‘bôi tro, trét trấu’ lên mặt Ngoại. Nó nói rằng: má Ngoại tức bà “Cố’, 93 tuổi rồi, mà còn đầu tư vào Công ty Bảo hiểm ‘Ping An’ 120 triệu đô Mỹ.

Còn phu nhân của ‘Ngoại’, tức bà Ngoại, lợi dụng uy quyền của chồng mình để nhận hoa hồng ‘khủng’ trong việc mua bán kim cương.

Còn con trai của Ngoại, gọi là ‘Cậu’, là Xếp của Công ty Unihub.

Con gái của ‘Ngoại’, gọi là ‘Dì’, thì có cổ phần trong Công ty vàng bạc đá quý Gallop.

***

Ôn Thừa tướng đòi thưa ‘thằng’ báo New York Times, của con cọp giấy Mỹ, ra tòa về tội đặt điều, bêu xấu lãnh đạo!

Và có lẽ Ngoại bận đi ‘thưa’ mấy thằng phản động ‘Bạch quỷ’ ra ba tòa quan lớn cho nó biết thân vì đặt điều láo khoét, nên ‘Ngoại’ quên bẳng đi lời kêu than thống thiết, không những của 5 em nhỏ chết thảm ở Quý Châu mà còn cả chừng 1.5 triệu em bé Trung Quốc đang lang thang trên nẻo đời cơ nhở khi mùa Đông đã tới sát bên khung cửa.

Mùa đông Quý Châu, Mùa đông Trung Quốc năm nay lạnh quá! Ngoại ơi!

***

Cái bi kịch của 5 đứa bé vừa mới lên chin, lên mười, chết trong thùng rác vì đốt than để sưởi ấm trong mùa Đông cuối năm 2012; lúc đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuyển giao quyền lực (từ Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo sang Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường) tưởng đã chìm xuồng trong quên lãng.

Thì tân Thừa tướng Lý Khắc Cường hứa hẹn mở cuộc điều tra khẩn cấp để những bi kịch đau lòng đến thế không được phép xảy ra nữa. Nhưng đó chỉ là lời hứa của con ma nhà họ Hứa.

Phóng viên nước ngoài đến Quý Châu để làm một phóng sự điều tra thì bị Công an Trung Quốc trục xuất. Chỉ có cơ quan truyền thông thuộc Bộ Thông tin Tuyên tryền mới được phép làm.

Một người Trung quốc tranh đấu cho quyền của trẻ em nói: “Chánh quyền của chúng tôi muốn che dầu sự thật nên bi kịch nầy không bao giờ chấm dứt được đâu. Khi công luận toàn thế giới biết tới thì một tội ác mới là một tội ác. Quan chức đảng Cộng Sản chỉ bận tâm lo cho gia đình và đường công danh hoạn lộ của chính mình. Những vấn nạn nầy sẽ tiếp tục bị chúng che giấu hầu giữ ghế thế thôi!”

Phóng sự điều tra về nạn tham nhũng trong chánh quyền Cộng sản, về sự vô tâm của bọn cầm quyền trước nổi thống khổ của trẻ em được lan truyền như chớp trên ‘internet’.

Hậu quả là nhà báo nầy bị đuổi việc, bị xử hai năm tù. Mãn tù, ông và vợ bị buộc phải đi an trí trên đảo Hải Nam để chờ dự luận lắng xuống.

***

Dưới cái thời “Big Daddy Xi” (Bố bự Tập), sự thực trần truồng trong cái thế giới đại đồng Trung Hoa vĩ đại cũng chẳng khá gì hơn! Ở vùng quê tỉnh Quý Châu ¼ dân số vẫn sống dưới mức cùng khổ, thu nhập khoảng 1 đô la Mỹ một ngày.

Vì chánh sách hộ khẩu (hukou) khắc nghiệp của chánh quyền, trẻ con bị bỏ lại với ông bà đã già yếu ở quê; trong khi cha mẹ chúng đi làm thuê cho các hãng xưởng xa nhà cách 1200 dặm.

Một năm chỉ có dịp Tết Âm lịch mới được về thăm con. Những người dân cùng khổ nầy chỉ biết gục đầu cam chịu. “Vì chúng tôi rất nghèo biết làm sao bậy giờ”

Cuối cùng, mùa Đông Quý Châu sẽ tiếp tục lạnh giá và trẻ con sẽ tiếp tục chết. Bi kịch nầy chỉ có thể chấm dứt khi toàn thể dân Trung Quốc đứng lên cùng nhân dân Hong Kong để chấm dứt đảng Cộng Sản Trung Quốc mà thôi!

Đoàn Xuân Thu.

Melbourne.

Related posts