Trung Quốc có rất nhiều láng giềng, trong số đó có nhiều láng giềng không hề bị ảnh hưởng của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử như Ấn Độ, Nepal, Nga, Mông Cổ…. Nhưng có rất nhiều láng giềng bị “Trung hóa” như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Myanmar. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: nghèo đói và lạc hậu, cô đơn và bất hạnh.
Sẽ là quá khập khiễng khi so sánh bất kỳ nhân vật chóp bu nào của đảng CSVN
với Thein Sein (phải) – người đã rũ áo tổng thống để xuất gia, sau khi đặt viên
gạch dân chủ cho đất nước này.
Thoát
khỏi nanh vuốt nô dịch của Trung Quốc để phát triển là đòi hỏi nóng bỏng của
Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19. Bằng cách mở cửa để giao thương với Mỹ và Châu Âu,
học hỏi văn minh Châu Âu về mọi phương diện, chỉ trong một thời gian ngắn, Nhật
Bản đã trở thành một cường quốc. Khi Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên vào đầu thế
kỷ 20, Nhật Bản cũng đã tiến hành xây dựng các chính sách hữu dụng để Triều
Tiên thoát khỏi bóng ma Trung Quốc.
Mông Cổ là một điển hình khác về sự thoát Trung. Khi còn là một quốc gia có ý
thức hệ cộng sản và bị kẹp giữa hai ông lớn cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc,
Mông Cổ đã chủ động chọn bạn Liên Xô ít nô dịch hơn, ít tráo trở hơn. Khi trở
thành một quốc gia dân chủ, Mông Cổ đã không chọn bạn là hai người láng giềng
khổng lồ mà chủ động chọn hai người bạn Mỹ và Nhật Bản.
Myanmar là một quốc gia láng giềng khác của Trung Quốc đang tái xác lập nền dân
chủ. Đất nước này tự ý thức được rằng, nếu không thực hiện các chính sách thoát
Trung, Myanmar không thể đi trên con đường dân chủ. Myanmar thoát Trung Quốc
như thế nào?
Khi được Anh trao trả độc lập vào tháng 01-1948, Myanmar là một quốc gia dân
chủ. Năm 1962, Myanmar trở thành một nước xã hội chủ nghĩa sau cuộc đảo chính
do tướng Ne Win cầm đầu và thực hiện. Ngày 30 tháng 3 năm 2016, ông Htin Kyaw
trở thành tổng thống dân sự đầu tiên sau một cuộc bầu cử tự do, đánh dấu việc
tái xác lập nền dân chủ ở Myanmar.
Myanmar hay còn gọi là Miến Điện là quốc gia không cộng sản đầu tiên thừa nhận
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 17-12-1949. Trong giai đoạn từ năm 1950
đến nắm 1961, hai quốc gia này chung sống hòa bình. Giai đoạn năm 1962 đến năm
1971 là giai đoạn thù nghịch giữa hai quốc gia đã một thời hữu hảo. Trong giai
đoạn này, Trung Quốc đã bí mật ủng hộ Đảng Cộng Sản Miến Điện để tạo ra cuộc
nội chiến trên đất Miến Điện. Đảng Cộng Sản Miến Điện thành lập năm 1939 được
Đảng Cộng Sản Trung Quốc yểm trợ và hậu thuẫn về tất cả mọi mặt, đã tiến hành
đấu tranh vũ trang và bạo lực khủng bố với quân đội Miến Điện với mục tiêu biến
Miến Điện thành một đất nước cộng sản. Vào thời kỳ này, Cách mạng văn hóa do Mao
đề xướng đã bùng phát dữ dội tại Trung Quốc và lan đến Myanmar có nhiều người
gốc Trung Quốc. Những người Myanmar gốc Trung Quốc đã cuồng nhiệt tham gia vào
đảng Cộng Sản Miến Điện, thành lập các đội Hồng Vệ Binh, tuyên truyền chủ nghĩa
vô sản và tư tưởng Mao một cách công khai tại các nhà máy, trường học, công sở
và khu dân cư. Cùng lúc đó, tàn quân của Quốc Dân Đảng ở Miến Điện đã tiến hành
tự vũ trang, lập căn cứ và sản xuất thuốc phiện. Đất nước Myanmar gần như rơi
vào tình trạng nội chiến mà kẻ giật dây và nuôi dưỡng chính là Trung Quốc Cộng Sản.
Để thiết lập an ninh trên toàn quốc, chính phủ Myanmar đã chọn giải pháp cực kỳ cứng rắn là tuyên bố ngừng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ giữa năm 1967 đồng thời huy động cảnh sát và quân đội trấn áp những cuộc nổi loạn của người Hoa, tống xuất những người Hoa thân Trung Quốc về Trung Quốc, và càn quét các căn cứ quân sự của đảng Cộng Sản Miến Điện và tàn quân Quốc Dân Đảng.
Trong
giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1987, mối quan hệ Myanmar- Trung Quốc được coi là
mối quan hệ thực dụng, hai bên đều có lợi. Do nhu cầu bang giao với Hoa Kỳ và
loại Đài Loan để giành lấy ghế ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp
Quốc, Trung Quốc đã chủ động mở các liên lạc ngoại giao với chính phủ Myanmar
để nối lại các quan hệ hữu nghị. Năm 1972, Trung Quốc giảm dần sự ủng hộ đối
với đảng Cộng Sản Miến Điện và phối hợp với Myanmar càn quét tàn quân Quốc Dân Đảng.
Năm 1978, trong chuyến thăm đến Myanmar, Đặng Tiểu Bình đã chính thức tuyên bố
cắt đứt mọi liên hệ với đảng Cộng Sản Miến Điện, qua đó tạo lòng tin với chính
quyền và nhân dân Myanmar.
Giai đoạn 1988- đến năm 2010 là giai đoạn hữu nghị “ môi hở răng lạnh” giữa
Myanmar và Trung Quốc. Vào thời Kỳ này, Myanmar được một tập đoàn quân phiệt
cai trị hà khắc, bị thế giới cô lập cả về ngoại giao lẫn kinh tế nên phải ngả
hoàn toàn về phía Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh nhiệt tình đứng về quân
phiệt Myanmar với mục đích khai thác triệt để các nguồn khoáng sản quý giá của
Myanmar và mượn đường Myanmar để tiến xuống vùng biển phía Nam. Dưới áp lực của
Trung Quốc, Myanmar đã phải: 01) Chấp nhận nguồn đầu tư đến từ Trung Quốc, và
vay tiền của Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng kinh tế; 02) Toàn bộ vũ khí,
trang thiết bị của quân đội và cảnh sát đều phải mua từ Trung Quốc; 03) Cho
phép Trung Quốc ồ ạt khai thác gỗ, dầu khí, khí đốt và xây các đập thủy điện để
chuyển điện về Trung Quốc.
Cho đến thời điểm năm 2010, Myanmar hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc và trở
thành con rối của Trung Quốc. Còn người dân Myanmar trở thành nạn nhân quằn
quại bởi các dự án kinh tế mang tính thảm sát môi trường và lòng tham vô đáy
của những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
Khát vọng dân chủ của nhân dân Myanmar và sự tráo trở của chính quyền Trung
Quốc đã làm cho Myanmar ngày càng rời xa Trung Quốc. Vào năm 2009, chính quyền
và người dân Myanmar đã cực kỳ giận dữ khi phát hiện ra rằng, chính quyền Trung
Quốc đã tái vũ trang cho những nhóm sắc tộc người Hoa, người Pao, người Wa và
người Kolang để chống lại chính quyền và nhân dân Myanmar. Sự giận dữ của người
dân càng lên cao hơn khi các dự án khai thác tài nguyên ở Myanmar do Trung Quốc
thực hiện đã làm nảy sinh những thảm họa thiên tai, thảm họa nhân đạo và làm
gia tăng các tệ nạn xã hội. Phong trào bài Trung và thoát Trung dần hình thành
ở Myanmar, song hành với nó là khát vọng dân chủ.
Đầu tháng 2/2011, Quốc hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây là
tướng lãnh, ông Thein Sein làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm
quyền của quân đội. Và, quá trình thoát Trung của Myanmar đã diễn ra, bắt đầu
từ các dự án kinh tế.
Vào tháng 8-2018, do lo ngại về vấn đề bẫy nợ của Trung Quốc, chính quyền
Myanmar đã quyết định cắt giảm dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu do Trung Quốc đầu
tư từ quy mô đầu tư 7.3 tỉ USD xuống còn 1.3 tỉ USD. Đây là một cú shock lớn
đối với ông Tập Cận Bình- cha đẻ của đại dự án Một vành đai- Một con đường.
Trước đó, vào năm 2014, dự án đường sắt trị giá 20 tỉ USD mở đường cho Trung
Quốc tiến ra Ấn Độ Dương qua lãnh thổ Myanmar đã bị hủy bỏ do sự phản đối mạnh
mẽ của dư luận Myanmar cũng như sự chậm trễ triển khai dự án của Trung Quốc.
Cũng trong năm 2014, dự án khai thác mỏ đồng Letpadaung trị giá 1 tỷ USD của
Công ty TNHH Khoáng sản Vạn Bảo thuộc Tập đoàn Công nghiệp Binh khí Trung Quốc
đã bị chính quyền Myanmar rút giấy phép vì lý do không tuân thủ các quy định về
an toàn- sức khỏe và môi trường.
Myanmar ngày càng khắt khe với các dự án đầu tư trực tiếp đến từ Trung Quốc.
Chính Tân Hoa xã của Trung Quốc xác nhận rằng, đầu tư của Trung Quốc vào
Myanmar trong năm 2013 chỉ bằng 10% của năm 2012. Hãng tin này từng thảng thốt
kêu lên vào năm 2014: Rất có thể Trung Quốc đã mất Myanmar!
Trước đó nữa, vào năm 2011, người dân Myanmar và nhiều tổ chức xã hội dân sự đã
yêu cầu chính quyền Myanmar đóng cửa, ngừng khai thác đối với hai dự án thủy
điện Lahar và Tarpein do Trung Quốc đầu tư xây dựng và khai thác do lo ngại các
thảm họa mà hai dự án này có thể gây ra. Chính quyền Myanmar đã nhanh chóng đáp
ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Từ tháng 3-2011 đến năm 2012, người dân Myanmar kiên trì phản đối dự án đập
thủy điện Myitsone trên sông Irawaddy có tổng vốn dầu tư 3.6 tỉ USD do Trung
Quốc đầu tư và xây dựng với lý do dự án này sẽ gây nên các thảm họa môi trường.
Vào cuối năm 2012, chính quyền Myanmar đã quyết định đóng băng dự án thủy điện
tai tiếng này.
… “Điệp khúc phổ biến ở Myanmar là các khoản đầu tư của Trung Quốc không hỗ trợ
sự phát triển bền vững, chuyển giao công nghệ hay các cơ hội việc làm dài hạn,
mặc dù tạo ra những tác động tiêu cực dài hạn đối với môi trường tự nhiên và xã
hội. Kết quả là, nhiều tiếng nói ở Myanmar đã yêu cầu phải đàm phán lại và thậm
chí là hủy bỏ các hợp đồng của Trung Quốc. Dự án thủy điện Myitsone là một ví
dụ thường được trích dẫn vì hợp đồng của nó bị cáo buộc cho phép truyền 90% sản
lượng điện của đập này sang Trung Quốc. Hơn nữa, các hợp đồng FDI của Trung
Quốc bị cáo buộc là đã không tuân thủ các quy định về môi trường, dọn sạch các
chất gây ô nhiễm và đóng thuế cho chính phủ quốc gia.”, Jonathan T. Chow, phó
giáo sư về quan hệ quốc tế, Đại học Ma Cao, Trung Quốc đã viết như vậy trong
bài viết “Trung Quốc- Myanmar: Cần hướng tới một mối quan hệ chuẩn mực quốc tế”
(http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/5743-quan-he-trung-quoc-myanmar-theo-chuan-muc-quoc-te).
Dù chủ động thoát Trung Quốc về kinh tế nhưng nền kinh tế Myanmar vẫn có những
phát triển tích cực hướng đến sự bền vững. Năm 2017, Myanmar đạt tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6.4% và tăng trưởng trung hạn lên đến 7.2%.
Trong năm tài khóa 2014- 2015 đến giữa năm 2018, dù vắng bóng các nhà đầu tư
lớn và có trách nhiệm từ Mỹ và phương Tây, Myanmar vẫn thu hút được 30 tỉ USD
đầu tư, một nửa trong số đó đến từ Singapore.
Không chỉ thoát Trung Quốc về mặt kinh tế, Myanmar còn mạnh mẽ thoát Trung Quốc
về mặt chính trị.
Sau khi lên làm tổng thống, ông Thein Sein ngay lập tức dẫn đầu một phái đoàn
bộ trưởng gồm 13 người đến thăm Ấn Độ, và tiến hành ký kết 8 hiệp ước hợp tác
quan trọng với Ấn Độ vào ngày 14-10-2011. Tiếp theo đó, vào tháng 11-2011, tổng
thống Thein Sein sang Indonesia dự họp Hội nghị cấp cao ASEAN và được trao ghế
chủ tịch ASEAN luân phiên. Tiếp đó, tổng thống Thein Sein sang Nhật Bản vào
tháng 4-2012 và chính thức được Nhật Bản xóa khoản nợ khổng lồ lên đến 3,77 tỉ
USD. Tổng thống Thein Sein không hề viếng thăm Trung Quốc chính thức kể từ khi
ông giữ chức và từ chức tổng thống vào tháng 4-2016, điều đó cho thấy ông ta
cũng như chính quyền dân chủ non trẻ Myanmar muốn đoạn tuyệt với một Trung Quốc
tráo trở và đầy bất trắc. Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2018,
không có nguyên thủ quốc gia nào của Trung Quốc thăm chính thức Myanmar.
Trong khi thực hiện tiến trình rời xa Trung Quốc, Myanmar đã nhanh chóng kết
thân với Mỹ. Vào ngày 19-11-2012, tổng thống Mỹ B. Obama đã đến thăm Myanmar và
trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar. Sự kiện này đã gây chấn động
thế giới. Với hình ảnh xuất hiện trên những chiếc áo thun, những cái ly và thậm
chí trên cả những bức tường có hình vẽ theo kiểu graffiti, tổng thống Mỹ Barack
Obama đã gây nên cơn sốt tại Myanmar. Một thanh niên Myanmar 28 tuổi, bán hàng
rong tên là Thant ZaW Oo nói: “Tôi nghĩ chuyến thăm của ông ấy giúp nhiều
cho con đường tới dân chủ của chúng tôi và khích lệ chính phủ Myanmar tiếp tục
tiến trình cải cách. Tôi muốn nói với Tổng thống Obama rằng ông ấy hãy thúc
giục chính phủ Myanmar tiếp tục con đường dân chủ một cách kiên định và hướng
tới nhân quyền toàn diện, điều mà đất nước tôi cần”.
Sau đó không lâu, vào ngày 01-12-2012 ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến
Myanmar và đã gặp các lãnh đạo Myanmar nhằm thúc đẩy cải cách chính trị, thúc
đấy tiến trình dân chủ. Đó là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ đến
Myanmar kể từ năm 1955.
Vào năm 2016, Hoa Kỳ tiến hành xóa bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar do
Myanmar đã có nhiều tiến bộ trong nhân quyền.
Không hề thăm viếng Trung Quốc, nhưng tổng thống Myanmar, ông Thein Sein đã
công du đến Hoa Kỳ hai lần, một lần vào tháng 9-2012, và một lần vào tháng 5-
2013. Rõ ràng, đối với tổng thống Thein Sein nói riêng và nhân dân Myanmar nói
chung, nước Mỹ và thế giới dân chủ chứ không phải Trung Quốc mới cần thiết đối
với Myanmar.
Dù những giá trị dân chủ ở Myanmar còn mong manh và dễ vỡ nhưng Myanmar cũng đã
tìm kiếm được những giá trị mới để xác lập cuộc chơi theo chuẩn mực quốc tế, và
rời xa Trung Quốc luôn muốn nô dịch, thâu tóm và gây bất ổn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Myanmar đã thực hiện thành công cú đào thoát ngoạn
mục khỏi cái bẫy chông nhọn hoắt mà Trung Quốc chủ động hạ đặt.
Điệp vụ thành công nhanh chóng và nhẹ nhàng của Myanmar liệu có thể trở thành
tấm gương sáng để Việt Nam noi theo?
Tâm Don