Trận Chiến của Đặng Tiểu Bình,
hay Cuộc Chiến Tranh Tàu Việt 1979-1991
Zhang Xiaoming,
Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89 (22 trang)
Phan Văn Song phỏng dịch
Lời Mở thay Lời Kết:
Kính thưa quý thân hữu,
Kính thưa quý bà con,
Người dịch chúng tôi, Phan Văn Song thành thật cám ơn quý độc giả đã nhẫn nại chia sẻ tài liệu công phu và tỉ mỉ của Zhang Xiaominh cùng chúng tôi. Chúng tôi, cũng như bao bạn bè và bà con rất “sốt ruột” trước sự “thờ ơ với thời cuộc, vận mạng của đất nước mình” cảm rằng đây đang là một cuộc “tự tử tập thể – suicide collectif” của cả một dân tộc. Vẫn biết, tất cả là ngoài tầm tay của mỗi cá nhơn chúng ta… Một nhà nước “bán nước giữ Đảng”, một láng giềng to lớn, với mộng “bá chủ khu vực”, với truyền thống “thâu tóm toàn bộ không gian Tàu về một mối”. Khi một lá cờ biểu tượng bằng một ngôi sao trung ương lớn, được 4 ngôi sao nhỏ hầu chung quanh, chứng minh rằng đã nói rõ cho thế giới “giấc mộng bá chủ thiên hạ”. Và SẼ có nhiều ngôi sao khác hầu chung quanh nữa. Ngày nay, đã có Tạng, Hồi, Mông, Mãn, nhưng chưa đủ, chỉ một chặng đường.
Giấc mơ đã nói rõ: Một Con Đường – One Road – Nhất Lộ – đem Văn Hóa Hán vượt biên giới phía Tây, vượt sa mạc, vượt Tây Bá Lợi Á… đem Văn Hóa Hán xuôi về Nam chiếm Đông Dương Việt Miên Lào, mở cửa ra Vịnh Thái Lan… Gom vào tất cả, gom về một mối, một khu vực, một giang san, trói lại, bó lại trong một sợi giây nit- a belt – une ceinture, với Một vành đai – Nhất Đái – một sợi giây nịch làm biên giới One Belt…
Thế giới Tây Phương, thật thà cởi mở, chỉ thấy cái Mở: One Road… thông thương, thương mại, trao đổi. Route de la Soie – Silk road, mập mờ đánh lận con đen, lường gạt thiên hạ! Nhưng thế giới phương Tây không thấy sợi giây nịt – the Belt, thắt chặt gói tất cả trong một tư tưởng, một văn hóa… Hán tộc, Tàu Cộng …
Bài viết của Zhang Xiaoming, giúp chúng ta, người Việt, thấy nhược điểm của Trung Cộng và PLA Quân đội Nhơn dân Trung Cộng. Chúng nó tự gọi chúng là quân giải phóng, tôi viết PLA không dịch ra (quý vị cũng biết cố tật của thằng tui rồi – xin quý vị thông cảm).
Cũng như các đại độc tài từng chinh phục thế giới, từ Tần Thủy Hoàng, qua đến Napoléon, Hitler, Stalin… Thành Cát Tư Hản, Timour Khan… từng chinh phục thế giới, mở mang bờ cõi, xâm lược bá tánh… cuối cùng cũng đổ vỡ… đất nước trở về với biên giới thiên nhiên, với bà con làng xóm, đồng ngôn đồng ngữ thôi…!
Rồi ngày mai, thế giới Tàu, cũng sẽ vỡ ra làm nhiều mảnh… Văn hóa Hán rồi đây, cũng như văn hóa La Tinh, văn hóa Hy Lạp, Văn hóa Slave… chữ viết abc latin Tây Âu, abc cyrillique Hy Lạp, Nga Đông Âu; Ả Rập, Hán… Nhưng, mai nầy, sẽ có Quảng Đông còn “cỏn Tung hỏa (Đông ngữ) sáu âm, sẽ có Phước Kiến nói Phước Kiến, sẽ có Bắc kinh “sua quả dzu (quốc ngữ, nhưng còn quốc ngữ không hay pei dzu bắc ngữ?)… Một anh bạn người Hoa đã nói với chúng tôi, ngày mai phải là một Liên Minh các Quốc Gia Tàu thành hình và lúc ấy thế giới mới yên ổn … Tôi tưởng anh nói sai hỏi “Tu veux parler d’une Fédération? – Bạn muốn nói là một Liên Bang?”
Anh trả lời: ”Non je veux parler d’une UNION – một Liên hiệp, như Liên hiệp Âu châu với các quốc gia độc lập khác nhau, với những chánh thể khác nhau… Tàu là một lục địa, như Âu Châu vậy! Với những khác biệt địa lý, con người khác biệt nhau miền Bắc miền Nam, hai dân tộc, hai địa lý khác nhau hoàn toàn… La Chine est un continent, comme l’Europe, avec des géographies différentes, des peuples différents, des mentalités, des cultures et même des civilisations différentes…Le Nord peuplé de nomades, chasseurs, éleveurs, … n’a rien à voir avec le Sud d’agriculteurs cultivateurs rizières…Les uns vivaient au quotidien, les autres vivaient avec la saison…Les uns vivaient dans des tentes au gré des troupeaux, les autres vivaient sur leur terre… Và anh ấy mơ những quốc gia chánh như Quảng Đông (xứ của Tôn Quyền) với Hong Kong, Quảng Châu… như Tư Xuyên (xứ của Lưu Bị) với Thành Đô, Chung King… hay Bắc Kinh Tây An … Giắc mơ trở về thời Tam Quốc, Ngũ Quốc? … Why Not?
Nhưng đó là chuyện người Tàu. Hãy trở về với Việt Nam… 13 lần quân Tàu chiếm Việt Nam, 13 dân Việt nổi dậy đuổi được Tàu… 1000 đô hộ, vẫn giữ được tiếng nói, phong tục…1000 độc lập, giữ nước… Tàu đánh ta 7 lần, 7 lần ôm đầu máu chạy về… Và với 70 năm tình hữu nghị Tàu Cộng Việt Cộng; Tàu Cộng cũng đánh Việt Cộng như thường. 1979, Đảng Cộng Sản Việt cho phép đánh, dân quân Việt đánh Tàu tơi bời, PLA Tàu cộng ôm đầu máu chạy về Tàu… nhưng tuyên truyền Hà Nội im thinh thít, sợ Tàu mất mặt bầu cua. Trái lại, mười năm sau, Việt Cộng cấm đánh Tàu Cộng, Việt Nam mất toi Trường Sơn.
Tóm lại, PLA là một anh khổng lồ chơn đất sét. Dân Việt ta chớ sợ. Cứ đánh hắn sẽ ngã.
Ngày nay, Đảng Việt Cộng hèn nhát không cho phép.
Hãy Đuổi Đảng Việt Cộng xuống. Toàn Dân Việt tự lấy quyền, đuổi… Việt Cộng, Đánh Tàu!
Tự Ái dân tộc Việt đâu? Tự Hào Dân tộc Việt ta đâu?
Năm 2020 Việt Nam tự do hay là Việt Nam nô lệ vĩnh viễn!
Mong lắm!
Bài 4 & Hết
Huy động Chánh trị:
Theo tác giả (Zhang Xiaoming, PVS* chú thích)), công tác chánh trị đóng một vai trò trong việc giải tỏa những hoài nghi của các lính hải quân và không quân khi so sánh lực lượng chiến đấu của họ chống đối thủ Việt Nam đuợc trang bị tốt hơn (do viện trợ Liên Sô và cơ khí cùng vũ khí gốc Mỹ do Việt Nam Cộng Hòa để lại). Hải quân Trung Cộng thoạt đầu nghĩ rằng họ có thể dễ dàng đánh bại hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi biết được rằng họ có thể phải đối đầu với các chiến hạm trang bị hỏa tiển của Liên Sô, đa số thuỷ thủ Tàu mất tin thần, mất tự tin vào khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Cộng. Để giải tỏa, cán bộ chánh trị hải quân Tàu cộng bèn sử dụng tuyên truyền, để kích thích tinh thần yêu nước, phân tách những nhược điểm của hải quân Sô Viết, rằng nào hải quân Sô Viết hoạt động xa quê nhà, nào phải phụ thuộc vào một tuyến tiếp liệu rất dài.
Không quân Tàu Cộng cũng vậy, cũng phải qua các cuộc họp, học tập, để đối phó với thái độ hoài nghi của các phi hành đoàn, bằng học tập lời dạy của Mao rằng “vũ khí là một yếu tố quan trọng nhưng không quyết định trong chiến tranh, chính con người mới là yếu tố quyết định.” Các cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên đã được mời đến để kể chuyện họ bay đánh máy bay Mỹ F-86 Sabres để chứng minh những lời dạy của Mao là đúng. Cán bộ chánh trị cũng sử dụng làm bài học kinh nghiệm của không quân Pakistan đánh bại MiG-21 của Ấn Độ do Liên Sô chế tạo, với J-6 do Trung Cộng sản xuất, để tạo tự tin cho phi công Tàu Cộng khi giáp mặt với Việt Cộng. Tuy nhiên, các chỉ huy cũng nói rõ rằng, không thể xem thường MiG-21 của Việt Nam. Một số J-6 đã được trang bị hỏa tiển “không-đối-không”, mong rằng hỏa lực, từ nay, sẽ mạnh hơn đối thủ.
Công tác chánh trị, như ta thấy, đã đóng vai trò then chốt trong việc huy động tinh thần người lính. Nhưng hệ thống chánh trị cũng sẽ giúp đối phó với các vấn đề mà PLA gặp phải khi chiến đấu. Quan tâm số một là việc thiếu nhơn sự lãnh đạo, đặc biệt là ở cấp trung đội và đại đội. Giữa tháng 12 năm 1978, Tổng Cục Chánh Trị ra lệnh các đơn vị phải lắp các chỗ trống lãnh đạo và phải tổ chức một kế hoạch để tránh bị gián đoạn giây chuyền chỉ huy trong hoạt động quân sự. Quân Ủy Trung Ương chuyển quyền thăng cấp cán bộ sư đoàn cho các đảng ủy quân khu và các cấp tác chiến. Ban chánh trị của các quân khu đã ra lệnh các đơn vị ở mọi cấp lập danh sách các ứng viên có khả năng chỉ huy. Mỗi tiểu đoàn và đại đội nhận lệnh thêm một cấp phó để bảo đảm giây chuyền chỉ huy. PLA có nề nếp tin vào các tổ chức Đảng để duy trì hiệu quả chiến đấu. Các chi nhánh Đảng trong đại đội kêu gọi đảng viên và đoàn viên thanh niên giữ vai trò tiên phong trong chiến đấu và đảm nhận vai trò chỉ huy khi cần thiết. Công tác chánh trị cũng chuẩn bị tương tưởng cho lính Trung Cộng phân biệt thường dân Việt Nam với quân nhơn Việt Nam và sử dụng chiến tranh chánh trị và tâm lý chiến (giành lấy trái tim và khối óc của người dân) để đối phó với địch. Tổng Cục Chánh Trị ban hành một số quy định kỷ luật chiến đấu tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng binh sĩ Trung Cộng phải cố gắng giành lấy sự ủng hộ của dân chúng Việt Nam.
Trong giai đoạn chuẩn bị, người lính Trung Cộng phải học phong tục và lối sống địa phương cũng như tầm quan trọng của việc tiếp xúc và đối xử với người Việt Nam. Cũng như binh lính PLA đã từng làm trong khi chiến đấu bên trong đất Tàu nhà, người lính Tàu sang Việt Nam cũng phải tỏ ra là có quan tâm và đối đãi tử tế với thường dân Việt. Tổng Cục Chánh Trị yêu cầu mỗi đơn vị phải tổ chức một tổ công tác tuyên truyền để chinh phục thái độ người dân Việt Nam đối với Trung Cộng và quân đội Tàu, và như vậy, hạ ý chí và tinh thần chiến đấu của kẻ thù. Tổng Cục Chánh Trị cũng ra huấn lệnh các chỉ huy mở lớp dạy tiếng Việt cho binh sĩ, để họ có thể hô những khẩu hiệu tuyên truyền, huấn luyện chiến tranh tâm lý bằng phân phát tờ rơi và phát thanh, tránh ngược đãi tù binh Việt Nam… Tổng Cục Chánh Trị cũng nhắc lại chánh sách tù binh chiến tranh của PLA, chỉ rõ rằng sau khi bị bắt, các chiến sĩ dân quân Việt Nam sẽ được thả ngay sau khi được học tập chủ trương…
Huy động sự ủng hộ của xã hội:
Truyền thống Đảng Cộng Sản Liên Sô xưa, và nay Trung Cộng, đều luôn luôn sử dụng việc huy động xã hội mình phục vụ cho chiến tranh. Riêng xung đột Việt Hoa 1979, các nhà nghiên cứu phương Tây nhận ra rằng, lúc bấy giờ, dân chúng Trung Cộng có nhiều “ý kiến đa dạng” về cuộc chiến nầy, đặc biệt ở các thành phố lớn của hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, có rất ít “tình cảm nồng nhiệt ” đối với cuộc chiến này. Lực lượng PLA hầu như không thể hoạt động ở nước ngoài mà không cần huy động sự ủng hộ trong nước cho cuộc chiến. Các hồ sơ mới truy cập được của Trung Cộng cho thấy Đảng Cộng Sản Tàu nỗ lực rất lớn trong việc huy động sự trợ giúp của người dân địa phương cho cuộc chiến để ủng hộ PLA. Từ khi Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa thành lập, quân đội Tàu Cộng luôn được coi là một mẫu mực về vai trò tích cực đối với xã hội Tàu. Thế nhưng tiếng tăm của PLA cũng đã bị tổn hại nghiêm trọng khi nhóm quân nhơn lạm dụng quyền lực trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Thuyết phục công chúng Tàu hổ trợ cuộc xâm lăng Việt Nam đòi hỏi phải tạo một “tự hào dân tộc” đối với những người lính của PLA và và tạo lòng yêu nước. Đặc biệt công luận ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, rất bi quan về quyết định chiến tranh của Bắc Kinh. Hai cộng đồng địa phương nầy đã trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đến nay vẫn còn lạc hậu về xã hội và kinh tế, và nay, lại phải hy sanh cho nỗ lực chiến tranh Việt Nam.
Cách tiếp cận này không chỉ thể hiện quyết tâm của PLA tiếp tục theo thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao mà còn phản ánh những nhược điểm rõ ràng của PLA. Lãnh đạo PLA nhận ra rằng họ thiếu một hệ thống hậu cần để duy trì nỗ lực chiến tranh, và giải pháp quen thuộc là huy động sự trợ giúp của dân chúng. Tháng 11 năm 1978, Trương Chấn viết rằng sự trợ giúp về thức ăn, chỗ ở, và các đồ tiếp tế khác là rất quan trọng trong chiến tranh toàn cục lẫn các hoạt động quy mô nhỏ. Cụ thể ông ghi nhận rằng trợ giúp của dân chúng chiếm gần 80% toàn bộ trợ giúp cho các hoạt động quân sự trong cuộc xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969, và các tàu thuyền dân sự đã giúp chuyển 65% nguồn cung cấp dầu trong các trận đánh trên biển với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 (Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng sa). Tướng Chấn kết luận rằng ngay cả trong chiến tranh hiện đại ngày nay thì lực lượng vũ trang cũng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào chánh quyền địa phương trong việc cung ứng nhơn sự và lương thực.
Từ giữa tháng 12 năm 1978, các thành phố trực thuộc tỉnh và các quận/huyện ở Quảng Tây và Vân Nam đã phải vội vã thiết lập các trạm tiếp đón quân (jun ren jie dai zhan/军人接待站: quân nhân tiếp đãi trạm) dọc các tuyến đường sắt và các đường chánh dẫn đến biên giới để quân lính có thể nghỉ ngơi, nhận các bữa ăn và nước nóng. Mỗi chánh quyền huyện chịu trách nhiệm lo chỗ ở cho binh sĩ tại các khu vực tập hợp gần biên giới. Do các huyện biên giới rất nhỏ và lạc hậu về kinh tế, nên nhiệm vụ trợ giúp tuyến đầu vượt quá khả năng của họ. Trong vòng vài tuần, hơn 100 000 quân và lực lượng dân quân đổ xô tới huyện Hà Khẩu đối diện với thành phố Lào Cai của Việt Nam, nơi chỉ có 50 000 dân vào năm 1978. Chánh quyền địa phương đã phải dọn trống các văn phòng, nhà kho, và khu sanh hoạt riêng của họ để đáp ứng ăn. Dân làng và cư dân “bị” khuyến khích “tình nguyện” cho sử dụng nhà cửa họ vào việc quân sự. Một số chánh quyền địa phương huy động nhơn viên văn phòng, học sanh và giáo viên xây dựng các trại cột tre mái tranh làm các nơi trú quân.
Thời điểm đó, hệ thống tiếp tế của quân đội Trung Cộng vẫn còn hổ lốn, đòi hỏi mỗi đơn vị phải tự túc trong “cung ứng hàng tiếp tế thông thường”. Sự gia tăng đột ngột nhu cầu lương thực và hàng tiếp tế là một thách thức cho các cơ quan dịch vụ kinh tế và thương mại địa phương, họ phải cung cấp vừa cho cư dân địa phương lẫn quân đội. Các nhà cung cấp địa phương phải cung cấp thêm gia súc cho quân đội, trong khi các nhơn viên được phái tới các tỉnh khác thu mua thêm để bảo đảm cho mỗi người lính 50gr thịt heo mỗi ngày.
Tổng cộng có khoảng nửa triệu thường dân phục vụ cho các hoạt động chiến đấu hoặc công tác giúp tiền tuyến.
Tóm lại, huy động các lực lượng dân quân tham gia chiến đấu và phục vụ cho tuyến đầu là thông lệ của lực lượng võ trang do cộng sản lãnh đạo bắt nguồn từ thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao. Sự phụ thuộc của quân đội Trung Quốc vào các đơn vị dân quân phục vụ tiền tuyến cũng tiết lộ một tình huống tệ hại cho PLA, đó là PLA không có khả năng duy trì hoạt động chiến đấu xa nếu chỉ dựa vào chính mình. Tướng Chu Đức Lễ nhớ lại rằng lực lượng xâm lược PLA không cảm thấy an toàn khi hành quân tiến sâu vào Việt Nam vì không có an ninh tuyến sau, vì người dân quân địa phương Tàu đóng một vai trò quan trọng trong an ninh tuyến sau.
Đầu tháng 1 năm 1979, toàn bộ lực lượng dân quân đã được huy động. Theo báo cáo cuối cùng của chánh quyền tỉnh Vân Nam ngày 6 tháng 9 năm 1979, hơn 87 000 dân quân (630 đại đội) cộng với 5 000 ngựa và lừa của dân đã được huy động phục vụ (tải thương, chuyên chở). Hơn 21 000 dân quân hoạt động sát cánh với các đơn vị chính quy trong chiến đấu.
Sử dụng lực lượng dân quân không mặc quân phục trong một quốc gia thù địch hành quân cùng với các đơn vị quân đội, dễ gây ra nhầm lẫn trong lúc chạm trán với lực lượng phòng thủ của Việt Nam, vốn cũng dân quânn cũng mặc quần áo dân sự trên chiến trường.
Trong một vài trường hợp, lính PLA thấy mình không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải giết bất cứ ai không mặc quân phục, thậm chí một số trong đó có thể là đồng chí của họ.
Tướng Lễ cũng cho biết, rằng hơn 215 000 cư dân tỉnh Quảng Tây đã phục vụ trong chiến tranh, với 60 000 đã tham gia vào các hành động quân sự trong vai trò tải thương, bảo vệ, và khuân vác, và hơn 26 000 tham gia vào các hoạt động chiến đấu.
Chiến lược “chiến tranh nhân dân” của Mao được học tập như một chiến lược chiến tranh toàn diện! Nhưng không thể áp dụng được cho các cuộc xung đột địa phương hạn chế,đặc biệt năm 1979 chống Việt Nam.
Tớm tắt lại, toàn bộ chương trình tổ chức cuộc xâm lăng Việt Nam phản ánh phong cách chiến lược và thể chế tổ chức của PLA vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề lý thuyết quân sự của Mao, từ nguyên tắc quân sự trung tâm do Mao đề ra và kiểu cách tác chiến mà PLA phát triển thêm. Mặc cho nhu cầu huấn luyện rất cần thiết, PLA vẫn tiếp tục truyền thống Cộng Sản, là sử dụng tuyên truyền chánh trị như một phương tiện chánh để thúc đẩy tinh thần và nâng cao hiệu quả chiến đấu.
Đối với chúng ta ngày nay, với suy nghĩ “lính nhà nghề” của Tây học, tuyên truyền chánh trị không có ý nghĩa gì cả, thế nhưng, theo quan điểm Cộng Sản, công tác chánh trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục những người lính bình thường, gốc nông dân, thất học Tàu.
Ngoài việc huy động xã hội trong việc phục vụ cho chiến tranh phản ánh cái “cốt lõi” của “chiến tranh nhơn dân”, PLA hoàn toàn, không thể thực hiện bất kỳ hoạt động quân sự quy mô lớn nào mà không huy động chánh quyền địa phương và người dân trợ giúp.
(Và cả ngày nay 2019, thực tế, cũng cho biết, rằng ngay cả bây giờ, sau hơn ba thập kỷ, đặc trưng quan trọng này vẫn tiếp tục là nét riêng trong cách tiếp cận chiến tranh của Trung Cộng và có khả năng cũng sẽ như vậy trong tương lai.)
Lời bàn người dịch PVS:
* Do đó, người Việt chúng ta cần phải cảnh giác Đội quân thứ năm – la cinquième colonne – những di dân, trú dân, người Tàu hiện nay đang tràn ngập Việt Nam.
Do đó Phải đuổi Tàu về Tàu. Phải Diệt Đảng Việt Cộng.
**Và nên nhớ, qua bài viết, mặc dù việc lập kế hoạch chi tiết do đội ngũ nhơn viên quân sự thực hiện, nhiều sự kiện trên chiến trường vẫn chưa có trong dự kiến, mọi bất cập sẽ xảy ra. Và
Một cuộc xâm lược Việt Nam sẽ rất tổn hao về xương máu và tiền của.
Hồi Nhơn Sơn, Mùa Thu Cách Mạng Việt Nam
Phan Văn Song