Nam Kỳ và chính sách vắt chanh bỏ vỏ…

Lãnh thổ Nam kỳ bây giờ chỉ có giá trị của trái chanh khô nước. “Đất nước” đã “vượt cạn” rồi, đảng đã dắt díu bầu đoàn thê tử “qua sông rồi”. Bây giờ người ta không còn phụ thuộc vào “hột gạo” như thời còn bị “cấm vận” nữa. Tài phiệt nước ngoài đã “đầu tư” vô VN khá đông, thu hút số lượng lớn nhân công. Riêng mặt “lao động xuất khẩu” cũng là “chính sách mũi nhọn” rất thành công của đảng. Đất nam kỳ không còn “trọng lượng” nào về kinh tế đối với đảng và nhà nước nữa. Gặp mùa nào khô hạn như hiện nay, hay gặp lúc “triều cường”, đất nam kỳ trở thành gánh nặng.

Mùa hạn năm nay gay gắt, ngay cả lưu vực sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ… cũng bị cạn khô. Nước biển đổ vô sâu hàng trăm cây số. Lưu vực sông Cửu Long càng thê thảm. Những con đập của các quốc gia thượng nguồn không chỉ chặn nước mà còn tháo nước để tuới tiêu cho vùng khác. Nước chảy đến đồng bằng SCL thì đã cạn kiệt. Nước biển đổ vô sâu hàng trăm cây số.

Gặp hạn hán người dân phải mua nước ngọt hàng ngày để sử dụng và tưới vườn. Lại thêm nạn cúm Vũ Hán. Kinh tế lâu nay lệ thuộc vào chính sách “trồng cây gì nuôi con gì” bỗng dưng “chết đứng”. Nhiều nơi người dân phải đào lớp đất phù sa trên ruộng đem đi bán.

Giải pháp của nhà nước là gì? Báo chí đăng tin tuần rồi Ngân hàng thế giới chấp nhận “cho mượn tiền” để xây dựng nhà máy lọc nước ngọt.

Tôi đã từng đặt câu hỏi trăm lần là tiền thu vào do khai thác dầu khí đã đi đâu? tiền lúa gạo, cá tôm, trái cây… đi đâu? Đến nay người dân Nam kỳ vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch. Câu hỏi khác là ngân sách xây dựng nhà máy nước là bao nhiêu? Ngân hàng thế giới cho mượn bao nhiêu? Ai sẽ trả món nợ này và trả bao lâu?

Thật tình là dân Nam kỳ ít học nên không mấy ai có tầm nhìn. Bao nhiêu triệu dân là bấy nhiêu con lừa chuyên làm việc nặng.

Vấn đề hạn, mặn, thiếu nước ngọt… tuy có cùng một “hệ quả” nhưng nguyên nhân ra sao người Nam kỳ phải biết phải phân biệt. Phải biết nguyên nhân mới “trị thủy”. Người dân Nam kỳ cũng cần phải tập “đứng trên đôi chân của mình”. Không cần ban bệ chi cả. Càng ban bệ thì bà con càng nai lưng (hay bán trôn) để nuôi chúng nó.

Dân miệt khác, cái miệng thì luôn thúc bà con đổ máu đánh giặc “thắng giặc Mỹ sẽ xây dựng bằng mười”. Khi nắm được quyền lực rồi thì họ lấy hết đồng ruộng của bà con rồi cho bà con ăn “bánh vẽ” gọi là “xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Đến khi ngôi vị vững chắc, thì họ trở mặt với bà con “sống chết mặc bây”. Đến nước ngọt còn không có, huống chi xa lộ, cầu đường, nhà thương, trường học… ba cái thứ xa xỉ.

Đặt giả thuyết, vài năm nữa đồng bằng SCL bị ngập nước, bà con phải đi “tị nạn khí hậu”. Thử đặt câu hỏi người “miệt ngoải” có chứa chấp bà con hay không? Ngay bây giờ, bà con như con cá ngáp ngáp chờ chết trong ao cạn nước. Có ai lên tiếng về, hay vì, bà con hay không? Đ*o có, phải không?

Tôi dám chắc, lúc đó, bà con cũng bị xua đuổi, cũng bị kỳ thi như cô gái thiếu may mắn vừa mới nhiễm virus Corona.

Trở lại vấn đề “trị thủy”. Nếu không tìm ra được nguyên nhân, phân loại nguyên nhân, thì bà con cứ tiếp tục, như từ ’75 đến nay, dùng “xuyên tâm liên” và cạo gió để trị ung thư.

Có ít nhất hai nguyên nhân: một do biến đổi khí hậu. Có hai hệ quả. Thứ nhất là nước biển dâng cao. Vài chục năm nữa, cả lãnh thổ Nam kỳ sẽ chìm dưới mặt biển. Thứ hai, biến đổi khí hậu làm cho thời tiết “cực đoan”, như hạn hán kéo dài, giông bão thường xuyên.

Nguyên nhân thứ hai là sông Cửu Long cạn dòng vì các đập ở thượng nguồn.

Các nguyên nhân khác như đất lún do nước ngầm bị khai thác tận tuyệt. Cần phải đặt “ưu tiên” để giải quyết cho từng vấn đề một.

Bà con dân Nam kỳ có tin rằng đảng và nhà nước sẽ “xây đập ngăn nước biển”, mô hình xứ Hòa Lan, cho bà con hay không?

Tôi nghĩ là không bao giờ. Ngay cả có một ông Tổng bí kiêm Chủ tịch nước gốc Nam kỳ (ch*) lên lãnh đạo, thì cũng không bao giờ làm được.

Tiền đâu mà làm?

Trong khi đó nước biển tiếp tục dâng cao. Đập nào chịu đựng nổi?

Còn vụ sông Cửu Long cạn dòng. Nhiều lần tôi đã nói. VN không thể kiện cáo gì hết cả. Vì không có “dụng cụ pháp lý” để kiện. Còn xây hồ chứa nước ngọt. Vụ này tôi cũng nói nhiều lần.

Lý tưởng là VN phải “áp dụng mô hình Do thái” về thụ đắc các nguồn nước ngọt. Tức là VN kiểm soát tất cả các con đập ở Lào. Ở Campuchia thì kiểm soát Biển Hồ. Chỉ có vậy khi nước biển dâng cao thì các hồ nước ngọt mới không biến thành hồ nước mặn.

Vì vậy điều khẩn cấp, phải làm liền, là ngăn chặn đà nước biển dâng cao, tức ngăn chặn quá trình hâm nóng địa cầu, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu. Dễ nhất là kiện nước Mỹ của ông Trump ra tòa Công lý quốc tế vì vi phạm công ước LHQ về khí hậu. Mục đích làm cho nước này gia nhập lại công ước Paris về biến đổi khí hậu (mà Trump đã rút ra năm 2015). Mục đích thúc đây quá trình “xanh hóa” lãnh vực kỹ nghệ cực kỳ ô nhiễm của nước Mỹ.

Bà con cũng phải thận trọng trước các dự án đào kênh, đào hồ nước ngọt. Mục đích của việc đào kênh, đào hồ chứa nước… chưa chắc là để giải quyết vấn đề hạn mặn.

Đất bây giờ có giá trị như là “vàng”. Bà con nên đặt câu hỏi, những xứ như Singapore, hay các quốc gia sa mạc, họ lấy đất ở đâu mà trồng cây thành rừng, vườn tược khắp nơi xinh đẹp như vậy?

Hôm trước tôi có nói vụ con kênh Quan Chánh Bố ở Trà Vinh. Thì đất ở đây chớ đâu! Bà con tìm hiểu con kênh Quan Chánh Bố rồi sẽ thấy đây là một dự án “phá hoại” hơn là xây dựng. Phá hoại đất nước, phá hoại ngân sách.

Trương Nhân Tuấn

Related posts