Trung Quốc ‘viết lại lịch sử’ về virus COVID-19

Khi các trường hợp nhiễm mới COVID-19 ở Trung Quốc đang có xu hướng giảm xuống, chính quyền Trung Quốc tung chiến dịch tuyên truyền nhằm viết lại lịch sử về virus COVID-19, chuyển sang hướng Trung Quốc là quốc gia quyền lực, có trách nhiệm trong việc chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn và thiết bị y tế với các quốc gia đang bị dịch bệnh bùng phát.

Chính quyền Trung Quốc đã thiết lập bộ máy tuyên truyền khổng lồ nhằm xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của virus COVID-19 ở trong nước và ngoài nước, đồng thời chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra một thông điệp rằng họ có thể kiểm soát dịch bệnh và kêu gọi các nước giảm bớt lệnh cấm du lịch đối với người dân Trung Quốc. Theo Bộ ngoại giao Trung Quốc, họ đã thực hiện hơn 400 cuộc phỏng vấn truyền thông và xuất bản hơn 300 bài báo để thực hiện chiến dịch tuyên truyền này.

Chính quyền Trung Quốc dùng biện pháp quyên góp thiết bị y tế nhằm nỗ lực viết lại lịch sử về virus COVID-19, sau khi Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế  chỉ trích vì cố tình che giấu tình hình dịch bệnh ban đầu ở Vũ Hán, dẫn đến tình trạng lây lan virus nghiêm trọng tại đất nước này và sau đó lây lan ra toàn cầu.

Ông Alfred Wu, phó giáo sư tại trường Lee Kuan Yew của Chính sách công tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết, nhờ bộ máy tuyên truyền, Trung Quốc đã giành được sự khen ngợi vì thành công khi dùng các biện pháp ngăn chặn độc tài, bao gồm cả biện pháp phong tỏa cực đoan cả tỉnh Hồ Bắc, nơi có 60 triệu người, làm chậm đáng kể sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm mới ngay cả khi dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu.

Ông Alfred cho biết thêm, Trung Quốc đang cẩn thận chỉnh sửa lại hình ảnh tệ hại của chính phủ do trì hoãn phản ứng và che dấu tình trạng dịch bệnh dẫn đến khủng hoảng toàn cầu.

Một phần trong nỗ lực chỉnh sửa của Bắc Kinh, cho rằng virus COVID-19 chưa hẳn bắt đầu từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi nó được truy tìm đến một khu chợ bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian cho biết trên Twitter hôm thứ  Năm tuần trước (dù mạng xã hội này bị cấm tại Trung Quốc): tuy virus COVID19 lần đầu tiên được tìm thấy ở Trung Quốc, nhưng nguồn gốc của nó không nhất thiết phải ở Trung Quốc. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu.

David Ho, một nhà nghiên cứu AIDS nổi tiếng của Đại học Columbia, cho biết virus COVID19  gần như chắc chắn bắt đầu ở Trung Quốc. Về những gì chúng ta biết về SARS và virus  này và những gì chúng ta biết về tất cả các loại coronavirus có trong các loài động vật khác, tôi rất ít nghi ngờ rằng nguồn gốc là Trung Quốc, anh nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Voice of America. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cũng do một loại coronavirus gây ra. Nó bùng phát ở Trung Quốc và  giết chết 774 người vào năm 2002, 2003.

Hơn 120,000 người đã bị nhiễm coronavirus mới trên toàn cầu và hơn 4.600 người đã chết, hầu hết ở Trung Quốc.

Cũng trong chiến dịch tuyên truyền, một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố gần đây, trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Đại Lục: “chúng tôi sẽ cung cấp  trong phạm vi khả năng của mình sự hỗ trợ cho các nước”.

Trong khi liên tục cáo buộc Hoa Kỳ lan truyền sự hoảng loạn về virus COVID-19, Trung Quốc cũng hợp thức hóa việc chỉnh sửa hình ảnh của mình bằng cách  cung cấp trợ giúp cho các quốc gia khó khăn như Iran, Ý và Hàn Quốc các thiết bị y tế.

Tuần trước nữa, Trung Quốc đã gửi một đội ngũ y tế đến Iran cùng với 250.000 mặt nạ và 5.000 bộ dụng cụ thử nghiệm.

Thành phố Thượng Hải đã gửi nửa triệu khẩu trang đến thành phố Daegu, Hàn Quốc, trung tâm bùng phát dịch COVID-19. Một hiệp hội thương mại ở tỉnh Chiết Giang đã tặng 2.600 cặp kính bảo hộ cho thành phố Torino của Ý.

Tuần vừa rồi, nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Trung Quốc, Wang Yi, cho biết,  việc này là cần thiết cho “Con đường tơ lụa” toàn cầu của Công ty Y tế, liên quan đến “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” của ông Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2013.

Natasha Kassam, một nhà nghiên cứu tại Viện Lowy ở Úc cho biết, tình hình các quốc gia khác đang vật lộn với sự bùng phát của virus COVID-19 đã mang đến cho bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc một cơ hội “rất tốt và hiệu quả”.

Theo Reuters
Tuệ Minh dịch

Related posts