Tất cả chúng ta đều phải chung tay phòng ngừa sự lây lan của Coronavirus để bảo vệ những người dân có nguy cơ nhiễm bệnh.
• Không tụ tập đông trên 500 người.
• Các nhân viên y tế và cấp cứu phải giới hạn hạn họp hành hay hội nghị không cần thiết.
• Phải cân nhắc lại việc thăm viếng các viện dưỡng lão hay các cộng động thổ dân và Hải đảo vùng xa.
Những sự đề phòng này quan trọng nhất cho những người già trên 60 tuổi, đặc biệt là khi đã có bệnh án.
Tất cả những người mới trở về từ những nước có nguy cơ nhiễm bệnh cao ( Trung Quốc, Iran, Ý, Nam hàn) hay nguy cơ trung bình (tất cả các nước khác) đều phải theo dõi sức khỏe sát sao. Nếu bạn bắt đầu có triệu chứng nhiễm bệnh như sốt và ho bạn phải tự cô lập và cần sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.
Nếu bạn có đến gần ( close contact) với bệnh nhân nhiễm Coronavirus bạn cũng nên làm như trên. Close contact có nghĩa là mặt đối mặt trong ít nhất 15 phút, hay là ở chung một chổ có không gian hẹp trong ít nhất 2 tiếng với bệnh nhân đã nhiễm bệnh có khả năng lây lan.
CORONAVIRUS LÂY LAN BẰNG CÁCH NÀO?
Coronavirus có thể lây lan từ người này qua người khác qua các cách sau:
• Đến gần với bệnh nhân đang nhiễm bệnh trong vòng 24 tiếng trước khi triệu chứng xuất hiện.
• Đến gần với bệnh nhân nhiễm bệnh khi họ ho hay hách xì.
• Bạn đụng vào những chổ đã bị nhiễm vi khuẩn từ cơn ho hay hách xì của bệnh nhân, sau đó đưa tay chạm vào mắt,mũi, miệng và mặt của mình.
TRIỆU CHỨNG NHIỄM CORONAVIRUS
• Sốt
• Ho
• Khó thở
• Mệt mỏi
• Các triệu chứng đầu tiên có thể gặp là ớn lạnh, đau nhức cơ thể,đau cổ họng, nhức đầu,chảy mũi, đau cơ hay tiêu chảy
BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ TRIỆU CHỨNG NHIỄM BỆNH?
• Nếu bạn bệnh nặng cần cấp cứu, gọi ngay 000
• Tiếp tục giữ khoảng cách với những người xung quanh càng xa càng tốt, chẳng hạn như trong phòng khác.
• Đeo khẩu trang nếu có.
• Gọi Trung tâm y tế cộng đồng địa phương số 1300 066 055 ( NSW) họ sẽ khuyên bạn nên làm gì.
• Nếu không gọi được thì bạn nên gặp bác sĩ, tốt hơn là bác sĩ ở khu cấp cứu bệnh viện càng sớm càng tốt.
• Bạn nên gọi khu cấp cứu bệnh viện thông báo tình hình trước khi đến để họ chuẩn bị trước nhằm tránh sự lây lan.
• Không nên dùng phương tiện giao thông công cộng,xe lửa, xe bus, taxi và tránh những nơi công cộng.
LÀM SAO ĐỂ TỰ CÔ LẬP TẠI NHÀ?
Bạn phải tự cô lập trong 14 ngày sau khi gặp gỡ bệnh nhân bị nhiễm Coronavirus.
• Không được ra khỏi nhà, trừ khi đến gặp bác sĩ.
• Cố gắng ở phòng riêng càng nhiều càng tốt.
• Đeo khẩu trang khi ở chung phòng với người khác hay khi ra ngoài gặp bác sĩ.
• Nếu có thể thì dùng phòng tắm riêng
• Không gặp khách đến nhà.
• Nếu có thể thì nhờ bạn bè hay những thành viên khác trong gia đình không cần cách ly đi mua thức ăn hay vật dụng giùm.
• Không đi học hay đi làm, không đến những nơi công cộng hay dùng phương tiện giao thông công cộng, kể cả taxi.
AI CÓ NGUY CƠ BỊ NHIỄM BỆNH NẶNG NHẤT?
• Những người có hệ miễn nhiễm yếu ( như là ung thư)
• Người lớn tuổi
• Người thổ dân hay người Hải đảo vì thường có bệnh án
• Người có bệnh lâu dài
• Trẻ con còn rất nhỏ hay em bé ( hiện tại chưa có thông tin rõ ràng về chuyện này, nhưng trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh rất ít)
• Người ở khu dưỡng lão
• Người ở trong tù
PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH
Hiện tại thì chưa có phương pháp trị bệnh rõ ràng. Trụ sinh không trị được vi khuẩn. Các bác sĩ chỉ tập trung làm giảm triệu chứng bệnh mà thôi.
BẠN CÓ CẦN MANG KHẨU TRANG HAY KHÔNG?
Bạn không cần đeo khẩu trang khi chưa nhiễm bệnh. Đeo khẩu trang giúp giảm lây nhiễm từ người bệnh sang người xung quanh, nhưng việc người còn khỏe đeo khẩu trang vẫn chưa cần thiết vào lúc này.
Nếu muốn biết thêm thông tin về Coronavirus, bạn có thể gọi số 1800 020 080. Nếu cần thông dịch bạn gọi số 131 450.
Sau đây là số điện thoại liên lạc theo từng tiểu bang(Local state and territory health departments contacts)Australian Capital TerritoryBusiness hours
• 02 5124 9213After hours
• 02 9962 4155New South Wales
• 1300 066 055Northern Territory
•08 8922 8044
Queensland •13 432 584
South Australia
• 1300 232 272Tasmania
• 1800 671 738Victoria
•1800675398Western Australia
•1300 62 32 92( Nguồn www.health.gov.au/ covid19-resources
Updated 14/3/2000)
Tuyền Nguyễn.