Hoành Hà
Hôm 24/3, Viện trưởng Đại học Harvard Lawrence Bacow và người vợ Adele Bacow được chẩn đoán nhiễm “virus Trung Cộng”, sự kiện gợi lại chất vấn trong nhiều năm qua về việc Harvard đã trở thành “trường Đảng thứ hai” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong 20 năm kể từ năm 1998 đến nay, Harvard đã đào tạo hàng ngàn quan chức Đảng, Chính phủ và quân đội của ĐCSTQ. Dưới đây là nhận định của nhà bình luận Hoành Hà.
Tiêu Kiến Hoa “quyên tặng” 10 triệu USD cho Harvard
Sau khi tỷ phú Canada gốc Hoa là Tiêu Kiến Hoa bị “mất tích”, Tạp chí Phố Wall đã tiến hành một cuộc điều tra và đã kiểm tra hàng trăm hồ sơ công ty cùng nguồn tài liệu công khai, qua đó phát hiện ba giao dịch quan trọng hàng đầu, trong đó đứng đầu là khoản quyên tặng dưới đây.
Năm 2014, Tiêu Kiến Hoa đã đề xuất với Đại học Harvard để quyên tặng 20 triệu USD (đô la Mỹ) cho Trung tâm Ash về Quản trị và Đổi mới Dân chủ thuộc Viện Kennedy của Harvard. Sau đó, Tiêu Kiến Hoa đề nghị cho một bên thứ ba đại diện quyên tặng, nhưng Harvard có chút do dự vì cảm thấy không an tâm về nguồn gốc số tiền.
Tại Mỹ, vấn đề này khá nhạy cảm, vì nếu người quyên tặng là chính cá nhân người đó và người đó chỉ thuần túy là một doanh nhân thì không có vấn đề gì, nhưng nếu anh ta để cho bên thứ ba đại diện thì có thể gây nghi vấn cuối cùng không biết bên nào bỏ ra số tiền đó, nếu không may phát hiện ra có liên quan đến quân đội của ĐCSTQ hay từ một số nước và tổ chức mà Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ cao thì sẽ rắc rối.
Chưa thấy Trung tâm Ash của Harvard công khai đề cập đến chuyện quyên tặng của Tiêu Kiến Hoa. Tuy nhiên, Tạp chí Phố Wall phát hiện ra một thông báo của Trung tâm Ash vào năm 2014 đề cập đến việc nhận được một món quà lớn trị giá 10 triệu USD từ Công ty Quản lý Vốn JT (JT Capital Management). Ước tính số tiền quyên tặng cuối cùng là 10 triệu, hoặc họ sẽ có 10 triệu vào mùa xuân năm 2014.
Tại sao như vậy? Họ cho biết JT Capital Management ủng hộ một dự án về quản trị của Trung Quốc do Tiêu Kiến Hoa đề xuất, nhà nghiên cứu mà dự án này đề cử có quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc và giới quản lý điều hành của một ngân hàng, còn ngân hàng này được kiểm soát một phần bởi tập đoàn Minh Thiên của Tiêu Kiến Hoa. Có thể giải thích ngắn gọn là Tiêu Kiến Hoa đã quyên tặng 10 triệu USD cho Harvard thông qua JT Capital Management, qua đó mượn Harvard giúp đào tạo quan chức cho ĐCSTQ và quan chức cấp cao của họ.
Nhưng vẫn còn có mối quan hệ khác xin đề cập ngắn gọn: JT Capital Management là công ty do Tập đoàn Poly của quân đội Trung Quốc kiểm soát. Vậy thì số tiền này được Tiêu Kiến Hoa quyên tặng dưới danh nghĩa JT Capital Management hay do Tập đoàn quân đội Poly quyên tặng hiện tại vẫn chưa rõ, vì họ không đề cập và cũng chưa có điều tra rõ.
Đã đào tạo cả ngàn quan chức cho ĐCSTQ
Từ năm 1998, Viện Kennedy của Harvard đã bắt đầu đào tạo quan chức cho ĐCSTQ, vì vậy có ví von chế nhạo gọi Harvard là “trường Đảng thứ hai” của ĐCSTQ. Từ năm 1998 đến nay, viện này đã đào tạo hơn cả ngàn quan chức Đảng, Chính phủ, Quân đội của ĐCSTQ.
Năm 2001, Viện Kennedy cùng Đại học Thanh Hoa và Ủy ban Cải cách và Phát triển của Trung Quốc đã cùng nhau triển khai một khóa đào tạo nâng cao có tên là Quản lý công tại Trung Quốc, mỗi năm ĐCSTQ chọn khoảng 60 quan chức từ trung ương và đến địa phương để đưa đến Harvard đào tạo trong các khóa học hành chính công.
Tổ chức nào tài trợ cho khóa đào tạo này? Đó là Tập đoàn Amway. Chúng ta biết rằng Tập đoàn Amway quảng bá hoa mỹ là “công ty bán hàng trực tiếp đa tầng”, thực tế đây là mô hình kinh doanh đa cấp. Đối với Amway, đây là khoản đầu tư dài hạn, bởi vì bao nhiêu quan chức lãnh đạo ĐCSTQ cấp trung hiện nay được tài trợ đưa đi cũng chính là những quan chức cấp cao sau này, như vậy không chỉ thiết lập được mối quan hệ hữu hảo với ĐCSTQ trong hiện tại mà cả trong tương lai, vô cùng có lợi.
Cần biết rằng, kinh doanh đa cấp bị cấm ở Trung Quốc, nhưng Amway có thể tồn tại hợp pháp ở Trung Quốc dưới danh nghĩa bán hàng trực tiếp, vì vậy không thể không đặt dấu hỏi về mối quan hệ! Hiển nhiên trong vấn đề này khó mà rành mạch tuyên bố đổi chác thẳng thắn “tôi cho bạn cái này thì bạn để cho tôi cái kia”, không có ký kết hợp đồng nào, nhưng trong lòng cần hiểu!
Bối cảnh Ban Mặt trận Thống nhất và Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ
Ngoài khoản quyên tặng tiền của Tiêu Kiến Hoa để đào tạo quan chức ĐCSTQ và giới quản trị cấp cao, dĩ nhiên ông ta còn có thể giúp cho nhiều quan chức cao tầng của ĐCSTQ “rửa tiền”, và dù thế nào ông ta cũng phải làm việc này ổn thỏa, ông ta muốn làm ăn được thì cũng phải thiết lập quan hệ tốt với các quan chức ĐCSTQ, do ông ta không phải là quan chức. Vì vậy, ngay cả khi số tiền 10 triệu USD hoàn toàn do công ty của ông ta quyên tặng để đào tạo quan chức ĐCSTQ thì chắc chắn ông ta cũng sẽ lấy lại được đủ số tiền này.
Lấy lại thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần ĐCSTQ dành chút ưu đãi cho ông ta trong kinh doanh là ông ta sẽ không mấy khó khăn để có thể kiếm được nguồn lợi lớn. Mối quan hệ này không phải dạng hợp đồng giao kèo mà là những ưu đãi trong hoạt động kinh doanh. Chỉ cần ông ta mang lại lợi ích cho ĐCSTQ thì việc kinh doanh của ông ta ở Trung Quốc sẽ có lợi. Đây là điều đáng cân nhắc.
Từ quan điểm của ĐCSTQ thì họ cũng có lợi trên nhiều mặt, ví dụ các quan chức được đưa đi đào tạo mà không phải bỏ tiền, có tài trợ cho không. Trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc, tất nhiên luôn luôn cần quản lý chuyên nghiệp, đào tạo nhân tài.
Điểm lợi khác nữa dành cho quan chức là vấn đề phúc lợi của quan chức, trong chuyện đi du học tại Mỹ, trên thực tế có bao nhiêu quan chức thực sự đến để học? Đa số quan chức cấp độ này không hiểu tiếng Anh, khi đến Mỹ mới học tiếng Anh thì không thể theo được. Tất nhiên có người dùng tiếng Trung giảng dạy. Nhưng bất kể thế nào thì chuyến đi cũng chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, xem như chuyến du ngoạn là chính, có thể nói đây là loại phúc lợi được ngụy trang dưới danh nghĩa đi học.
Điều cuối cùng là chương trình giúp mở rộng ảnh hưởng của ĐCSTQ trên thế giới, đặc biệt là một số tổ chức học thuật. Điều này có thể được quy cho phạm vi hoạt động của Mặt trận Thống nhất, nhưng vấn đề này không phải do Mặt trận Thống nhất tổ chức, mà thực tế phía sau là Ban Tổ chức Trung ương, vì đào tạo cán bộ là vấn đề của Ban Tổ chức Trung ương, nhưng tôi nhận thấy ít nhất là về tính chất thì vấn đề có ý nghĩa của Mặt trận Thống nhất.
Viện Kennedy có ý nghĩa chính trị với ít nhất 200 công việc liên quan đến ĐCSTQ
Viện Kennedy Đại học Harvard rất có ý nghĩa về mặt chính trị, việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các nhà lãnh đạo tương lai của ĐCSTQ là một bước đi rất quan trọng. Về mặt kinh tế, Trung Quốc ngày càng ảnh hưởng Harvard, bao gồm cả nhiều người giàu ở Hồng Kông quyên tặng cho trường. Đối với Harvard thì tất nhiên đây là điều quá tốt, vì Harvard là một tổ chức tư nhân, hiển nhiên việc quyên tặng của những người giàu là rất quan trọng.
Có thông tin cho rằng Harvard hiện có ít nhất 200 công việc giảng viên và nhân viên liên quan đến Trung Quốc, liên quan đến đào tạo cho người Trung Quốc, có thể tưởng tượng vấn đề chén cơm của bao nhiêu người này, cùng dự án này, thực sự đã mang lại cho Harvard bao nhiêu khoản quyên tặng?
Về mặt này thực tế cả hai bên đều bị ảnh hưởng. Có suy nghĩ sai lầm ở phương Tây, sai lầm này có thể được cho là ban đầu không có kinh nghiệm, cũng có thể là do một số người cố tình hành động vì lợi ích của họ, ít nhất cũng xem như đó là cái cớ giải thích, đó là quan điểm cho rằng việc giao lưu và giúp đào tạo quan chức ĐCSTQ có thể khiến các quan chức ĐCSTQ chấp nhận các giá trị phổ quát của phương Tây và cuối cùng thúc đẩy quá trình dân chủ hóa của Trung Quốc. Nhưng kinh nghiệm 20 năm này ít nhất chứng minh rằng đây là suy nghĩ hoàn toàn viển vông, quá xa thực tế.
Nhiều Đại học nổi tiếng phương Tây đào tạo quan chức cho ĐCSTQ
Ngoài Harvard, thực tế còn rất nhiều trường đại học nổi tiếng ở phương Tây đào tạo quan chức cho ĐCSTQ. “Tuần san Phượng Hoàng” (Phoenix Weekly) Hồng Kông từng tiết lộ, cho đến nay ĐCSTQ đã gửi hơn 100.000 quan chức đi học, đây là một con số khổng lồ. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng không có lời kêu gọi dân chủ hóa nào trong hệ thống quan liêu của ĐCSTQ, điều đó có nghĩa là những người này sẽ không đi theo con đường dân chủ hóa sau khi được đào tạo.
Lý do là gì? Bởi vì ĐCSTQ là một hệ thống rất hoàn chỉnh, một hệ thống rất khốc liệt. Khi một quan chức được đi đào tạo, ví dụ trong một cơ quan có một người được đưa đi, cho dù quá trình đào tạo có ảnh hưởng đến bản thân anh ta như thế nào thì sau khi anh ta trở lại bộ máy quan liêu sẽ ngay lập tức trở lại theo tư duy của hệ thống quan liêu, hành vi của anh ta cũng phải hành xử tuân theo hệ thống đó, nếu không, hệ thống lập tức đào thải anh ta. Mục đích ban đầu trong việc đào tạo anh ta là để anh ta thăng tiến sự nghiệp trong hệ thống này, vậy thì làm sao anh ta có thể cho phép mình đi theo con đường tư tưởng mới để bị loại bỏ khỏi hệ thống?
Hệ thống ĐCSTQ có khả năng uốn nắn rất hoàn thiện, ngay cả khi ai đó thực sự bị ảnh hưởng bởi các giá trị phương Tây thì sau khi trở lại hệ thống người đó cũng phải nhanh chóng tự trở lại khuôn khổ của hệ thống đó, đây là vấn đề rất đơn giản.
Trên thực tế, khá nhiều trong số các quan chức đã tham gia khóa đào tạo như một cơ hội để du lịch nước ngoài, nghĩa là về cơ bản họ chỉ cưỡi ngựa xem hoa khi trải nghiệm nền tảng xã hội Mỹ. Nhìn chung, so với đa số thường dân thì giới quan chức bị văn hóa Đảng ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều. Hãy thử nghĩ đến những người dân thường, ngay cả học sinh trung học và sinh viên đại học đã ở nước ngoài nhiều năm nhưng vẫn không dễ phá bỏ tư duy của văn hóa Đảng, nói gì đến các quan chức của ĐCSTQ.
Đặc biệt, nội dung đào tạo này chủ yếu là về kỹ thuật và quản lý. Harvard cũng cố tình tránh đào tạo ở bất kỳ khía cạnh nào trên cấp độ tư tưởng và chính trị, vì mục đích của họ là xây dựng mối quan hệ thân thiện, không áp đặt các giá trị phổ quát cho các quan chức ĐCSTQ, ít nhất là họ sẽ không chủ động làm như vậy.
Nhưng mặt khác, ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các trường đại học Mỹ lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của các trường đại học Mỹ đối với giới quan chức ĐCSTQ. Ảnh hưởng trước tiên là tự do học thuật đối với hầu hết các trường đại học chịu đào tạo cho ĐCSTQ. Trên thực tế, không chỉ Harvard, mà còn nhiều trường đại học tầm khu vực của Mỹ cũng như đại học công của một bang chấp nhận đào tạo cho quan chức của ĐCSTQ. Chỉ cần một nơi chịu tham gia đào tạo, ít nhất nơi đó đã mất một phần tự do học thuật trong nghiên cứu các vấn đề của Trung Quốc. Tất nhiên, ĐCSTQ còn có nhiều cách để mở rộng ảnh hưởng ngoài công tác đào tạo, chỉ từ góc độ tại trường đại học thì ĐCSTQ còn có viện Khổng Tử trên khắp thế giới, các quỹ nghiên cứu do ĐCSTQ tài trợ, và thậm chí cả các trung tâm nghiên cứu.
Harvard là mục tiêu của Mặt trận Thống nhất thời Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng
Việc Harvard trở thành “trường Đảng thứ hai” của ĐCSTQ có liên quan trực tiếp đến quyền lực của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Mặc dù Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ là một chiến lược dài hạn bắt đầu từ khi thành lập Đảng, nhưng mỗi thời kỳ có những đặc điểm khác nhau. Tất nhiên, một mặt vì đối tượng của Mặt trận Thống nhất liên tục thay đổi, nhưng cho đến nay có thể nói hệ thống Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ đang mang dấu ấn Giang Trạch Dân sâu đậm.
Ông Giang Trạch Dân thích thể hiện trước người nước ngoài, chẳng phải vào năm 1997 ông ta đã được một tổ chức mời đến Harvard để thuyết trình sao? Khi đó còn có nhiều người biểu tình phản đối, thực tế chuyến đi của ông không do Đại học Harvard mời mà do một tổ chức trực thuộc. Theo nguyên tắc, trong tư cách là một nguyên thủ quốc gia thì ông ta không nên chấp nhận lời mời này, nhưng ông ta không quan tâm, muốn được đi. Ông ta đã thiết lập được mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo của Harvard. Có thể thấy bản tính thích thể hiện trước người nước ngoài của ông.
Mặt khác, thời điểm đó cũng rất phổ biến chiêu trò làm oai trong các tầng lớp xã hội, ở trong nước có thể đến trường Đảng làm oai, quan chức có thể đi học lấy cho nhiều bằng cấp mà không quan trọng học thật, một số kẻ thì làm oai bằng cách ra nước ngoài. Tất nhiên kẻ đi ra được nước ngoài là đã có một phạm vi ảnh hưởng nhất định, sau khi về nước sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Thời điểm đó phổ biến như vậy, kể cả ở các nước khác sau này, nhưng hoạt động đi đào tạo ở Singapore, đó đều là chương trình nằm trong kế hoạch của ông Tăng Khánh Hồng. Cho nên chiến lược này mang dấu ấn sâu của hai cựu lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Một số quan to đã tham gia Dự án Harvard
Tiểu biểu có thể kể như ông Phó Chủ tịch nước đương nhiệm Lý Nguyên Triều hay Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân Lý Hồng Trung là những trường hợp đã tham gia theo dự án đào tạo tại Harvard; những quan chức đã “ngã ngựa” thuộc phái Giang như Cừu Hòa – Phó bí thư tỉnh Vân Nam, Dương Vệ Trạch – ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô và Bí thư thành phố Nam Kinh là những quan chức đã được tham gia đào tạo tại Harvard. Do thời đó ông Giang Trạch Dân chủ trì dự án đào tạo tại Harvard, cho nên dự án này đã đào tạo rất nhiều quan chức thuộc phe Giang, có thể nói dự án này thực sự liên quan đến ông ta.
Hoành Hà