Hồi xưa lúc đi học tại một thành phố nhỏ miền trung với sông Trà Núi Ấn, tôi rất làm biếng học. Tôi sợ nhất là phải làm con vẹt, đứng cạnh thầy cô, trước mặt bạn bè, để phải trả bài, mà thật sự tôi đâu có học mà phải trả. Nhưng có một mâu thuẩn kỳ lạ là tôi rất thuộc bài nếu đó là thơ của Nguyễn Công Trứ.
Là con nhà truyền thống nho giáo, dù nhác học và nghèo hơn Trần Minh Khố Chuối, nhưng tôi cũng nuôi tham vọng là sau này mình làm được cái chi chi đó cho làng xóm vì “đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Lúc đó, trong con tim nhỏ nhoi nhưng bùng cháy của mình, Khổng Tử là ‘superman’.
Nhưng than ôi, cuộc đời thay đổi khi biển xanh biến thành ruộng dâu, và Khổng Tử cũng buồn lây, nên theo cụ Nguyễ Bỉn Khiêm nhà mình:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khônngười đến chốn lao xao
Cách đây mấy năm, khi tôi nghe tin Trung Quốc sẽ giúp đỡ tài trợ một số đạ̣i học Úc thiết lập viện Khổng Tử trên campus của Úc, tôi nhíu mày tự̣̣ hỏi sao Trung Quốc rộ̣̣ng lượ̣ng nhân ái đến vậy, nhất là đối với nước Úc tương đốí giàu có, trong khi trên thế giợ́i hàng triệu người đang đói khổ, nhiều bà mẹ hết sữa cho con bú, chỉ đếm từng giờ, đau khổ nhìn con mình trút hơi thở cuối cùng.
Lụ́c đó tôi đang tổ chức hội nghi quốc tế về “Critical Discourse Analysis” (CDA) vì CDA luôn luôn nghiêm túc đặ̣t câu hỏi tra vấn về hành động và giao tế ̣(social practice) giữa cá nhân, hội đoàn, cơ quan nhà nước, khi họ̣ dùng quyền lực (established power) gián tiếp hay “ngấm ngầm” áp chế và tạ̣o ảnh hưởng lợi thế để bênh vực quyền lợi thống trị (hegemony) của họ. CDA researchers không cần phải kiếm historical research data đâu xa, cứ nhìn diễn tiến trên Biển Đông thì thấy rõ, nhất là trong tính cách mà một số chính trị̣ gia Úc bị Trung Quốc mua chuộc.
Đây là ý tưởng và hành động hoàn toàn trái ngược với lời dạ̣y về “Danh chính ngôn thuậ̣n” trong Nho Giáo. Khổng Tử sẽ rơi nước mắt khi thấy Trung Quốc đang “danh không chính và ngôn không thuận” trong giao tế với các nước láng giềng.
Điều mà tôi càng ngạc nhiên hơn là một số đại học Úc chấp nhậ̣̣n số tiền lớn này của Trung Quốc để “phát triển văn hóa và research” mà không phân tích kỹ càng những ảnh hưởng đang tiềm ẩn đằng sau ánh hào quang của số tiền mà Trung Quốc “mến tặ̣ng.” Đúng là “có tiền mua tiên cũng được.” Cố Thủ Tướng Úc Fraser thường nói: “There is no such a thing as a free lunch.”
Một người bạn của tôi từng nhắc nhở bạn bè: “mỗi ngôn từ thường được gói ghém một ý thức hệ̣.” Tương tự̣ như vậy, mỗi đồng bạ̣c là hiện thự̣c của một mưu đồ.
Mấy ngày nay, nhiều tin tực về Thụy Điển ngừng hoạt động của viện Khổng Tử tại đại học và trường học.
Tôi rất mừng là nhiều đại học Úc không ngây thơ quỳ đón Khổng Tử một cách “vô đạo lý” như vậy trong khi một số trường khác đã nhận “ngân quỹ nghiên cứu” này. Năm ngoái, một số sinh viên và staff ở Đại Học Queensland đã biểu tình phản đối viện Khổng Tử trên đạ̣i họ̣c của họ̣… và tôi không ngạc nhiên chút nào. Họ bị một nhóm “yêu Khổng Tử” quyết tử chống lại. Họ là ai vậy? Đây là câu hỏi mànhiều không cần nghiên cứu cũng biết.
Tự dưng tôi nghe Khổng Tử thì thầm nhỏ vào tai: “Tui đang khóc đây nè.”