Tin nước Úc sáng thứ Bảy 2/5: Úc lại chọc tức Trung Quốc!

A woman with long hair wears a face mask with the flag of Taiwan on it

Như đổ thêm dầu vào lửa sau những tranh cãi gay gắt giữa Úc và Trung Quốc, ngày 1.5.2020 chính phủ Úc tuyên bố sẽ ủng hộ đơn xin tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Đài Loan trong vai trò quan sát viên.

Ngày 17.5.2020 tới đây thì Đại hội đồng Tổ chức y tế thế giới (World Health Assembly: WHA) — tổ chức điều hành của WHO — sẽ tiến hành đại hội và lúc đó đó sẽ bỏ phiếu xem xét đơn của Đài Loan.

Cần nhắc lại là năm 2016 Trung Quốc đã tung tiền ra mua chuộc các nước Á Phi để loại bỏ Đài Loan ra khỏi vai trò “quan sát viên” của WHA của Đại hội đồng y tế thế giới (World Health Assembly: WHA). Tuy nhiên đại dịch Covid-19 đã cho thấy năng lực cùng tầm nhìn của bộ máy y tế Đài Loan trong việc đối phó với bệnh dịch, đồng tời cho thấy Trung Quốc và WHO đã hoàn toàn sai khi làm như vậy,

Đài Loan gần đây tăng cường vận động để trở lại WHO, lấy lý do lệnh cấm trên cản trở nỗ lực khống chế dịch Covid-19 ngay từ đầu. Lãnh đạo cơ quan y tế Đài Loan, ông Chen Shih-chung, trong tuần này kêu gọi sự hậu thuẫn của Úc và lập luận rằng hòn đảo này có thể sử dụng WHO để chia sẻ kinh nghiệm về cuộc chiến chống Covid-19.

Lên tiếng hôm 1.5.2020 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Úc tuyên bố Úc ủng hộ Đài Loan vì “thách thức của Covid-19 đòi hỏi phản ứng kiên quyết của toàn cầu” và WHO phải duy trì mối quan hệ với mọi “cơ quan y tế trong quá trình hoạt động”.

Diễn biến này chắn chắn sẽ khiến quan hệ giữa Úc và Trung Quốc thêm căng thẳng bởi Bắc Kinh lâu nay vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ nước này, mọi hành vi ủng hộ Đài Loan đều bị xem là nỗ lực “can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Tỷ phú Andrew Forrest nâng bi Trung Quốc?

Greg Hunt và Châu Long

Năm 2008 tỷ phú hầm mỏ Andrew Forrest đã bỏ ra hàng chục triệu Úc kim để quảng cáo nhằm hạ hạ bệ chính phủ Kevin Rudd, lý do là chính phủ này dự tính đặt ra thuế tài nguyên để kiến thiết nước Úc. Nay thì ông Forrest bị chỉ trích là “nâng bi” Trung Quốc, nguồn tiêu thụ khoáng sản duy nhất của ông ta.

Sự chỉ trích này xuất phát từ vụ “phục kích” của một nhà ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 29.4.2020 giữa ông Forrest và Tổng trưởng Y tế Greg Hunt.

Ngày hôm đó ông Hunt và ông Forrest tổ chức họp báo chung tại Melbourne để tuyên bố việc quỹ từ thiện Minderoo Foundation của ông Forrest bỏ tiền mua 10 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 của Trung Quốc, để góp phần vào nỗ lục của nước Úc nhằm chống lại đại dịch.

Tuy nhiên buổi họp báo bị Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Melbourne là Chu Long (Long Zhou) “cướp sô”, đẩy ông Hunt vào trạng thái khó xử và bực bội ra mặt.

Ông Forrest mời nhà ngoại giao cộng sản này tham dự mà không hề thông báo cho ông Hunt hay bất cứ cơ quan chính quyền nào. Chỉ khi đi vào hành lang dẫn đến phòng họp báo, ông Forrest mới chịu “giới thiệu” ông Châu, đẩy ông Hunt và “sự đã rồi”.

Tại đây ông Châu đã “chiếm diễn đàn” nói tràng giang đại hải về thành công Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch, chỉ có ca ngợi Trung Quốc và ca ngợi Trung Quốc, không nhận câu hỏi chất vấn nào của các nhà báo tham dự.

Hình ảnh ghi lại cho thấy cuối cuộc họp báo, ông Hunt đã đi ra với một thái độ bực bội.

Sự việc diễn ra giữa lúc quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang căng thẳng, Trung Quốc công khai chỉ trích Úc vì đã dẫn đầu thế giới trong việc kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc coronavirus, truyền thông Trung Quốc liên tiếp tấn công Úc một cách hạ cấp, thậm chí diễn tả Úc là “miếng kẹo gum dính dưới đế giày Trung Quốc”.

Do đó hành động của ông Forrest đã dẫn đến sự chí trích công luận, trên mạng xã hội và trên truyền thông lẫn chính giới. Dân biểu Andrew Hastie, Chủ tịch ủy ban tình báo HẠ viện, xuất thân là một cựu đại úy biệt kích SAS, đã phát biểu trên tờ The Australian: “Bây giờ không phải là lúc để chúng ta chơi games. Phải đặt nước Úc lên trên hết. Ông ta như từ trên trời rơi xuống, từ trong chiếc máy bay riêng, và cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành mai phục một cuộc họp báo của chính phủ liên bang. Vâng, chúng tôi không vui chút nào’.

Trả lời phỏng vấn trên đài số 9 vào sáng 30.4.2020, ông Forrest – người có biệt danh Twiggy vi mái tóc xoăn — đã bị ký giả Karl Stefanovic chất vấn một cách khá nhẹ nhàng: “Greg Hunt trong giống như đã bị ai lấy trộm mất đồ chơi. Twiggy, ông là kẻ gây rối lớn tại đây. Nó bị mệnh danh là một vụ mai phục và ông bị kết án là khống chế cuộc họp báo. Ông không thông báo cho văn phòng thủ tướng và văn phòng của bộ ngoại giao, có phải ông đang phản bội (nước Úc) hay không?”

Ông Forrest biện minh rằng những lời trên chỉ là “lời đùa” và tuyên bố: “Tôi biết tôi là người Úc hơn ai hết, tôi luôn đặt nước Úc lên trên hết. Bất cứ ai muốn đặt nước Mỹ lên trên hết thì họ đang đặt nước Úc vào hàng số hai. Tôi thì đặt nước Úc lên trên hết”.

Ông còn khuyên người phỏng vấn mình hãy “uống một viên thuốc hạ hỏa” (take a chill pill) vì
 “ Mỹ hành động vì lợi ích của họ, Trung Quốc có quyền hành động vì lợi ích của họ và chúng ta hành động vì nước Úc.”

Về việc ông Hunt bực bội ra về, ông Forrest giải thích đó là do ông Hunt bị kích động vì câu hỏi khiêu khích của nhà báo, chứ không phải vì sự xuất hiện của ông tổng lãnh sự. Ông nói: “Ông tổng trưởng đúng là đã bước ra một cách gắt gỏng và truyền thông nhảy chồm lên ngay. Lúc đó thật là đáng kinh ngạc. Ông ta có vẻ bực bội bởi vì một nhà báo cố tình cản đường và hỏi ông ta một mớ câu hỏi.”

Ông Forrest tuyên bố: “Tôi mời ông Tổng lãnh sự phát biểu với sự cho phép toàn phần của Tổng trưởng Y tế và ông ta đã phát biểu một cách mạnh mẽ về việc phối hợp giữa các quốc gia.”

Tuy nhiên ký giả phát thanh Gareth Parker cho biết đây không phải là lần đầu tiên của ông Forrest. Ông nói: “Đây là bổn cũ mà Andrew Forrest đã dở ra khi tuyên bố ông ta đã mua thiết bị y tế cho tiểu bang Tây Úc. Ông ta mời Tổng Lãnh sự Trung Quốc đến họp báo với Bộ trưởng y tế Tây Úc Roger Cook mà không hề thông báo cho chính quyền Tây Úc.

Trong khi đó các cơ quan truyền thông dẫn lời các nguồn tin chính quyền, cho biết văn phòng thủ tướng hay bộ trưởng y tế đều lấy làm bất ngờ về sự xuất hiện của nhà ngoại giao Trung Quốc.

Cựu Tổng trưởng Truyền thông Matt Canavan, thuộc đảng Quốc gia, nhấn mạnh: “Không một quốc gia nào có niềm tự hào về mình mà tự đặt mình vào vị trí để nước khác lèo lái chính sách ngoại giao”.

Cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull, người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, tuyên bố các nhà lãnh đạo chính trị không nên mong chờ một sự ủng hộ lớn lao của một nhà kinh doanh trong những thời khắc khó lường với Trung Quốc. Ông nói “Một thủ tướng Úc có thể đi đến xung đột với Trung Quốc không thể kỳ vọng vào bất cứ sự ủng hộ hay đoàn kết nào của cộng đồng kinh doanh Úc. Họ chỉ đầu tư và lợi kích kinh tế của mối quan hệ”.

 Chính phủ kỳ vọng là 10 triệu bộ xét nghiệm cua Trung Quốc do ông Forrest bỏ tiền ra mua sẽ cho phép các phòng khám y tế công của các tiểu bang và lãnh thổ trên toàn nước Úc có thể kiểm tra virus đến hết năm 2020.

Tuy nhiên như VL đã thông tin, tuần qua chính phủ Trung Quốc đã nổi cáu khi bị Ấn Độ chê bộ xét nghiệm Covid-19 của mình

Ngày 28.4.2020 Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ đã lên tiếng bày tỏ sự “lo ngại sâu xa” trước quyết định khi ngừng sử dụng bộ kit xét nghiệm cronavirus của Ấn Độ.

Trước đó một ngày, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), cơ quan hàng đầu về đối phó với dịch Covid-19 tại Ấn Độ, thông báo kế hoạch trả lại các bộ kit xét nghiệm mua từ 2 công ty Trung Quốc vì không có sự chính xác ổn định.

Ấn Độ đã đặt mua hơn nửa triệu bộ kit xét nghiệm từ Trung Quốc trong tháng Tư để tăng cường năng lực xét nghiệm khi tình hình dịch Covid-19. Tuy nhiên, các bộ xét nghiệm của Trung Quốc cho ra những kết quả mâu thuẫn nhau.

Ngày 21.4.2020 Chính quyền tiểu bang Rajasthan của Ấn Độ thông báo sẽ không sử dụng bộ kit xét nghiệm nhanh do Trung Quốc sản xuất, vì độ chính xác của thiết bị này trong việc xét nghiệm các ca Covid-19 chỉ đạt 5.4%, trong khi tỷ lệ chính xác được kỳ vọng là 90%. Các bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc tại bang Tây Bengal, Ấn Độ cũng bị thu hồi sau khi các thiết bị này cho ra những kết quả chưa rõ ràng.

Ngoài Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh cũng tính đến việc đòi lại tiền sau khi đặt mua số lượng lớn bộ kit xét nghiệm của Trung Quốc nhưng không sử dụng được.

Việt Luận tổng hợp

Related posts