- Theo VOA
Từ khi virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, virus viêm phổi Vũ Hán) bùng phát đến nay, Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ĐCSTQ) dùng thủ đoạn đàn áp để kiểm soát tin tức và tự do ngôn luận, đàn áp “người thổi còi”, trục xuất phóng viên Mỹ và giam giữ nhà báo công dân, các hành vi này đã khiến cho quốc tế lên án ĐCSTQ cố gắng che giấu chân tướng dịch bệnh.
Nhà nghiên cứu nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, Trung Quốc lợi dụng sức mạnh kinh tế của họ, với ý đồ viết lại tin tức trên toàn cầu và cố gắng định nghĩa lại tự do ngôn luận, đây là mối lo lắng lớn nhất của cộng đồng quốc tế.
Ảnh hưởng của việc mất tự do báo chí và tự do ngôn luận lớn đến ngần nào? Việc Trung Quốc đàn áp ngôn luận trong nước, trừng phạt “người thổi còi”, khiến cho virus corona lây lan ra toàn cầu, tác động của nó chính là nhiều người lây nhiễm và phải cách ly, nhiều người vì nhiễm virus mà tử vong, kinh tế toàn cầu, công việc và sinh hoạt đều bị ảnh hưởng rất lớn.
Nhà nghiên cứu Vấn đề Trung Quốc thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Vương Á Thu (Yaqiu Wang) nói: “Hiện nay toàn thế giới đều biết, việc này mở rộng thành khủng hoảng toàn cầu và có liên quan đến việc Chính phủ Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận ngay từ ban đầu khi dịch bệnh bùng phát. Hiện tại bác sĩ Lý Văn Lượng là cái tên mà toàn thế giới đều biết đến, bởi vì ông là một bác sĩ, ông chỉ nhắn một vài thông tin trên nhóm WeChat của ông rồi sau đó bị chính quyền trừng phạt, cho nên mọi người đều biết việc này (dịch bệnh lây lan toàn cầu) trở thành khủng hoảng toàn cầu đều có quan hệ đến việc Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận.”
Ông Cédric Alviani – Giám đốc Văn phòng Đông Á của Tổ chức Phóng viên Không biên giới, nói rằng dịch bệnh lần này cho thấy Trung Quốc đàn áp tự do báo chí và tự do ngôn luận, đã không đơn giản là vấn đề trong nước Trung Quốc.
Ông Cédric Alviani nói:
“Sau khi dịch bệnh lần này phổ biến khắp nơi, không ai trên thế giới có thể nói sự kiểm duyệt tin tức và ngôn luận của Trung Quốc chỉ ảnh hưởng đến người Trung Quốc, vấn đề kiểm duyệt báo chí và ngôn luận ở bất cứ quốc gia độc tài nào, thậm chí sự kiểm duyệt trong bất cứ thể chế dân chủ nào trên thế giới đều sẽ trở thành vấn đề toàn cầu, trở thành vấn đề mà cộng đồng quốc tế cần phải cùng nhau xử lý.”
Theo chỉ số Tự do Báo chí toàn cầu năm 2020 được Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố hồi tháng Tư vừa qua, Trung Quốc xếp thứ 177 trong số 180 quốc gia, nằm ở cuối bảng xếp hạng. Cùng với đó, ít nhất 3 phóng viên công dân độc lập đã mất liên lạc với bên ngoài khi đưa tin về tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán, trong đó bao gồm cả Lý Trạch Hoa (Li Zehua) bị cảnh sát bắt hồi tháng Hai năm nay. Sau gần 2 tháng mất tích, đến giữa tháng Tư anh mới xuất hiện trên trang mạng cá nhân.
Nhà quan sát nhân quyền Vương Á Thu nói: “Muốn đưa tin về tình hình chân thực và độc lập, bạn chỉ có cách là làm phóng viên công dân và tự đi đến nơi cần đưa tin, không có liên hệ với bất cứ cơ quan nào, không ai cho bạn thu nhập, đây là một hiện tượng rất đáng tiếc, hiện tượng này sinh ra là do Trung Quốc không có tự do báo chí; tình hình mà phóng viên công dân nói trong mấy năm nay càng ngày càng ít, ví dụ như lên mạng nói thì họ chính là blogger, đây cũng là điều mà tôi cảm thấy cũng có thể được gọi là phóng viên công dân, những người như thế này ngày càng ít. Bởi vì họ bị đàn áp rất ghê gớm, dù bạn nói công bố thông tin trên mạng mà không nhận được được bất cứ thù lao gì, nhưng vẫn có khả năng bị ngồi tù. Trong lần dịch bệnh này, có ít nhất 3 phóng viên công dân đã đến Vũ Hán, sau đó họ bị bắt giữ, bị cái gọi là cách ly, Lý Trạch Hoa xuất hiện trở lại, còn hai người khác là Trần Thu Thực (Chen Qiushi) và Phương Bân (Fang Bin) hiện đã mất tích gần 2 tháng.”
Trong lúc dịch bệnh lây lan, phóng viên truyền thông dòng chính tại Mỹ cũng khó tránh khỏi bị Chính phủ Trung Quốc chèn ép, một số phóng viên bị trục xuất khỏi Trung Quốc, việc này khiến cho tình hình tự do báo chí tồi tệ thêm. Phóng viên VOA Diệp Binh trú tại Bắc Kinh đã kể về kinh nghiệm phỏng vấn đưa tin tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Diệp Binh nói: “Công tác vài năm qua tại Trung Quốc, nhìn thấy không gian tự do báo chí liên tục bị thu hẹp, phóng viên nước ngoài và trợ lý tin tức ở một số nơi bị theo dõi, sách nhiễu, giam giữ, bị đối đãi thô bạo, thậm chí bị đánh, thiết bị lấy tin bị người khác làm hư hại, nội dung ghi được thì bị xóa; trong nhiều lần phỏng vấn lấy tin thực địa chúng tôi đích thân thể nghiệm được, Vũ Hán bùng phát dịch đến nay, ở Bắc Kinh vốn có thể tự do ra vào các tiểu khu và phố cổ, hiện nay đều thiết lập các chốt kiểm tra khắp nơi, mức độ khó khăn và rủi ro bị quấy nhiễu khi đưa tin tăng thêm. Gần đây, một số trợ lý tin tức của phóng viên VOA bị chính quyền Trung Quốc sa thải, thẻ phóng viên của chúng tôi có thời hạn 1 năm nhưng đã bị rút ngắn còn 6 tháng, gần đây lại bị giảm xuống còn 3 tháng; dù áp lực tăng gấp bội, nhiều phóng viên nước ngoài vẫn kiên trì đưa tin khách quan, dùng các góc độ khác nhau để phản ánh sự thực và hiện thực tại Trung Quốc, hy vọng có thể khởi được tác dụng”
Vương Á Thu nói: “Do Trung Quốc không có truyền thông độc lập, họ (chính quyền) đàn áp rất ghê gớm đối với truyền thông cá nhân trong mấy năm qua, cho nên điểm duy nhất có thể nói một cách tự do chính là nói trên truyền thông bên ngoài Trung Quốc, một nguyên nhân là vì họ là người làm truyền thông chuyên nghiệp, chính là có sự bảo hộ của cơ quan hay tổ chức, một nguyên nhân nữa là họ là người nước ngoài, tức là nếu Chính phủ Trung Quốc muốn trừng phạt và bắt giữ người nước ngoài thì vẫn có chút cân nhắc, ít nhất cần phải cân nhắc nhiều hơn so với việc bắt những người ở trong nước. Cho nên, truyền thông nước ngoài trong mấy năm qua đã khởi tác dụng ngày càng lớn trong việc đưa tin tức về tình huống chân thực tại Trung Quốc, nhất là những phóng viên bị trục xuất là của những tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Wall Street Journal, những tờ báo này họ có rất nhiều tài nguyên để thực hiện các báo cáo đưa tin chuyên sâu, cho nên tôi cảm thấy đối với việc chúng ta có được thông tin về Trung Quốc, thông tin chính xác là một cú đánh rất lớn đối với chính quyền Trung Quốc.”
Nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc cố gắng dùng thực lực kinh tế của mình để can thiệp vào tự do báo chí và tự do ngôn luận của các nước khác, đây là chỗ nguy hiểm hơn rất nhiều so với các quốc gia chuyên chế khác.
Ông Cédric Alviani nói: “Do trên thế giới rất nhiều truyền thông vẫn chưa hoàn toàn quá độ lên hình thức báo điện tử trên mạng, họ đối mặt với khó khăn về kinh doanh, do đó sự đầu tư từ Trung Quốc vẫn luôn là điều mà họ cân nhắc chấp nhận, nhưng mục đích cuối cùng của chính quyền Trung Quốc không chỉ là nắm giữ tất cả tự thuật liên quan đến Trung Quốc, mà còn muốn viết lại mới định nghĩa về báo chí.”
Bà Vương Á Thu nói: “Nói về một ví dụ gần đây, Liên minh châu Âu (EU) muốn ra một báo cáo liên quan đến tin tức giả của Trung Quốc, sau đó Trung Quốc đã dùng một thủ đoạn rất cũ, tức là anh muốn phê bình tôi, tôi không cho anh mua đồ tại Trung Quốc nữa, và thế là họ áp chế được báo cáo này của EU, về sau EU đã sửa đổi báo cáo này. Cho nên thử nghĩ xem, EU là một nền kinh tế khổng lồ thế này, một tập thể dân chủ tự do, mà ĐCSTQ còn có thể ảnh hưởng như vậy, huống hồ quốc gia nhỏ như Đông Nam Á, Nam Mỹ.”
Ông Josep Borrell – chủ quản chính sách ngoại giao của EU đã phủ nhận người viết báo cáo vì khuất phục trước áp lực của Trung Quốc mà làm mờ nhạt báo cáo này. “Chúng tôi không cúi đầu trước bất cứ ai”, ông Josep Borrell nói trong cuộc điều trần tại Nghị viện châu Âu hôm 30/4. Tuy nhiên, một số thành viên của Nghị viện châu Âu không chấp nhận cách giải thích của ông.
Nhân sĩ nhân quyền chỉ ra, nếu lần dịch bệnh này khiến cho thế giới nhận ra được một số bài học kinh nghiệm, một trong số đó có lẽ là sự hy sinh tự do báo chí và tự do ngôn luận, có thể sẽ phải trả giá bằng sinh mạng, đời sống và kinh tế của toàn cầu.
Bà Vương Á Thu nói: “Bởi vì từ do báo chí là một giá trị, tôi cho rằng sự việc này của Liên minh châu Âu chính là vì họ không kiên trì giữ vững giá trị của bản thân, chính là giá trị khi mà tôi có tự do ngôn luận, tôi cần nói lời thật, nhưng họ không kiên trì giá trị này là vì Trung Quốc dùng thị trường để đe dọa. Vì thế tôi cho rằng điều đơn giản nhất chính là người ta cần bắt đầu kiên trì giá trị của bản thân, tức là có một số thứ không thể thỏa hiệp, có thể cần có một vài hy sinh, và đây là thứ mà bạn tin tưởng và ngưỡng mộ, nên bạn cần phải kiên trì.”
Theo VOA