- Tuyết Mai
Đại dịch thế kỷ viêm phổi Vũ Hán đã gây ra thảm họa lớn cho người dân Trung Quốc và thế giới, khiến làn sóng lên tiếng yêu cầu truy cứu trách nhiệm bên trong và ngoài Đại Lục ngày càng mạnh mẽ. Mới đây (5/10) quan trường nơi khởi nguồn dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc xuất hiện thông tin, giới chức tỉnh này có tuyên bố rằng đã xử lý hơn 3.000 cán bộ vì tắc trách liên quan đến dịch bệnh, bao gồm hơn hơn 100 quan chức cấp quận/huyện và hơn 10 quan chức cấp văn phòng cao hơn.
Ngày 5/5, số mới nhất của tạp chí “Kiểm tra Giám sát Kỷ luật Trung Quốc” đã công bố bài viết của ông Diệp Chí Cường (Ye Zhiqiang) thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Hồ Bắc, bài viết cho biết từ khi bùng phát dịch bệnh cho đến giữa tháng Tư vừa qua đã xử lý kỷ luật hơn 3.000 cán bộ đảng viên vì thiếu trách nhiệm trong ứng phó dịch bệnh, trong đó có hơn 100 người cấp quận/huyện và hơn 10 người cấp văn phòng cao hơn. Bài viết mô tả về quy mô và mức độ truy cứu trách nhiệm chưa từng có xưa nay, tự hào về “truy cứu trách nhiệm mạnh mẽ đã mang lại hiệu quả phòng chống dịch bệnh”.
Trước thông tin trên, giới quan sát có phân tích cho rằng việc tỉnh Hồ Bắc thông báo đã trừng phạt hơn 3.000 quan chức đảng viên làm việc tắc trách, không loại trừ để xoa dịu làn sóng phẫn nộ của công chúng và sự truy cứu trách nhiệm của quốc tế. Vì thực tế không thể phủ nhận là khi bắt đầu bùng phát dịch bệnh, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che giấu tình hình, đã bắt giữ 8 bác sĩ tuyến đầu ở Vũ Hán tự ý thông báo sự thật dịch bệnh, thay vào đó họ tùy tiện cho rằng dịch bệnh là có thể phòng ngừa và kiểm soát được, không có lan truyền qua người, chính điều này đã làm dịch bệnh lan khắp thế giới.
Ngoài ra, những ý kiến cũng chỉ ra vấn đề đến nay dường như chính quyền ĐCSTQ vẫn chưa có giải thích lý do tại sao vào ngày 1/1 năm nay CCTV (Truyền hình Trung ương ĐCSTQ) liên tục rêu rao thông tin 8 bác sĩ ở Vũ Hán lan truyền tin đồn về dịch bệnh và bị trừng phạt; chính quyền cũng xóa hàng ngàn bài viết và bình luận về dịch bệnh trên mạng internet; cơ quan chức năng ĐCSTQ cũng chưa từng giải thích lý do tại sao trong thời điểm dịch bệnh phát triển nhanh chóng tại Vũ Hán nhưng suốt hai tuần không thấy có thay đổi gì về số ca nhiễm virus được xác nhận trong công bố công luận của họ.
VOA Mỹ dẫn lời James Krasnka, giáo sư luật quốc tế tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định, vấn đề truy cứu trách nhiệm với ĐCSTQ không phải vì virus bùng phát ở Trung Quốc, mà vì Chính phủ ĐCSTQ đã vi phạm “Các quy định y tế quốc tế” (IHR), đã không thực hiện nghĩa vụ pháp lý liên quan. Giáo sư Kraska nhấn mạnh: “Bàn tay họ (ĐCSTQ) đã nhuộm máu.”
Có thể thấy, gần đây làn sóng truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường từ quốc tế ngày càng gia tăng. Mỹ cùng lãnh đạo nhiều nước phương Tây đã kêu gọi tổ chức điều tra độc lập về sự xuất hiện, phát triển và lây lan của dịch bệnh ở Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu cũng công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với việc điều tra nguồn gốc của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trước trách nhiệm quốc tế, hôm 27/4 phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cho biết: “Đi tìm nguồn gốc virus vốn là vấn đề khoa học, mục đích để phòng chống không cho dịch bệnh tái phát, không phải để đi chỉ trích, buộc tội người khác, càng không phải để truy cứu trách nhiệm và đòi bồi thường.”
Trong nỗ lực né tránh trách nhiệm và phủ nhận việc che giấu dịch bệnh của giới chức ĐCSTQ, ngày 28/4 Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc tiết lộ rằng “Trung Quốc không chia sẻ bất kỳ mẫu virus hay lâm sàng nào”.
Tuyết Mai