Kế hoạch ‘Trại súc vật’ của Bắc Kinh liệu có hiệu quả?

Hương Thảo

Ảnh chụp màn hình video: youtu.be/ojuxpyJLKG0.

Stephen Vines đã đăng một bài bình luận trên trang Hong Kong Free Press ngày 22/5 với tựa đề “Bắc Kinh lên kế hoạch “Trại súc vật” để xiềng xích Hồng Kông, nhưng liệu nó có thể giết chết một lý tưởng?”. Sau đây là toàn văn bài viết.

Bắc Kinh đã không dùng xe tăng để đè bẹp các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Thay vào đó, nó huy động những gã cảnh sát tay sai của nó (và một vài nữ cảnh sát) ở thành phố để dập tắt những cuộc phản kháng của người dân Hồng Kông bằng thủ đoạn hành-hạ-từng-bước-từng-bước-một. Tất cả, cùng với việc vũ khí hóa luật pháp, đe dọa biến cuộc biểu tình thành bất hợp pháp, và mang những viễn cảnh của “tội phạm tư tưởng” – như tiểu thuyết “Trại súc vật” của nhà văn Orwellian- tới cho Đặc khu hành chính Hồng Kông.

Những kẻ cộng tác với kẻ thù phản bội Hồng Kông, cổ vũ cho cái chết của “Một quốc gia Hai chế độ” sẽ phải sống trong tai tiếng. Khi Hồng Kông được giải thoát khỏi xiềng xích, và chắc chắn sẽ như vậy, chúng sẽ đi vào lịch sử với tư cách là Uông Tinh Vệ của thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Giống như Uông, kẻ đứng đầu chính phủ bù nhìn khi Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, đã bị chửi rủa vì sự phản bội của hắn.

Bộ mặt cứng đanh, vô cảm của ĐCSTQ giờ đây đã được lột ra mà không có nỗ lực ngụy trang nhỏ nhất. Ý tưởng về người dân Hồng Kông tự cai trị Hồng Kông đã bị chúng gạt phăng đi khi kẻ phản bội đầu sỏ Carrie Lam đứng đó nháy mắt và vỗ tay.

Mức độ tự chủ cao đã được chúng liên tục hứa hẹn cũng bị gạt sang một bên, khi mà có quá nhiều rác rưởi bám trên tay áo của giới quan lại Bắc Kinh. ĐCSTQ biết rằng dùng hành động này để đè bẹp Hồng Kông là không hề miễn phí, nhưng từ trước đến nay, chúng tin rằng không có cái giá nào quá cao để trả cho quyền kiểm soát và thực thi sự phục tùng.

Trước khi những kẻ phản bội Hồng Kông “bỏ phiếu” cho luật an ninh quốc gia mới tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc [thuộc Lưỡng Hội của Trung Quốc], chúng còn dám tuyên bố rằng mặc dù chắc chắn sẽ có những cuộc biểu tình và lên án quốc tế rộng rãi, nhưng chúng thà chịu “nỗi đau ngắn hạn” để gông chặt và dập tắt ngọn lửa tự do.

Chúng nói với nhau: ‘Hãy nhìn những gì đã xảy ra sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Chắc chắn, Trung Quốc đã bị đóng băng ngoại giao sâu sắc, nền kinh tế đã bị phá vỡ và, vâng, có đổ máu, nhưng chúng ta đã được hoàn lại’. Chúng nhận định rằng, ‘ký ức của những người nước ngoài rất ngắn, máu có thể bị cuốn trôi và cỗ máy hùng mạnh làm bốc lửa nền kinh tế sẽ được kích hoạt để tạo ra kết quả thậm chí còn ngoạn mục hơn’.

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi kể từ năm 1989. Trung Quốc đã tự đẩy nó đi quá xa khỏi chương trình nghị sự quốc tế, thu hút sự sợ hãi và cả sự ngưỡng mộ theo những cách không bình đẳng. Nỗi sợ hãi bây giờ đã chiến thắng sự ngưỡng mộ khi các quốc gia trên toàn thế giới đánh giá lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc và bắt đầu coi nó là một kẻ thù thay vì là một người bạn.

Hàm ý của việc này không chỉ đơn thuần là chính trị, nó cũng sẽ đánh mạnh vào một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu.

Công bằng mà nói, rằng ngay cả các đối thủ gay gắt nhất của Trung Quốc sẽ không mạo hiểm lợi ích của chính họ cho người dân Hồng Kông. Nhưng họ đã sẵn sàng liệt kê thêm cuộc tấn công tự do mới nhất này vào danh sách những lý do tại sao họ cần phải đứng lên chống lại Bắc Kinh.

Trong khi đó, sau ba thập kỷ từ vụ thảm sát Thiên An Môn, nhiều thứ đã thay đổi ở chính Hồng Kông. Thực sự, có thể lập luận rằng phản ứng của người Hồng Kông đối với vụ thảm sát này đã tạo ra một phong trào phản kháng mang tính đại chúng mà, bất chấp đàn áp, vẫn không hề lay chuyển. Trái lại, nó đã phát triển lớn hơn và mạnh hơn.

Sự ủng hộ của công chúng cho phong trào dân chủ đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Sự hỗ trợ đó thậm chí còn ngoan cường hơn trong thế hệ trẻ, tự hào xác định mình là người Hồng Kông và hoàn toàn không bị thuyết phục bởi những tuyên truyền dối trá nói với họ rằng, cách tốt nhất để sống sót là im lặng và chấp nhận số phận của họ.

Được trang bị các quyền lực đáng sợ theo luật an ninh quốc gia mới, chính phủ Hồng Kông sẽ không ngần ngại thực hiện một cuộc đàn áp bất đồng chính kiến. Nó sẽ trở nên tàn bạo và có thể biến người dân thành những con bò đến một mức độ mà họ không dám mạo hiểm để thách thức chính phủ.

Nhưng, liệu đối với Hồng Kông, đây có phải là sự kết thúc không?

Nói về nhà lãnh đạo dân quyền vĩ đại của Mỹ Medgar Evers, Tổng thống đã bị ám sát của Pakistan, ông Benazir Bhutto nói: “Chúng có thể bỏ tù một người đàn ông, nhưng không thể bỏ tù một lý tưởng. Chúng có thể đày đọa một người đàn ông, nhưng không thể đày đọa một lý tưởng. Chúng có thể giết một người đàn ông, nhưng không thể giết chết một lý tưởng”.

Ai thực sự tin rằng lý tưởng tự do có thể bị dập tắt ở Hồng Kông? Câu trả lời chỉ là có những kẻ không quan tâm đến mảnh đất này và không quan tâm đến người dân của nó.

Những kẻ bảo vệ chế độ chuyên chế thực sự tin rằng chế độ độc tài là bất khả xâm phạm và sẽ sống mãi mãi. Nhưng lịch sử đã kể một câu chuyện khác, đó là chúng thực ra cực kỳ yếu kém và không thể tồn tại lâu dài.

Chế độ độc tài Trung Quốc đã tồn tại lâu hơn hầu hết, thậm chí vượt quá cả người anh cố vấn của nó, Liên Xô cũ.

Tại Hồng Kông nhỏ bé, ĐCSTQ đã có một cơ hội duy nhất để cho thế giới thấy liệu nó có đủ lớn và đủ mạnh để dung chứa một hòn đảo tự do trong biên giới thuộc chủ quyền của nó. Nhưng nó đã hoảng sợ trước thử thách này, và cuối cùng đã bộc lộ sự yếu kém của nó bằng cách quay lại với kịch bản kiểm soát bằng vũ lực duy nhất mà nó biết.

Theo hongkongfp.com,
Hương Thảo dịch và biên tập

Related posts